Những điều giáo viên mầm non không được làm | Myphamthucuc.vn

1. NHỮNG ĐIỀU GIÁO VIÊN MẦM NON KHÔNG ĐƯỢC LÀM

Theo Quyết định số 14 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra những điều giáo viên mầm non không được làm cụ thể như sau:

+ Các hành vi giáo viên không được làm

+ Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp

+ Xuyên tạc nội dung giáo dục

+ Bỏ giờ

+ Bỏ buổi dạy

+ Tuỳ tiện cắt xén chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục

+ Đối xử không công bằng đối với trẻ em

+ Ép buộc trẻ học thêm để thu tiền

+ Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ em

+ Làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Những phẩm chất của giáo viên mầm non

2. NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON

    Cùng với sự phát triển ngày nay của truyền thông thì hàng loạt các vụ bạo hành trẻ em ở mẫu giáo được đưa ra ánh sáng. Điều này đã cảnh báo mức độ xuống cấp nghiêm trọng trong đạo đức của một bộ phận giáo viên mầm non mà nhiệm vụ chính của họ phải là người bảo vệ cũng như nuôi dạy các bé.

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao công cha như núi ngất trời ngắn gọn, hay nhất | Myphamthucuc.vn

    Để không xảy ra những sự việc đáng tiếc về bạo lực trẻ em thì những yêu cầu phẩm chất đạo đức của người giáo viên mầm non phải được nâng cao cũng như được quy định thành những điều lệ cụ thể. Dưới đây là những phẩm chất của giáo viên mầm non cần có

+ Quý trẻ yêu nghề

+ Kiên nhẫn, biết tự kiềm chế

+ Có tinh thần trách nhiệm cao

+ Phải có kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết

+ Có khả năng ứng xử sư phạm khéo léo

+ Vai trò và nhiệm vụ của giáo viên mầm non

3. Quyền của giáo viên

– Được đảm bảo các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

– Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng lương, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật khi được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

– Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo.

– Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự.

– Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.

4. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của giáo viên và nhân viên

– Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của giáo viên phải đáp ứng yêu cầu giáo dục đối với trẻ em.

Xem thêm:  Bài 8. Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á | Myphamthucuc.vn

– Trang phục của giáo viên và nhân viên gọn gàng, sạch sẽ phù hợp với hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

    Giáo dục mầm non chính là bậc học sớm nhất và có vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho đất nước. Chính vì thế vai trò của người giáo viên mầm non phải được coi trọng bởi họ chính là lực lượng nòng cốt biến mục tiêu giáo dục trở thành hiện thực. Trong quá trình giảng dạy giáo viên mầm non không chỉ là người dẫn dắt học sinh khám phá thế giới mà còn là những tấm gương đạo đức để các bé noi theo.

     Ngoài việc phải thực hiện tốt những điều mà giáo viên không được làm ra thì các cô dạy trẻ cũng cần phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của giáo viên mầm non khi chăm sóc giáo dục trẻ. Đó là luôn trau dồi những kỹ năng sư phạm đồng thời nắm bắt được tâm lý trẻ cũng như bảo vệ sự an toàn của trẻ. Thực hiện, tuyên truyền kiến thức nuôi dạy trẻ cho phụ huynh của các cháu.

 

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập