/tmp/rdodz.jpg
Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu cuộc sống không giới hạn hay nhất thi THPT Quốc gia. Trả lời các câu hỏi Đọc hiểu cuộc sống không giới hạn chi tiết nhất.
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Tôi tên là Nick Vujicic. Khi bắt tay vào viết quyển sách này, tôi hai mươi bảy tuổi. Khác biệt với hầu hết mọi người, tôi không tay, không chân ngay từ lúc mới lọt lòng. Hoàn cảnh nghiệt ngã tưởng đã có lúc nhấn chìm tôi nhưng rồi khát vọng sống mãnh liệt đã giúp tôi chiến thắng số phận (…)
(2) Nếu tôi thất bại, tôi sẽ thử làm lại, làm lại và làm lại nữa. Nếu bạn thất bại, bạn sẽ cố làm lại chứ? Tinh thần con người có thể chịu đựng được những điều tệ hơn là chúng ta tưởng. Điều quan trọng là cách bạn đến đích. Bạn sẽ cán đích một cách mạnh mẽ chứ?
(3) Bạn sẽ gặp khó khăn, bạn có thể khuỵu ngã và cảm thấy như thể mình không còn sức mạnh để đứng dậy được nữa. Tôi biết cảm giác đó. Tất cả chúng ta đều biết cảm giác đó. Cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng nhưng khi chiến thắng những dốc ghềnh của cuộc sống, chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn, và càng quý trọng hơn những cơ hội mà chúng ta có được. Điều thực sự quan trọng chính là những thông điệp sống bạn chia sẻ với tất cả mọi người trong hành trình cao đẹp và cái cách bạn kết thúc hành trình ấy.
(4) Tôi yêu cuộc sống của bạn như yêu cuộc sống của chính mình. Hãy đến với nhau, những món quà dành cho chúng ta là rất đáng ngạc nhiên.
(Trích Cuộc sống không giới hạn của Nick Vujicic)
Câu 1:
Trong đoạn (1), tác giả đã nói đến hoàn cảnh mà mình gặp phải là gì? Điều gì đã giúp tác giả vượt qua hoàn cảnh ấy?
Câu 2:
Trong câu “Cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng nhưng khi chiến thắng những dốc ghềnh của cuộc sống, chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn, và càng quý trọng hơn những cơ hội mà chúng ta có được” ở đoạn (3), tác giả đã sử dụng phép tu từ nào? Ý nghĩa của phép tu từ đó? Theo tác giả, “khi chiến thắng những dốc ghềnh của cuộc sống” phần thưởng ta nhận được là gì?
Câu 3:
Câu nói “Tôi yêu cuộc sống của bạn như yêu cuộc sống của chính mình” trong đoạn (4) cho thấy tác giả là người như thế nào?
Câu 4:
Thông qua cụm từ “Hãy đến với nhau” được nêu ở đoạn (4), tác giả muốn nhắn nhủ điều gì tới mọi người?
Lời giải
Câu 1:
Câu 2:
Câu 3:
Câu nói “Tôi yêu cuộc sống của bạn như yêu cuộc sống của chính mình” trong đoạn (4) cho thấy tác giả là người yêu đời, yêu cuộc sống, yêu thương mọi người…
Câu 4:
Thông qua cụm từ “Hãy đến với nhau”, tác giả muốn nhắn nhủ mọi người: Hãy xích lại gần nhau hơn, quan tâm, chia sẻ, động viên, giúp đỡ, yêu thương nhau nhiều hơn…
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Trong một thời gian dài đến khó tin tôi đã nghĩ rằng, nếu cơ thể tôi “bình thường” hơn thì cuộc sống của tôi sẽ dễ dàng biết bao. Điều mà tôi không hiểu là tôi không nhất thiết cứ phải là người bình thường, tôi chỉ cần là chính tôi (…). Ban đầu tôi không sẵn sàng đối mặt với sự thật rằng điều thực sự tồi tệ không phải là những khiếm khuyết về thân thể của tôi, mà là những giới hạn mà tôi tự đặt ra cho mình và tầm nhìn hạn hẹp về các khả năng có thể xảy ra trong cuộc sống.
Nếu bạn không được ở vị trí mà bạn mong muốn hoặc không đạt được những gì bạn hy vọng đạt được, thì nhiều khả năng lý do không nằm ở bên ngoài bạn mà ở trong chính bản thân bạn. Hãy nhìn nhận trách nhiệm một cách sáng suốt và sau đó hãy hành động. Tuy nhiên, trước hết bạn phải tin tưởng vào bản thân mình và giá trị của mình. Bạn không thể ngồi đó đợi người khác phát hiện ra cơ may giúp bạn. Bạn không thể ngồi yên chờ đợi điều kỳ diệu xảy ra hoặc chờ đợi “cơ hội thích hợp”. Bạn nên coi mình là chiếc đũa và thế giới là nồi thịt hầm của bạn. Hãy khuấy nó lên.
(Trích Cuộc sống không giới hạn – Nick Vujicic,NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2013, tr.42-43)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, “điều thực sự tồi tệ” đối với nhân vật “tôi” là gì?
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về câu: “Nếu bạn không được ở vị trí mà bạn mong muốn hoặc không đạt được những gì bạn hy vọng đạt được, thì nhiều khả năng lý do không nằm ở bên ngoài bạn mà ở trong chính bản thân bạn” ?
Câu 4. Lời khuyên “Bạn nên coi mình là chiếc đũa và thế giới là nồi thịt hầm của bạn. Hãy khuấy nó lên” trong đoạn trích có ý nghĩa gì đối với anh/chị?
Lời giải
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I
|
ĐỌC HIỂU | 3,0 | |
1 | Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận | 0,5 | |
2 | Theo đoạn trích, “điều thực sự tồi tệ” đối với nhân vật “tôi” không phải là những khiếm khuyết về thân thể của tôi, mà là những giới hạn mà tôi tự đặt ra cho mình và tầm nhìn hạn hẹp về các khả năng có thể xảy ra trong cuộc sống. | 0,5 | |
3 | Câu: “Nếu bạn không được ở vị trí mà bạn mong muốn hoặc không đạt được những gì bạn hy vọng đạt được, thì nhiều khả năng lý do không nằm ở bên ngoài bạn mà ở trong chính bản thân bạn” có nghĩa là: mỗi người không đạt được dự định, thành công như mong đợi là do chính mình (nguyên nhân chủ quan) chứ không phải do những yếu tố khách quan từ bên ngoài tác động. Bản thân mỗi người mới là yếu tố quyết định sự thành bại của mình, không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh. | 1,0 | |
4 |
HS được quyền bày tỏ quan điểm cá nhân miễn sao lý giải hợp lý, thuyết phục. Gợi ý: Lời khuyên “Bạn nên coi mình là chiếc đũa và thế giới là nồi thịt hầm của bạn. Hãy khuấy nó lên” trong đoạn trích có nhiều ý nghĩa với mỗi người: – Cách diễn đạt giàu hình ảnh gây ấn tượng, giúp người đọc người nghe hình dung cụ thể về nội dung thông điệp, lời khuyên. – Khuyên mỗi người thể hiện vai trò chủ động, tích cực của mình trong cuộc sống, không trông chờ vào may rủi mà tự mình tạo ra điều kì diệu. – Đánh thức những tâm hồn uể oải, sống bị động, đốt lên trong họ ngọn lửa của nhiệt huyết, khát vọng được hoạt động và dâng hiến, góp phần làm thay đổi thế giới theo chiều hướng tích cực, theo cách của riêng mỗi người. – Giúp con người thể hiện bản sắc cá nhân, phát huy được sức mạnh tiềm ẩn, khẳng định vị thế trong cuộc đời. |
1,0 |