/tmp/vfcvs.jpg Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 10 ngắn gọn nhất | Myphamthucuc.vn - Giáo dục trung học Đồng Nai

Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 10 ngắn gọn nhất | Myphamthucuc.vn

Để học tốt lịch sử 12, ngoài việc giải các câu hỏi trong sách giáo khoa lịch sử 12, các cần phải hệ thống lại kiến thức từng bài bằng các sơ đồ tư duy lịch sử 12. Top lời giải biên tập sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

A. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 10

1. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 10 ngắn gọn

 Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 10 ngắn gọn nhất (ảnh 2)

2. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 10 chi tiết

 Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 10 ngắn gọn nhất (ảnh 3)

 

B. Tóm tắt lý thuyết lịch sử 12 bài 10

I. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ.

1. Nguồn gốc và đặc điểm

a. Nguồn gốc

– Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

– Nhân loại đang đứng trước những vấn đề to lớn mang tính toàn cầu, như: bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường,… ⇒ đặt ra những yêu cầu mới đối với khoa học – kĩ thuật như tìm ra công cụ sản xuất mới có kĩ thuật cao, nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới…

– Cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX) là tiền đề thúc đẩy cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại.

b. Đặc điểm:

– Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.

– Khoa học trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất: khoa học gắn liền với kĩ thuật, đi trước mở đường cho kĩ thuật phát triển. Đến lượt mình, kĩ thuật lại mở đường cho sản xuất phát triển.

2. Thời gian.

– Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật phát triển quan hai giai đoạn.

+ Từ đầu những năm 40 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

+ Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX – nay – được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ.

II. XU THẾ TOÀN CẦU HÓA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ

1. Thời gian: từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.

2. Bản chất: toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

3. Biểu hiện:

– Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

+ Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thập kỉ 90, giá trị trao đổi thương mại trên phạm vi quốc tế đã tăng 12 lần.

+ Nền kinh tế của các nước trên thế giới có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới tăng.

– Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

+ khoảng 500 công ti xuyên quốc gia lớn kiểm soát tới 25% tổng sản phẩm thế giới và giá trị trao đổi của những công ti này tương đương ¾ giá trị thương mại toàn cầu.

Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 10 ngắn gọn nhất (ảnh 4)

– Sự sát nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn, nhất là các công ti khoa học – kĩ thuật.

– Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

+ Ví dụ: Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Liên minh châu Âu (EU),…

⇒ Toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thưc tế không thể đảo ngược được.

4. Tác động của xu thế toàn cầu hóa

* Tác động tích cực:

– Thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh sự phát triển và xã hội của lực lượng sản xuất.

– Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi phải tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.

* Tác động tiêu cực:

– Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu –nghèo trong từng nước và giữa các nước.

– Làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống con người kém an toàn (từ kém an toàn về kinh tế, tài chính đến kém an toàn về chính trị).

– Tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và xâm phạm nền độc lập tự chủ của các quốc gia v.v..

5. Thời cơ và thách thức của các dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa

Xem thêm:  Lý thuyết GDCD 10: Bài 6. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng | Myphamthucuc.vn

a. Thời cơ:

– Chiếm lĩnh thị trường.

– Có điều kiện tiếp thu các thành tựu khoa học – công nghệ.

– Tranh thủ được nguồn vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm quản lí,…

b. Thách thức:

– Nguy cơ mất độc lập, chủ quyền.

– Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trườn thế giới.

– Vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay nợ.

– Vấn đề bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc,…

C. Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 10

Câu 1:  Vì sao nói khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp:

  1. Kỹ thuật đi trước mở đường cho khoa học

  2. Sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học công nghệ.

  3. Các nhà khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

  4. Mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.Khoa học ngắn liền với kỹ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kỹ thuật,

Câu 2:  Khi dân số bùng nổ, tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, nhân lọai đang cần đến những yếu tố nào?

  1. Những công cụ sản xuất mới, có kĩ thuật cao.

  2. Nguồn năng lượng mới và vật liệu mới.

  3. Tài nguyên thiên nhiên được tái tạo lại.

  4. Câu A và B đều đúng.

Câu 3:  Giai đoạn thứ hai của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai diễn ra trong khoảng thời gian nào?

  1. Từ những năm 70 đến những năm 80 của thể kỉ XX.

  2. Từ những năm 40 đến những năm 80 của thể kỉ XX.

  3. Từ cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1273 đến nay.

  4. Từ những năm 80 đến nay.

Câu 4: Từ năm 1973 đến nay, cuộc cách mạng nào được nâng lên vị trí hàng đầu?

  1. “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp.

  2. “Cách mạng trắng” trong nông nghiệp.

  3. Cách mạng công nghiệp.

  4. Cách mạng công nghệ.

Câu 5:  Giai đoạn thứ nhất của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai diễn ra trong khoảng thời gian nào?

  1. Từ những năm 40 đến những năm 80 của thế kỉ XX.

  2. Từ những năm 30 đến những năm 70 của thế kỉ XX.

  3. Từ những năm 40 đến những năm 70 của thế kỉ XX.

  4. Từ những năm 50 đến những năm 80 của thế kỉ XX.

Câu 6:  Nguồn năng lượng nào được coi là “năng lượng sạch, “chất đốt cao thượng”?

  1. Năng lượng nhiệt hạch.

  2. Năng lượng mặt trời.

  3. Năng lượng thuỷ triều.

  4. Năng lượng nguyên tử.

Câu 7:  Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa:

  1. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

  2. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.

  3. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn khổng lồ.

  4. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, quân sự và khu vực

Câu 8:  Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp bắt nguồn từ nước nào?

  1. Ấn Độ.

  2. Nhật.                                     

  3. Mê-hi-cô.

Câu 9:  Những yếu tố nào đã trở thành nguồn gốc sâu xa dẫn tới cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX và cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay?

  1. Yêu cầu của kĩ thuật và đời sống xã hội.

  2. Yêu cầu của chiến tranh và sự gia tăng dân số.

  3. Yêu cầu của sự văn minh nhân lọai.

  4. Yêu cầu của kĩ thuật và sản xuất.

Câu 10: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai diễn ra theo những phương hướng nào?

  1. Đẩy mạnh các phát minh cơ bản.

  2. Đẩy mạnh tự động hóa công cụ lao động, chế tạo công cụ mới.

  3. Tìm những nguồn năng lượng mới.

  4. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 11:  Ý nghĩa quan trọng nhất của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần 2 là gì?

  1. Tạo ra 1 khối lượng hàng hóa đồ sộ.

  2. Đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ.

  3. Thay đổi 1 cách cơ bản các nhân tố sản xuất.

  4. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng.

Câu 12:  Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra từ những năm 40 đến nay có điểm nào khác nhau cơ bản với cách mạng khoa học – kĩ thuật trước đây?

  1. Nó đã kết hợp chặt chẽ giữa cách mạng khoa học và cách mạng kĩ thuật.

  2. Nó đã đạt được những thành tựu rất cao.

  3. Nó đã có những phát minh, sáng chế mới.

  4. Nó đã đưa loài người bước vào nền văn minh công nghiệp.

Câu 13:  Đặc trưng cơ bản của cách mạng khoa học – kĩ thuật là gì?

  1. Cải tiến việc tổ chức sản xuất.

  2. Cải tiến, hoàn thiện những phương tiện sản xuất (công cụ, máy móc, vật liệu).

  3. Cải tiến việc quản lí sản xuất.

  4. Cải tiến việc phân công lao động.

Câu 14:  Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa họe – kĩ thuật lần thứ hai là nước nào?

  1. Anh 

  2. Nhật

  3. Mĩ                                           

  4. Liên Xô

Câu 15:  Hai yếu tố khoa học và kĩ thuật không tách rời nhau, đó là đặc điểm của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ mấy?

  1. Lần thứ nhất.

  2. Lần thứ hai.

  3. Lần thứ ba.                         

  4. Lần thứ tư.

Xem thêm:  Soạn Công nghệ 10: Bài 56. Thực hành: Xây dựng kế hoạch kinh doanh | Myphamthucuc.vn

Câu 16:  Đặc điểm nào dưới đây không có trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nhất và là đặc trưng của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai?

  1. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

  2. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn.

  3. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn và dựa vào các ngành khoa học cơ bản.

  4. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Câu 17:  Kĩ thuật muốn tiến bộ trước hết phải dựa vào:

  1. Sự phát triển của khoa học cơ bản.

  2. Sự văn minh của nhân loại.

  3. Sự phát triển của văn hóa.

  4. Sự phát minh và cải tiến công cụ sản xuất.

Câu 18:  Sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại dẫn đến một hiện tượng gì?

  1. Sự đầu tư và khoa học cho lãi cao.

  2. Sự bùng nỗ thông tin.

  3. Nhiều người đầu tư vào việc phát minh sáng chế.

  4. Chảy máu chất xám.

Câu 19:  Nguồn gốc sâu xa chung của hai cuộc cách mạng: cách mạng công nghiệp thể kỉ XVIII – XIX và cách mạng khoa học – kĩ thuật thể kỉ XX là gì?

  1. Do sự bùng nổ dân số.

  2. Nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tỉnh thần ngày càng đòi hỏi của cuộc sống con người.

  3. Yêu cầu của việc cải tiến vũ khí, sáng tạo vũ khí mới.

  4. Yêu cầu chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Câu 20:  Ý nghĩa then chốt, quan trọng nhất của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai?

  1. Tạo ra một khối lượng hàng hoá đồ sộ.

  2. Đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ.

  3. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất

  4. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng.

Câu 21:  Nước nào mở đầu kỉ nguyên chỉnh phục vũ trụ?

  1. Mĩ.

  2. Liên Xô.

  3. Nhật                                      

  4. Trung Quốc

Câu 22:  Sự phát triển của ngành khoa học vũ trụ đã có tác động như thế nào đối với thế giới ?

  1. Sự ra đời của một loại hình du lịch mới.

  2. Nguy cơ rác thải vũ trụ tăng lên.

  3. Con người có khả năng khám phá ra những hành tinh mới.

  4. Tất cả các ý trên.

Câu 23:  Tại sao lại có sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn?

  1. Vì cá lớn nuốt cá bé.

  2. Vì lượng nhân công ngày càng cao.

  3. Vì trí thức ngày càng lớn.

  4. Vì muốn tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và trong nước.

Câu 24:  Điểm khác nhau cơ bản của khoa học khác với kĩ thuật là gì?

  1. Khoa học cơ bản đi trước kĩ thuật.

  2. Khoa học phát minh, phát hiện các quy luật trong các lĩnh vực Toán, Lí, Hóa, Sinh.

  3. Khoa học tạo điều kiện để kĩ thuật phát triển.

  4. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 25:  Nguồn năng lượng nào sau đây không phải là nguồn năng lượng mới

  1. Năng lượng gió.

  2. Năng lượng dầu mỏ.

  3. Năng lượng mặt trời.

  4. Năng lượng nguyên tử.

Câu 26:  Trong cuộc cách mạng khoa học hiện đại, vật liệu mới nào tìm ra trong các vật liệu dưới đây?

  1. Be tông.

  2. Poolime.

  3. Sắt, thép.                            

  4. Hợp Kim.

Câu 27: Loại công cụ lao động nào do cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai tạo lên đã được xem như “trung tâm thần kinh” kĩ thuật, thay con người trong toàn bộ quá trình sản xuất liên tục?

  1. “Người máy” (Rô-bốt).

  2. Máy tính điện tử.

  3. Hệ thống máy tự động.

  4. Máy tự động.

Câu 28:  Phát minh khoa học trong lĩnh vực nào góp phân quan trọng trong việc sản xuất ra những công cụ mới, vật liệu mới, nguồn năng lượng mới?

  1. Toán học.

  2. Vật lí học

  3. Hóa học.                               

  4. Sinh học.

Câu 29: Thành tựu lớn của Sinh học ở thập niên 90 của thế kỉ XX gây ra nhiều tranh cãi nhất ?

  1. Tìm ra cấu trúc xoắn đôi của ADN.

  2. Giải mã bản đồ gen.

  3. Sinh sản vô tính.

  4. Tất cả các ý trên.

Câu 30: Người máy rô-bốt lần đầu tiên ra đời ở nước nào?

  1. Mĩ.

  2. Nhật 

  3. Anh.                                       

  4. Đức.

Câu 31:  Điểm khác nhau cơ bản của khoa học khác với kĩ thuật là gì?

  1. Khoa học cơ bản đi trước kĩ thuật.

  2. Khoa học phát minh, phát hiện các quy luật trong các lĩnh vực Toán, Lí, Hoá, Sinh.

  3. Khoa học tạo điều kiện để kĩ thuật phát triển.

  4. Cả ba vấn đề trên.

Câu 32:  Muốn sản xuất ra được nhiêu của cải, con người cần:

  1. Dựa vào bản thân sức lao động của mình.

  2. Tìm cách đề không ngừng cải tiến kĩ thuật, hoàn thiện những phương tiện sản xuất.

  3. Câu A và B đều đúng.

  4. Câu A và B đều sai.

Câu 33: Sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại dẫn đến hiện tượng gì?

  1. Sự đầu tư và khoa học cho lãi cao.

  2. Sự bùng nổ thông tin.

  3. Nhiều người đầu tư vào việc phát minh sáng chế.

  4. Chảy máu chất xám.

Xem thêm:  Tóm tắt đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên | Myphamthucuc.vn

Câu 34:  Đâu là hạn chế cơ bản nhất trong quá trình diễn ra cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai?

  1. Cách mạng khoa học – kĩ thuật chế tạo vũ khí đây nhân loại trước một cuộc chiến tranh mới.

  2. Nguy cơ của một cuộc chiến tranh hạt nhân.

  3. Chế tạo các loại vũ khí và phương tiện có tính chất tàn phá, hủy điệt. Nạn ô nhiễm môi trường, tai nạn, bệnh tật.

  4. Nạn khủng bố, gây nên tình bình căng thẳng.

Câu 35:  Loại công cụ lao động nào do cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai tạo lên đã được xem như “trung tâm thần kinh” kĩ thuật, thay con người trong toàn bộ quá trình sản xuất liên tục?

  1. “Người máy” (Rô-bốt).

  2. Máy tính điện tử.

  3. Hệ thống máy tự động.

  4. Máy tự động.

Câu 36:  Kĩ thuật muốn tiến bộ trước hết phải dựa vào:

  1. Sự phát triển của khoa học cơ bản.

  2. Sự văn minh của nhân loại.

  3. Sự phát triển của văn hóa.

  4. Sự phát minh và cải tiến công cụ sản xuất.

Câu 37:  Thời gian từ phát mình khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng rút ngăn. Đó là đặc điểm của cuộc cách mạng nào?

  1. Cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ nhất.

  2. Cách mạng công nghiệp.

  3. Cách mạng văn minh tin học.

  4. Cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai.

Câu 38:  Phát minh khoa học trong lĩnh vực nào góp phần quan trọng trong việc sản xuất ra những công cụ mới, vật liệu mới, nguồn năng lượng mới?

  1. Toán học

  2. Vật lí học.

  3. Hoá học                                 

  4. Sinh học.

Câu 39:  Thành tựu quan trọng nào của cách mạng khoa học – kĩ thuật đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người?

  1. Phát minh sinh học.

  2. Phát minh hóa học.

  3. “Cách mạng xanh”

  4. Tạo ra công cụ lao động mới.

Câu 40:  Những yếu tố nào đã trở thành nguôn gốc sâu xa dẫn tới cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX và cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay?

  1. Yêu cầu của kĩ thuật và đời sống xã hội.

  2. Yêu cầu của chiến tranh và sự gia tăng dân số.

  3. Yêu cầu của sự văn minh nhân loại.

  4. Yêu cầu của kĩ thuật và sản xuất.

Câu 41:  Cách mạng khoa học – kĩ thuật đã có tác động như thế nào đến kết cấu xã hội ở các nước tư bản phát triển ?

  1. Giai cấp nông dân giảm.

  2. Giai cấp công nhân giảm.

  3. Tầng lớp trí thức giảm.

  4. Tầng lớp nhân viên và công nhân có tri thức khoa học.

Câu 42:  Hai cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật mà nhân loại đã trải qua là những cuộc cách mạng nào, diễn ra vào thời gian nào?

  1. Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII và cách mạng khoa học kĩ thuật thế kỉ XX.

  2. Cuộc cách mạng kĩ thuật thế kỉ XVIII và cách mạng khoa học kĩ thuật thế kỉ XX.

  3. Cuộc cách mạng kĩ thuật và cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX và cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX đến nay.

  4. Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX và cuộc cách mạng công nghệ thế kỉ XX.

Câu 43:  Đảng ta nhận định như thế nào về tác động của xu hướng toàn cầu hóa đối với Việt nam:

  1. Xu hướng toàn cầu hóa là một thách thức lớn đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.

  2. Xu hướng toàn cầu hóa là cơ hội đồng thời là một thách thức lớn đối với sự phát triển của dân tộc.

  3. Xu hướng toàn cầu hóa vừa là một cơ hội lớn để Việt nam vươn lên hiện đại hóa đất nước.

  4. Xu hướng toàn cầu hóa không có ảnh hưởng gì đối với công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam.

Câu 44:  Máy tính điện tử đầu tiên ra đời ở nước nào?

  1. Mĩ.

  2. Nhật.

  3. Liên Xô.                                

  4. Anh.

Câu 45:  Khi dân số bùng nổ,tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, nhân loại đang cần đến những yếu tố nào?

  1. Những công cụ sản xuất mới, có kĩ thuật cao.

  2.  Nguồn năng lượng mới và vật liệt mới.

  3. Tài nguyên thiên nhiên được tái tạo lại.

  4. Câu A và B đều đúng.

ĐÁP ÁN

1

D

10

D

19

B

28

B

37

D

2

D

11

C

20

C

29

C

38

A

3

C

12

A

21

B

30

A

39

C

4

D

13

B

22

D

31

C

40

D

5

C

14

C

23

D

32

C

41

A

6

B

15

B

24

D

33

A

42

C

7

D

16

A

25

B

34

C

43

B

8

B

17

A

26

B

35

B

44

A

9

A

18

B

27

B

36

A

45

C

Trên đây là những kiến thức trọng tâm sử 12 bài 10 đã được chúng tôi biên soạn bằng sơ đồ tư duy với mong muốn giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức lý thuyết của bài học này.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập

Bài viết hay nhất

Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu