Bài 19 phần 3. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn | Myphamthucuc.vn

Bài 19 phần 3. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

III. KHỞI NGHĨA LAM SƠN TOÀN THẮNG (CUỐI NĂM 1426 – CUỐI NĂM 1427)

1. Trận Tốt Động – Chúc Động (cuối năm 1426)

– Tháng 10 – 1426, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn.

– Kết quả: 5 vạn tên giặc bị tử thương, bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm thành Đông Quan và giải phóng thêm nhiều châu, huyện.

2. Trận Chi Lăng – Xương Giang (tháng 10-1427)

Đầu tháng 10 – 1427, 15 vạn viện binh được chia thành hai đạo từ Trung Quốc kéo sang.

+ Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy từ Quảng Tây kéo vào Lạng Sơn.

+ Đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy từ Vân Nam kéo vào theo hướng Hà Giang.

Lý thuyết Sử 7: Bài 19 phần 3. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - Toploigiai

Nghe tin cả hai đạo viện binh bị tiêu diệt, Vương Thông ở Đông Quan khiếp đảm vội xin hoà và chấp nhận mở hội thề Đông Quan (10 – 12 – 1427) để được an toàn rút quân về nước. Lê Lợi chấp nhận lời xin hoà của Vương Thông, cuộc khởi nghĩa chống quân Minh kết thúc thắng lợi.

– Ngày 3 – 1 – 1428, toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta. Đất nước sạch bóng quân thù.

Xem thêm:  Mẹ và quả đọc hiểu hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn

3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử

*Nguyên nhân thắng lợi:

– Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.

– Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.

– Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

*Ý nghĩa lịch sử

– Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

– Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc – thời Lê sơ.

Xem tiếp: Lý thuyết sử 7 Bài 20 phần 1. Nước Đại Việt thời Lê Sơ

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập