/tmp/leicp.jpg
Nội dung bài viết
Đọc đoạn trích
Thế nào là anh hùng? Theo tôi, anh hùng là người can đảm cống hiến trong mọi hoàn cảnh dù là khó khăn nhất; là một cá nhân hành động không vị kỉ và luôn đòi hỏi bản thân mình phải tốt hơn so với mức kì vọng của mọi người, là người xem thường nghịch cảnh để kiên quyết thực hiện điều mình tin tưởng mà không hề sợ hãi. Anh hùng là người muốn cống hiến, sẵn sàng trở thành hình mẫu và sống thật với niềm tin xác quyết của mình. Anh hùng luôn xây dựng chiến lược để đảm bảo đạt được kết quả và theo đuổi đến khi thành quả mong muốn trở thành hiện thực; họ sẵn sàng thay đổi phương pháp nếu cần thiết và hiểu tầm quan trọng của những hành động nhỏ. Anh hùng không phải là mẫu người “hoàn hảo” vì chẳng có ai hoàn hảo. Chúng ta đều mắc sai lầm, nhưng điều đó không phủ nhận những cống hiến của chúng ta trong đời.
(Trích Đánh thức con người phi thường trong bạn – Anthony Robbins, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr. 397 – 398)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả cho rằng anh hùng là người có thái độ như thế nào trước khó khăn, nghịch cảnh?
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về câu: Anh hùng không phải là mẫu người “hoàn hảo” vì chẳng có ai hoàn hảo?
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: Chúng ta đều mắc sai lầm nhưng điều đó không phủ nhận những cống hiến của chúng ta trong đời? Vì sao?
Câu 1. Phương thức biểu đạt: Nghị luận
Câu 2.
Anh hùng là người có thái độ ntn trước khó khăn nghịch cảnh:
– Theo tác giả, anh hùng là người can đảm cống hiến, không kì vị và luôn đòi hỏi bản thân phải tốt hơn so với mức kì vọng của mọi người trọng mọi hoàn cảnh, dù là hoàn cảnh khó khăn nhất
– Xem thường nghịch cảnh để kiên quyết chiến đấu không sợ hãi
– Luôn muốn cống hiến, sẵn sàng trở thành hình mẫu và luôn sống thật với niềm tin xác quyết của mình
Câu 3. Anh hùng không phải là mẫu người “hoàn hảo” vì chẳng có ai hoàn hảo.
Câu này có thể hiểu như sau:
Trong cuộc sống, mỗi con người đều suy nghĩ và góc nhìn là khác nhau, không ai giống ai cả, nên đôi khi trong mắt họ, những điều mà “anh hùng” chiến đấu và thực hiện chưa chắc đã là điều họ mong muốn và chờ đợi. Nên đối với mọi người, anh hùng chưa chắc đã là mẫu người hoàn hảo
Bên cạnh đó, anh hùng suy cho cùng cũng chỉ là con người, mà con người thì không có ai hoàn hảo trong mắt tất cả mọi người, họ chỉ có thể là phiên bản hoàn hảo nhất của bản thân họ mà thôi.
Câu 4. Chúng ta đều mắc sai lầm, nhưng điều đó không phủ nhận những cống hiến của chúng ra trong đời
ĐỒNG Ý với quan niệm trên bởi vì:
+ Đã là con người thì ai cũng sẽ có lúc mắc sai lầm, có thể ngay lúc thực hiện việc đó ta không hề biết đó là sai lầm, nhưng khoảnh khắc ta nhìn lại vấn đề đó, ta sẽ tự nhận thấy hành động đó không phù hợp, gọi là sai lầm. Nhưng chỉ cần chúng ta biết để sửa, biết để thay đổi và cố gắng, thì sai lầm đó không thể phủ nhận những cống hiến của chúng ta đã có.
+ Ta có thể cống hiến vô vàn điều tốt đẹp trên cuộc đời, nhưng chúng ta nếu phạm phải 1 sai lầm thì điều đó nếu ảnh hưởng tới cuộc đời của bạn thì quá bất công rồi.
Lưu ý: Câu này hỏi về quan niệm cá nhân nên không có đúng hay sai, các em hoàn toàn có thể viết CÓ hoặc KHÔNG, nhưng phải có những lập luận và lí lẽ cho bản thân.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Phải chăng ta lớn lên để học cách tự yêu lấy bản thân mình khi ta biết ngoài kia người ta sống với nhau không hẳn là không có điều kiện. Yêu lấy bản thân để không ai làm tổn thương nó, yêu lấy bản thân mình để trân trọng những cơ hội, những thử thách…
Phải chăng lớn lên là để biết được cuộc sống đa chiều và không ai có thể là người hoàn hảo. Nếu như có ai làm điều không tốt với ta cũng không nên sân si, oán giận. Lớn rồi phải biết cách tha thứ và cảm thông. Không ai hoàn hảo nên ai cũng có thể mắc sai lầm nhưng quan trọng hơn cả là họ biết sửa chữa những lỗi lầm của mình. Lớn rồi nên trái tim cũng lớn thêm ra, đủ bao dung và ấm áp cho tất cả mọi người.
Phải chăng lớn lên là để biết hoàn thiện bản thân mình hơn, không chỉ về tâm hồn mà còn là về hình dáng bên ngoài nữa. Một nhân viên tốt nếu có thêm ngoại hình ưa nhìn và phong cách chuyên nghiệp thì sẽ phục vụ tốt hơn cho công việc phải không nào?
Phải chăng lớn lên là để biết đôi khi con người ta nên học cách chấp nhận những thất bại, có những cố gắng hết mình nhưng chẳng đi đến đâu hoặc là kết quả không như ý muốn. Đừng buồn vì cuộc sống thử thách quá khắc nghiệt với mình, mọi sự trên đời xảy ra đều có lí do. Khi bản thân đầy đủ những vết tích của cuộc sống, tâm hồn bạn trở nên rắn rỏi và bình yên. Ngoảnh nhìn lại rồi bạn sẽ thấy khó khăn hôm qua nhào nặn nên con người bạn hôm nay: trưởng thành – mạnh mẽ – và bình yên trước bão táp của cuộc đời.
(Anthony Robbins, Đánh thức con người phi thường trong bạn, NXB Tổng hợp Tp HCM, 201)
Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2: Nêu ngắn gọn nội dung đoạn trích
Câu 3: Xác định 01 biện pháp tu từ nổi bật nhất được sử dụng và chỉ rõ tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong đoạn trích.
Câu 4: Theo tác giả, tại sao ta cần phải “học cách tự yêu lấy bản thân mình”?
Câu 5: Bài học cuộc sống nào trong đoạn trích có ý nghĩa sâu sắc nhất đối với anh/chị? Vì sao?
Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt là: nghị luận
Câu 2: Nội dung đoạn trích là:
– Chia sẻ những cảm nhận, suy nghĩ của người viết về việc khi ta lớn lên.
– Khích lệ thái độ sống tích cực: Chủ động, mạnh mẽ giàu yêu thương.
Câu 3: Biện pháp tu từ nổi bật nhất: phép điệp cấu trúc
– Biểu hiện: cấu trúc câu: “phải chăng lớn lên là để…” lặp lại nhiều lần trong đoạn.
– Tác dụng:
+ Có ý nghĩa liệt kê, nhấn mạnh sự trưởng thành trong nhận thức, ý thức của con người khi ta lớn lên
+ Tạo giọng điệu hấp dẫn, mang tính tranh biện và mạch rõ ràng, chắc vững.
Câu 4: Theo tác giả, ta cần học cách yêu lấy bản thân mình là để vững vàng hơn trước những tổn thương cũng như biết cách vượt qua những thử thách, nắm bắt được những cơ hội trong đời.
Câu 5: Bài học cuộc sống mà có ý nghĩa nhất đối với em đó chính là “Khi bản thân đầy đủ những vết tích của cuộc sống, tâm hồn bạn trở nên rắn rỏi và bình yên”. Trong cuộc sống khi những khó khăn, thử thách đã tôi luyện và rèn giũa con người trở nên rắn rỏi thì mỗi người sẽ có sức mạnh và đủ năng lực để đối chọi với những khó khăn sau này. Đó là lúc mà ta trưởng thành, vững bước trước mọi giông tố của cuộc đời. Chính vì vậy, ta cần cho bản thân cơ hội được trải nghiệm thất bại và học hỏi sau những vấp ngã đó để rồi thành công và trưởng thành.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới
Phải chăng ta lớn lên để học cách tự yêu lấy bản thân mình khi ta biết ngoài kia người ta sống với nhau không hẳn là không có điều kiện. Yêu lấy bản thân để không ai làm tổn thương nó, yêu lấy bản thân mình để trân trọng những cơ hội, những thử thách… Phải chăng lớn lên là để biết được cuộc sống đa chiều và không ai có thể là người hoàn hảo (…) Lớn rồi phải biết cách tha thứ và cảm thông. Không ai hoàn hảo nên ai cũng có thể mắc sai lầm nhưng quan trọng hơn cả là họ biết sửa chữa những lỗi lầm của mình. Lớn rồi nên trái tim cũng lớn thêm ra, đủ bao dung và ấm áp cho tất cả mọi người.
Phải chăng lớn lên là để biết hoàn thiện bản thân mình hơn, không chỉ về tâm hồn mà còn là về hình dáng bên ngoài nữa. Một nhân viên tốt nếu có thêm ngoại hình ưa nhìn và phong cách chuyên nghiệp thì sẽ phục vụ tốt hơn cho công việc phải không nào?
Phải chăng lớn lên là để biết đôi khi con người ta nên học cách chấp nhận những thất bại, có những cố gắng hết mình nhưng chẳng đi đến đâu hoặc là kết quả không như ý muốn. Đừng buồn vì cuộc sống thử thách quá khắc nghiệt với mình, mọi sự trên đời xảy ra đều có lí do. Khi bản thân đầy đủ những vết tích của cuộc sống, tâm hồn bạn trở nên rắn rỏi và bình yên. Ngoảnh nhìn lại rồi bạn sẽ thấy khó khăn hôm qua nhào nặn nên con người bạn hôm nay: trưởng thành – mạnh mẽ – và bình yên trước bão táp của cuộc đời.
(Anthony Robbins, Đánh thức con người phi thường trong bạn, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2015)
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2. Xác định và chỉ rõ tác dụng của phép tu từ cú pháp nổi bật nhất được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 3. Theo tác giả, tại sao ta cần phải “học cách tự yêu lấy bản thân mình”?
Câu 4. Bài học cuộc sống nào trong đoạn trích có ý nghĩa sâu sắc nhất đối với anh/chị? Vì sao?
Câu 1. Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật
Câu 2.
– Xác định và chỉ rõ tác dụng của phép tu từ cú pháp: phép lặp (Phải chăng ta lớn lên); phép điệp cấu trúc.
– Biểu hiện: Cấu trúc câu “phải chăng lớn lên là để…” lặp lại nhiều lần trong đoạn. Tác dụng: nhấn mạnh sự trưởng thành trong nhận thức, ý thức của con người khi ta lớn lên. Tạo giọng điệu hấp dẫn, mang tính tranh biện và mạch văn rõ ràng
Câu 3. Theo tác giả, tại sao ta cần phải “học cách tự yêu lấy bản thân mình”?
Vì: Ngoài kia người ta sống với nhau không hẳn là không có điều kiện. Để không ai làm tổn thương mình. Để biết trân trọng những cơ hội và thử thách.
Câu 4. Bài học cuộc sống nào trong đoạn trích có ý nghĩa sâu sắc nhất:
HS trình bày bài học và lí giải ngắn gọn, hợp lí.