Phân tích bài Bác ơi | Myphamthucuc.vn

         Bác ơi là tiếng thơ đầy xúc động nghẹn ngào mà Tố Hữu thành kính dâng lên Bác Hồ, thông qua bài thơ, người đọc như một lần được hiểu thêm về tấm lòng vĩ đại sự hi sinh to lớn của Người dành cho sự nghiệp dân tộc, đồng thời thể hiện tấm lòng trân kính mà Tố Hữu hướng về Bác. Hãy cùng TOPLOIGIAI đắm chìm trong những cảm xúc về Bác qua ngòi bút phân tích bài Bác ơi dưới đây các bạn nhé:

Mở bài Phân tích bài Bác ơi

        Bác ra đi, để lại muôn vàn những đớn đau tiếng nuối cho cả dân tộc, nhưng không chỉ có triệu triệu người con khóc thương Người, mà cả vũ trụ thiên nhiên dường như cũng mang trong nó nỗi sầu vũ trụ khi chứng kiến sự ra đi của Bác:

“Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa

Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…

Chiều nay con chạy về thăm Bác

Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa!”

Thân bài Phân tích bài Bác ơi

        Động từ “tuôn” là một cách dùng từ rất đắt của Tố Hữu, tưởng như một nguồn xúc động đau thương mãnh liệt, nghẹn ngào mà thiên nhiên bày tỏ trước sự ra đi vĩnh hằng của Bác. Bác là vị lãnh tụ dân tộc vĩ đại, nhưng Bác cũng là một thi nhân với tâm hồn yêu say thiên nhiên, thiên nhiên không ít lần bàu bạn cùng Bác trong những đêm thức khuya bàn việc quân, vậy nên dường như đã là tri kỉ, nên cả vũ trụ rộng lớn tưởng chỉ vần vũ xoay vần theo con tạo, nó cũng khóc thương người, tiếc thương người. Bác ra đi, để lại một khoảng trống mênh mông và hoang hoải trong lòng triệu triệu đứa con, nhưng cũng làm hoang lạnh cả thiên nhiên gần gũi, mộc mạc ở căn nhà gỗ nhỏ đơn sơ: ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa.

Xem thêm:  Dàn ý Thuyết minh nhân vật Ngô Tử Văn ngắn gọn lớp 10 (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn

“Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời

Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội

Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười!”

         Tiếng gọi thổn thức của nhà thơ chính là tâm trạng của cả dân tộc khi hay tin Người không còn bên cạnh để dìu dắt cả dân tộc bước lên đỉnh vinh quang, cũng là sự ngậm ngùi chua xót vì chính Bác là người đã cùng nhân dân góp sức đồng lòng phá tan xiềng xích áp bức, là người lãnh tụ vĩ đại chèo lái con thuyền cách mạng để nó cập bến thành công. Ấy vậy mà, nay đại công cáo thành Người lại chẳng kịp ngắm nhìn giang sơn tươi đẹp mà Người đã lao tâm, lao lực, đổ biết bao máu, mồ hôi nước mắt gầy dựng nên: Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời, nhưng chỉ tiếc là Người lại phải vĩnh biệt ra đi, ngày toàn thể dân tộc mở hội, Người lại không thể cùng hòa chung bầu không khí hứng khởi, vui tươi ấy, quả thật ngậm ngùi chua xót làm sao. Các cảm thán từ đã giúp tăng hiệu quả diễn đạt của câu thơ, để nó không chỉ có ý nghĩa biểu cảm trên trang giấy, mà còn tạo nên sự đồng điệu tâm hồn, sự xúc động ngậm ngùi tột cùng trong lòng người đọc.

         Cả cuộc đời Người là cả cuộc đời hy sinh, cả cuộc đời hiến dâng cho sự nghiệp vĩ đại của dân tộc:

Xem thêm:  Phân tích đoạn 2 trong Bình Ngô Đại Cáo | Myphamthucuc.vn

“Bác ơi, tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông, mọi kiếp người”

         Trái tim Bác mênh mông, tưởng như đại dương thẳm sâu bao la, đã chở che, đã nâng đỡ, đã cưu mang và thương cảm, trân trọng tất cả những người dân nghèo khổ, lầm than. Trọn kiếp, tất cả những gì vị lãnh tụ vĩ đại khiến triệu triệu người con ghi lòng tạc dạ, đó là Người chưa một lần đặt cái cá nhân cao hơn lợi ích dân tộc, đặt địa vị cao hơn nỗi thống khổ của dân tộc lầm than. Người đứng cùng dân tộc, Người hy sinh và trao trọn cả những gì lớn lao vĩ đại nhất của tâm hồn mình cho sự nghiệp vĩ đại của cả dân tộc, để làm sao cho niềm mong ước, mong mỏi nhân dân được an lành ấm no, thoát khỏi sự kiềm tỏa của áp bức xiềng xích. Vừa dùng thời gian trường cửu và không gian mênh mông để tưởng nhớ và khắc cốt ghi tâm sự cống hiến và tấm lòng hy sinh cao cả vĩ đại của Người, Tố Hữu đã một lần nữa hình tượng hóa, kì vĩ hóa tầm vóc của Bác.

“Bác sống như trời đất của ta

Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa

Tự do cho mỗi đời nô lệ

Sữa để em thơ, lụa tặng già.

Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà

Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha

Bác nghe từng bước trên tiền tuyến

Lắng mỗi tin mừng, tiếng súng xa”

        Tâm hồn Người, dẫu khi còn tại thế hay khi đã yên giấc ngàn thu, vẫn mang theo mỗi ngọn cỏ, nhanh hoa, nắm đất của dân tộc, đó là sự gắn bó, là sự yêu thương không gì tả xiết của vị lãnh tụ vĩ đại.

Xem thêm:  Sơ đồ tư duy Toán 9 chương 2 Đại số cực dễ hiểu | Myphamthucuc.vn

“Bác vui như ánh buổi minh

Vui mỗi mầm non, trái chín cành

Nâng niu tất cả, chỉ quên mình.”

        Bác sống giản dị, thanh bạch. Tưởng như sự giản dị và  thanh cao trong lối sống của Người đã trở thành biểu tượng mà muôn đời triệu triệu người con khắc ghi mãi không quên:

“Mong manh áo vải, hồn muôn trượng

Hơn tượng đồng phơi những lối mòn

…Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều

Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu?

Ra đi, Bác dặn: “Còn non nước…”

Nghĩa nặng, lòng không dám khóc nhiều

Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn

Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn

Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi

Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn.”

        Bác ra đi để lại muôn ngàn nhớ thương, xúc động và khắc khoải khôn nguôi trong lòng muôn thế hệ người dân đất Việt, nhưng Người vẫn gửi lại tấm lòng yêu nước thương dân sâu nặng của mình, hi vọng cả dân tộc sẽ ngày càng lớn mạnh, thiên thu.

Kết bài Phân tích bài Bác ơi

         Bài thơ chân thật và thấm thía như những dòng tâm sự xúc động thiêng liêng mà Tố Hữu gửi đến Bác, cũng là dịp để qua đó, những người con đất Việt hướng tấm lòng thành kính tới Người, người cha già vĩ đại của dân tộc. Qua đó, ta cũng thấy được phần nào tấm lòng và chất thơ của Tố Hữu, trữ tình đằm thắm mà vẫn sâu sắc lắng đọng.

Các bài viết liên quan:

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập