/tmp/jwccn.jpg Cảm nhận về khổ 2, 3 bài Nhớ rừng (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn - Giáo dục trung học Đồng Nai

Cảm nhận về khổ 2, 3 bài Nhớ rừng (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn

Bạn đang gặp khó khi làm bài văn Cảm nhận về khổ 2, 3 bài Nhớ rừng? Đừng lo! Hãy tham khảo những bài văn mẫu đã được tuyển chọn và biên soạn với nội dung ngắn gọn, chi tiết, hay nhất của Top lời giải dưới đây để nắm được cách làm cũng như bổ sung thêm vốn từ ngữ nhé. Chúc các bạn có một tài liệu bổ ích!

Dàn ý Cảm nhận về khổ 2, 3 bài Nhớ rừng

1. Mở bài: GIới thiệu tác giả Thế Lữ và bài thơ Nhớ rừng. Giới thiệu khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba của bài

2. Thân bài:

– Khổ hai: nỗi nhớ về rừng đại ngàn.

– Khổ ba: bức tranh tứ bình cùng muôn vàn xúc cảm trong chúa sơn lâm

3. Kết bài:

Cảm nghĩ của bản thân.

Cảm nhận về khổ 2, 3 bài Nhớ rừng – Bài mẫu 1

      Văn học hiện đại Việt Nam gắn liền với sự đổi mới lớn lao của thời kì văn học, nền văn học. Thơ mới chính là bước cách tân của nghệ thuật thơ ca. Nhà thơ Thế Lữ là cây bút tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Sáng tác của ông, đặc biệt là Nhớ rừng với khổ hai, khổ ba, để lại trong mỗi chúng ta muôn vàn tâm trạng.

      Nỗi nhớ da diết về rừng đại ngàn của chúa sơn lâm được thể hiện ở trong khổ thơ thứ hai của bài: 

“Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,

Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa.

Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,

Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,

Với khi thét khúc trường ca dữ dội”

      Những kỉ niệm xưa ùa về trong trí nhớ của con hổ vói niềm  thiết tha, đẹp đẽ. Nhà thơ Thế Lữ vô cùng thành công với những hình ảnh liệt kết như bóng cả, câu già, gió, đại ngàn.. Bức tranh rừng núi hiện lên sinh động và gắn với muôn ngàn những khao khát rạo rực trong chúa sơn lâm. Những bóng cả, cây già, những tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, ầm vang cả một khung trời và thế giới ấy rạo rực trong niềm vui sướng. Những khúc trường ấy là trường ca của sự sống, chiến công và hơn cả là không khí đại ngàn.  Giữa bầu không gian rộng lớn ấy, hổ vươn mình kiêu hãnh trong tâm thế, tư thế vị chúa tể: 

“Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,

Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.

Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,

Là khiến cho mọi vật đều im hơi.”

      Quá khứ huy hoàng rực rỡ hiện lên trong tiếng thở dài ai oán, tiếc nuối. Vị chúa tể muôn loài khi xưa với bước đi dõng dạc, hiên ngang làm vạn vật e sợ và kính nể. Những bước chân của hổ cũng là bước chân của tự do, bước chân của quyền lực khám phá cuộc đời. Hình ảnh so sánh đượ dùng trong khổ thơ thật đẹp. Không chỉ có cái gai góc, chú hổ còn dẻo dai. Tấm thân dẻo dai, uyển chuyển vô cùng cùng sống, cùng hòa nhịp trong vũ khúc tự do: 

Xem thêm:  Cảm nhận chất thơ trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa pa (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn

“Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sức”.

      Thiên nhiên với cỏ cây, hoa lá làm hổ thêm đường bệ, đẹp đẽ và uy nghi. Vẻ đẹp ở đây chính là vẻ đẹp của cuộc sống của chúa tể sơn lâm. 

      Bức tranh của điều đẹp tươi, huy hoàng càng được thể hiện rõ nét trong khung cảnh tứ bình nơi núi rừng hoang vu, nguyên sơ với sự đường bệ của hổ:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suôí

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết, mảnh mặt trời gay gắt

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật

Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu

      Bức tranh đêm trăng trong bài hiện lên với cảnh đẹp và thi vị vô cùng: 

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?”

      Không gian tràn đầy màu sắc và ánh sáng. Đặc biệt hơn, vẻ đẹp bức tranh còn được tô điểm với suối. Không gian lung linh huyền ảo vô cùng. Tiếng suối róc rách, tiếng lòng thướt tha xúc cảm trong đêm làm xúc cảm như thêm đong đầy. Con hổ, chúa tể sơn lâm vươn mình trong làn sóng biếc ấy. HÌnh ảnh con hổ đứng bên bờ ngắm nhìn trong trạng thái say mồi, sảng khoái thưởng thức dòng suối mát trong khiến ta liên tưởng đến vị thi sĩ trong đêm. Hổ say mồi và tự ngắm nhìn mình trong làn suối. Thiên nhiên nơi rừng hoang vu với vẻ huyền bí và ngập tràn sức sống với màu vàng tươi của trăng đêm. Từ “say mồi”, chỉ với hai từ thôi, nhưng nhà thơ đã diễn tả vô cùng sống động và chân thực cái đẹp của cảnh đêm và hình ảnh thi sĩ núi rừng.

      Bức tranh thứ hai xuất hiện và bao trùm bài thơ là bức tranh ngày mưa: 

“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới”

      Chúa sơn lâm  không còn say sưa bên dòng suối. Khung cảnh ở đây có sự chuyển mình với “những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn”. Mưa giăng ngập tràn khắp lối khiến vạn vật rung chuyển và bừng lên sức sống. Chúa tể núi rừng hiên ngang, điềm tĩnh trong cái “lặng” mình. Nó cảm thấy bản thân mạnh mẽ và oai hùng trong nơi nó thuộc về. 

      Sự tươi mới, rộn ràng của bức tranh hiện lên đẹp tuyệt trong cảnh bình minh:

“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”

      Bầu trời buổi sớm muôn phần đẹp tươi. Khung cảnh ấy trong trẻo với cây cối xanh tươi. Một từ “gội” được nhà thơ sử dụng vô cùng tinh tế. Sức sống bừng lên trong từng nhánh cây ngọn cỏ ấy là tiếng reo ca rộn rã của bầy chim. Giấc ngủ “tưng bừng” của “ta”- chúa sơm lâm vô cùng rực rỡ. Vẻ đẹp lúc này tươi mới, ngập tràn những vui thú, hạnh phúc với chúa sơm lâm. Mưa rào, nắng ấm đều ngọt nào khi chúa tể muôn loài được sống trong ca vang núi rừng rực rỡ. 

Xem thêm:  [CHUẨN NHẤT] Thí nghiệm điều chế etyl axetat | Myphamthucuc.vn

      Bức tranh về chiều lại gắn liền với những bi tráng rực rỡ. Hoàng hôn gõ cửa và làm mọi thứ đều soi màu trong nắng chiều rực rỡ, dữ dội. Bức tranh mang màu sắc mạnh mẽ vô cùng: 

“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”

      Cảnh tượng hiện lên rực rỡ với “chiều lênh láng máu sau rừng”. Gam màu nóng lúc này  trở thành gam màu chủ đạo của bức tranh. Phải chăng đó là màu của máu đỏ hay là màu của nắng chiều rực rỡ?  Theo một lẽ tự nhiên, khi mặt trời khuất bóng thì vạn vật cũng chìm vào trong những nghỉ ngơi. Có thể muôn loài nghỉ ngơi, nhưng vị chúa tể lại đang chờ đón khoảnh khắc “chết mảnh mặt trời gay gắt” ấy nhằm thực hiện nỗi niềm khao khát lớn: 

“Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu

      “Bí mật” trong lời thơ ấy là bí mật về sự sống, về cuộc đời này. Khát khao to lớn, khung cảnh hùng vĩ, nguy nga song là dĩ vãng hào hùng xót xa. Thế Lữ đã dùng rất nhiều hình ảnh, biện pháp tu từ như điệp ngữ “nào đâu”, “đâu những” cùng hàng loạt các câu hỏi tu từ nhằm diễn tả nỗi niềm tâm trạng: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”. Lời than của con hổ cũng chính là nỗi niềm của nhà thơ nhưng cũng là nỗi lòng dân tộc và nỗi niềm khao khát tự do. 

      Hai khổ thơ thứ hai và thứ ba là dòng hồi tưởng của quá khứ đẹp tươi. Có lẽ, dòng thơ rộn ràng ấy cũng chính là dòng tâm trạng cuộn trào trong thi nhân với bao niềm hoài cảm. Để rồi, quá khứ đẹp tươi len lỏi mình trong thực tại tối tăm để cổ vũ con hổ trong khao khát tự do vô cùng, vô tận.

Cảm nhận về khổ 2, 3 bài Nhớ rừng – Bài mẫu 2

      Nhớ rừng là một bài thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới.Thật sự, chỉ với bài thơ này,Thế Lữ đã có một chỗ đứng vững chắc trong nền thơ đang được nước nhà trào đón.Trong nhớ rừng tác giả đã khéo léo để thể hiện nỗi niềm của người con yêu có lòng nước thầm kín thông qua lời của một con hổ trong vườn bách thú, để thể hiện cuộc sông tầm thường giả dối ràng buộc của người dân đương đại.

      Phải, tầm thường, giả dối, ràng buộc, đó chính là những lời hổ ta nói về cuộc sống của mình. Trong cái cũi sắt chật hẹp ấy, chú nằm dài trông ngày tháng dần qua, khinh những con ngươì nhỏ bé láo toét, dám “dương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm”, phải “chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi” và “cặp báo chuồng bên vô tư lự”.Những con người xấu xa kia, những tửơng chú đã bị khuất phục…nhưng không nếu có dùng từ ngữ ầy thì chỉ có thể nói về thể xác của chú mà thôi đâu thể khuất phục được tâm hồn chú, bắt chú thôi nhớ về rừng, cái nơi giống hùm thiêng chú ngự trị.

Xem thêm:  Phân tích bài Bác ơi | Myphamthucuc.vn

      Chỉ một câu nói (ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ) thì đã lột tả đươc hết những nỗi niềm của hổ. Chú nhớ những gì ư? Chú nhớ thưở tung hoành hống hách, nhớ những lần bước chân lên dõng dạc đường hoàng. Trong con mắt của vị chua tể sơn lâm kia tất cả những gì chú thấy đều chỉ là tầm thường, kẻ bề tôi.

      Chú nhớ cái gì ư? Chú nhớ bộ tứ bình mỗi ngày hưởng lạc tưởng hổ không có tâm hồn thì thật là 1 sai lầm to lớn, mỗi lúc chú hóa thân vào những ngôi vị khác nhau.

      Có lúc vị chúa tể sơn lâm như một thi sĩ với tâm hồn bay bổng đêm đến say mồi đứng uống những giọt sương tan bên bờ suối lãng mạn, đẹp. Có những lúc hổ ta như 1 nhà hiền triết am hiểu thế giới đứng nhìn giang sơn mình đổi mới và thấy mình to lớn lắm. Rồi quay lại thực tại, quả thực 1 vị chúa sơn lâm cũng phải có lúc trự sung sướng đúng không? Vì thế hổ đã tự thưởng cho mình những giấc ngủ được đưa vào bởi tiếng chim ca. Bức tranh cuối cùng nhuốm toàn 1 màu đỏ, màu đỏ của máu, màu đỏ của hoàng hôn ở giữa đó, 1 vị chúa tể sơn lâm đang gầm gừ giương oai thì quả thực còn gì đẹp hơn. Vẻ đẹp của buổi chiều tà, vẻ đẹp của cái giống hùm thiêng, vẻ đẹp của núi rừng, vẻ bi đát của máu hòa quyện vào nhau.

      Thôi, ra khỏi đó thôi, để làm gì khi cứ nhớ mãi về quá khứ hổ ơi, quay lại đi, quay lại cái cuộc sống tù túng của mi đi, bên cạnh mi chỉ là những mô gò thấp kém, len dưới nách là dòng nước len giả suối. Có buồn không? Chán không? Nhưng nào đâu hổ bị khuất phục cung như những con người Việt Nam kiên cường bất khuất, dù 1 lúc phải chịu 2 vòng xiềng xích, cuộc sống mà không thể làm những gì mình mong muốn thì phải làm sao đây. Phải đứng lên đấu tranh chứ. Vì vậy mới có 2 bà Trưng cưỡi voi ra trận, mới có trận thãng oanh liệt ở Chi Lăng.

—/—

Trên đây là các bài văn mẫu Cảm nhận về khổ 2, 3 bài Nhớ rừng do Top lời giải sưu tầm và tổng hợp được, mong rằng với nội dung tham khảo này thì các em sẽ có thể hoàn thiện bài văn của mình tốt nhất!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập

Bài viết hay nhất

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

jun88

Liên hệ telegram @hanievu