/tmp/hguna.jpg Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ - Giáo dục trung học Đồng Nai

Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ


Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Vợ chồng A Phủ Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Vợ chồng A Phủ này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 12 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 12.

Câu hỏi: Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ

Trả lời:

Con dâu gạt nợ: con dâu + con nợ → con nợ chung thân.

*Thể xác:

– Công việc, làm việc cả ngày lẫn đêm, khổ hơn trâu ngựa (so sánh).

– Thái độ: cúi mặt, nghĩ ngợi, nhớ đi nhớ lại những công việc như nhau, suốt năm suốt đời cũng thế → làm theo quán tính, thói quen bào mòn ý thức của Mị, biến Mị trở thành cái xác không hồn.

– Mị bị đánh đập hành hạ.

*Tinh thần: Mị là nạn nhân của chế độ:

– Cường quyền: cha con thống lí Pá Tra bắt Mị về làm con dâu gạt nợ, không cần biết đến khát khao của Mị.

– Nam quyền: chưa bao giờ được hưởng hạnh phúc lứa đôi, chỉ là vật sử dụng.

Xem thêm:  Phân tích đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán năm 2021

– Thần quyền: tục lệ cúng trình ma làm Mị không dám trốn.

*Cuộc sống:

– Không gian: Căn buồng Mị là một ẩn dụ độc đáo, gây ám ảnh ngột ngạt, bức bối về nhà tù rùng rợn, địa ngục chốn trần gian – giam hãm tâm hồn và cuộc đời của Mị.

– Thời gian: không biết mùa nào đã về, con chim nào bay qua cửa sổ, không phân biệt được thời gian giữa sáng và chiều.

→ Không có ý niệm về không gian và thời gian, nghĩa là Mị không có ý niệm về sự tồn tại của mình nữa.

– Mối quan hệ: không người tri âm tri kỉ, chỉ ra vào lặng lẽ trong những đêm dài và buồn, làm bạn với ngọn lửa.

*Thái độ của Mị:

– Ban đầu: phản kháng quyết liệt, định ăn lá ngón tự tử.

– Sau đó: bố chết, món nợ và lòng hiếu thảo không ràng buộc nhưng Mị không nghĩ đến cái chết vì Mị quen khổ rồi → sự áp bức quá lâu đã làm tê liệt tinh thần phản kháng.

⇒Những đau khổ và cực nhọc đã cướp đi tuổi thanh xuân của Mị và biến Mị thành con người nhẫn nhục – tiêu biểu cho số phận người phụ nữ nghèo dưới ách thống trị của phong kiến miền núi.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu