/tmp/qbfxb.jpg
Tản Đà đã dạo chơi trên văn đàn văn học Việt Nam bằng lối chơi rất ngông và rất sang của thi nhân, đồng thời cũng là người nắm giữ dấu gắn kết của hai thời kỳ thơ. Hầu Trời phần nào nhen nhóm cho ta thấy điều đó.
Tản Đà dạo vào thơ giống như phong thái của thi nhân đang dạo chơi trên những ngôn từ nghệ thuật, ông dẫn dắt người đọc một cách tự nhiên thú vị vào câu chuyện về giấc mơ của chính mình, giọng điệu mang đầy cốt cách của kẻ văn thơ phong trần:
“Đêm qua chẳng biết có hay không
Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng
Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể
Thật được lên tiên – sướng lạ lùng”
Thế giới tiên cảnh trong thơ Tản Đà vẫn là miền đất gây nhiều tò mò hứng thú cho người đọc, nó không phải chốn thiên thai bồng lai như trong thơ Thế Lữ, mang một nét hòa quyện giữa cái hiện thực buồn và thế giới trên cao, trong khổ thơ tiếp, nhà thơ lại chân thành kể câu chuyện về giấc mơ của mình:
“Nguyên lúc canh ba nằm một mình
Vắt chân dưới bóng ngọn đèn xanh
Nằm buồn, ngồi dậy đun ấm nước
Uống xong ấm nước, ngồi ngâm văn.
….
Vào trông thấy Trời, sụp xuống lạy
Trời sai tiên nữ dắt lôi dậy
Ghế bành như tuyết vân như mây
Truyền cho văn sĩ ngồi chơi đấy.”
Hóa ra lý do được gọi lên hầu trời là bởi tài thơ văn của thi nhân, đã làm kinh động đến tận trời xanh. Theo đó, thi sĩ hầu trời bằng cách đọc văn và ngâm văn của mình cho Trời và các chư tiên nghe.
“Truyền cho văn sĩ đọc văn nghe
Dạ bẩm lạy Trời con xin đọc”
Bằng niềm phấn khích hăng say của một kẻ lấy túi thơ bầu rượu làm lưng vốn, tài sản của thi nhân không gì bằng những tủ thơ quý giá, và nay được dịp, thi nhân cao hứng “hầu trời” kho báu văn thơ giàu có quý báu của mình qua đó cũng phần nào giúp ta thấy được tài năng thơ văn lầu bậc của thi nhân. Tâm thế và tư thế đinh ninh, ung dung tự tại không chút run sợ ấy của thi nhân là một biểu hiện khác của một văn sỹ đầy ý thức thị tài, và vô cùng tin tưởng vào tài năng giá trị của chính mình.
“Đọc hết văn vần sang văn xuôi
Hết văn thuyết lí lại văn chơi
Đương cơn đắc ý đọc đã thích
Chè trời nhấp giọng càng tốt hơi”
Sau khi nghe thi nhân đọc thơ, ai cũng tấm tắc khen ngợi và lấy làm hân hạnh vì được chiêu đãi bàn tiệc nghệ thuật độc đáo, có một không hai trên thiên đình. Sự háo hức và công nhận đến từ các vị chư tiên cũng như ông trời là một minh chứng cho thấy tài năng thơ ca thiên bẩm của thi nhân, đồng thời cũng là thái độ trân trọng giá trị nghệ thuật chân chính đối với những người góp phần làm nên cái đẹp và chất thơ cho thế giới mà thi nhân gửi gắm. Thậm chí, thi sĩ còn được các chư tiên dặn:
“Anh gánh lên đây bán chợ trời”.
Đoạn thơ tiếp theo thể hiện rõ ý thức về “cái tôi” cá nhân của tác giả rất cao:
“Trời lại phê cho: văn thật tuyệt!
Văn trần được thế chắc có ít
Nhời văn chau chuốt đẹp như sao băng!
Khí văn hùng mạnh như mây chuyển!
Êm như gió thoảng, tinh như sương!
Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết!”
Cốt cách thần văn khí thơ, làm sao để tạo cho ngòi bút và khí văn của mình một điệu hồn riêng, đó là bài học bất tử của người làm sáng tạo, của người trót mang duyên với kiếp đèo bòng, mượn lời của Trời, một lần nữa Tản Đà chứng tỏ rằng ông đã tạo ra được cốt cách khí thơ giọng điệu riêng, hùng khí riêng ấy trong sự nghiệp của mình. Cách lấy thiên nhiên để miêu tả để ví von với phong cách văn thơ cho thấy tâm hồn Tản Đà, điệu thơ và hơi văn của thi nhân vô cùng phóng khoáng, bay bổng, đậm cốt cách của kẻ chơi ngông trong cả nghệ thuật, đó cũng là biểu hiện của kẻ sĩ mang trong mình ý thức thị tài của Tản Đà.
” – Dạ, bẩm lạy Trời con xin thưa
Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn
Quê ở Á châu về địa cầu
Sông Đà núi Tản nước Nam Việt”
Trời ngờ ngợ một lúc lâu rồi sai Thiên tào kiểm tra lại. Thiên tào tra sổ rồi bẩm báo:
” – Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu
Đày xuống hạ giới vì tội ngông”.
“- Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó
Trần gian thước đất cũng không có
…
Trời lại sai con việc nặng quá
Biết làm có được mà dám theo”
Sau sự trần tình của Tản Đà, cũng là sự phản ánh một cách dí dỏm mà chua xót, chân thực về tình trạng của văn sĩ thi nhân lúc bấy giờ. Họ là những người ươm mầm nên nghệ thuật, làm nên giá trị và cái đẹp cho mai hậu, thế nhưng cuộc đời lại không hề dịu dàng và trân trọng họ. Những văn sĩ thời bấy giờ cũng rơi vào hoàn cảnh vô cùng khốn khó, éo le, họ cũng mang những gánh nặng mưu sinh và đôi khi bị giá trị vật chất làm mài mòn đi nét điệu và khí thái riêng của nghệ sĩ. Chính vì thế, Trời cũng đã đưa ra những lời chân thành tôn trọng và thể hiện sự lắng nghe thi sĩ:
“Rằng: Con không nói Trời đã biết
Trời dẫu ngồi cao, Trời thấu hết
Thôi con cứ về mà làm ăn
Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết”
Cuối cùng, thi nhân đành phải dừng lại cuộc kì ngộ này ở đây, và ra về trong sự quyến luyến:
“Hai hàng lụy biệt giọt sương rơi
Trông xuống trần gian vạn dặm khơi
Thiên tiên ở lại, trích tiên xuống
Theo đường không khí về trần ai”
Thi nhân sau đó, mặc dù đã tỉnh khỏi giấc mộng, nhưng niềm ước ao mong mỏi được lên hầu trời, cũng phải chăng khẳng định đấy là niềm mong mỏi thơ ca và những giá trị nghệ thuật mình làm ra được lắng nghe, được đồng điệu, đó không chỉ là khao khát riêng của Tản Đà mà là khao khát mỏi mong của bất kì một cây bút nào trên văn đàn nghệ thuật.
Hầu Trời là một bài thơ mang cái tứ độc đáo, hóm hình và vẫn rất thấm thía nhưng chia sẻ chân thật của thi nhân, đồng thời nó phần nào cho thấy sự mon men nhen nhóm sự giao thời giữa hai thế hệ thơ trên trang hoa ấy.
Nhà phê bình văn học Lê Thanh đã từng cho rằng: “Ông Tản Đà là người thứ nhất và là người độc nhất của các thế hệ ông đã làm sống lại cái hồn thơ Việt Nam đang hấp hối, tôi không muốn nói nó đã chết rồi…”. Trong từng tác phẩm, lời văn của Tản Đà luôn khiến con người ta bị thu hút bởi một nét riêng, khó ai trùng lặp. Hầu trời khi được nhắc đến người ta sẽ hình dung ngay đến một Tản Đà đầy chất riêng, nét ngông sẽ chẳng lẫn vào đâu được.
Tản Đà vốn là một thi sĩ đa tài, văn chương của ông luôn mở ra một thế giới rộng mở, đầy ắp sự tưởng tượng, mơ mộng đa dạng mang đậm cá tính của ông. Tuy vậy vần thơ của Tản Đà vẫn luôn giữ được những giá trị cốt lõi, ý nghĩa hiện thực của nó. Người tiên phong, người đã đặt chiếc cầu nối liền giữa hai thời đại văn học truyền thống và hiện đại biết đến đó là nhà thơ Tản Đà. Như Hoài Thanh đã nói “Tiên sinh là người của hai thế kỉ”. Tác phẩm Hầu trời là một bài thơ viết dưới dạng tự sự, tiêu biểu cho phong cách thơ của ông.
Vô cùng hợp lí qua cái tôi “ngông” không phải ai cũng thế hiện được như Tản Đà. Tác giả đã nhận thức sâu sắc, thấy rõ tài năng, trí lực của mình ở những dòng thơ đầu trong bài. Vì thế ngân nga vài dòng thơ cũng thấy thật là khác thường, lạ lùng:
“Đêm qua chẳng biết có hay không
Chẳng phải thảng thốt không mơ mộng
Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể
Thật được lên tiên sướng lạ lùng!”
Vài dòng thơ đựng đầy ắp trí tưởng tưởng nhưng nó lại thật đến khó tin. Cái duyên lên hầu trời nó đi cùng năm tháng trong câu chuyện văn thơ, cái sự độc đáo của cái tôi Tản Đà đã vào đề một cách vô lý mà lại có lý, tự nhiên, đầy hấp dẫn. Do vậy cái tài của ông như thế mới thấy được để thế gian thấy đã khó mà đến cả Trời đã say mê, chư tiên thích thú đến lạ. Sự tự khen mình trong từng lời thơ cho thấy một cái ngông vô cùng dễ ưng khi tác giả chọn để Trời cùng chư tiên khen ngợi.
“Nguyên lúc canh ba, nằm một mình
Vắt chân dưới bóng ngọn đèn xanh
Nằm buồn ngồi dậy, đun nước uống
Uống xong ấm nước, nằm ngâm văn
Chơi văn ngâm ngán, lại chơi giăng
Ra sân cùng bóng đi tung tăng
Trên trời bỗng thấy hai cô xuống
Miệng cười mủm mỉm cùng nói rằng:
“Trời nghe hạ giới ai ngâm nga
…
Truyền cho văn võ sĩ đọc văn nghe”
Những câu thơ này được thi sĩ nhanh chóng bắt nhịp trơn tru để bày cái nguyên do được lên tiên cũng thật khác lạ. Vào đêm khuya sáng trăng, canh ba đang nằm một mình, đi đun nồi nước sôi rồi ngâm nga thơ một mình. Vì tiếng ngân vang xa, động cả Trời khiến Trời phải mời lên đọc cho người nghe. Một viễn cảnh vẽ ra thật khó tin nhưng nó lại từ từ dẫn theo một lối nhẹ nhàng, dễ hiểu mà lại đầy hấp dẫn, sự tò mò cho người đọc. Vậy khi gặp trời, thi sĩ có lời đối đáp thế nào?
“Dạ bẩm lạy trời con xin đọc
Đọc hết văn vần sang văn xuôi
Hết văn thuyết lí lại văn chơi
Đương cơn đắc ý đọc đã thích
Chè trời nhấp giọng càng tốt hơn”.
Trong từng dòng thơ này hiện lên một sự mạnh dạn, tự tin . Tác giả không một chút ấp úng, trơn chu cho thấy tài nặng của mình nên đọc cao hứng và nhập tâm vào trong từng lời văn, lời thơ. Cái tôi của Tản Đà hiện lên rõ nét, một cái tôi cá nhân rạch ròi trong thái độ nhận thức của chính mình. Ông không tỏ vẻ khoe khoang mà một niềm say mê, tự hào về chính thành quả sáng tác của mình, ý thức về cái tài, khả năng của chính mình giữa cuộc đời này. Cái tôi phóng túng, mới mẻ một sự ý thức rất tân tiến khiến cho Trời cũng đưa những lời tán thưởng chính là hiện thân của nhà thơ Tản Đà. Nghe thơ của tác giả thì biểu cảm giành cho ông đó là mỗi chư tiên người thì nở dạ, lè lưỡi, chau đôi mày, lắng tai đứng, cùng vỗ tay… ai ai cũng thích thú, hào hứng. Thích thú hưởng ứng, cả Trời lẫn các chư tiên đều tỏ vẻ thích thú
“Văn dài hơi tốt ran cung mây!
Giời nghe, Trời cũng lấy làm hay
Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi
Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày
Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng
Đọc xong mỗi bài, cùng vỗ tay
…
Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt!
Văn trần được thế chắc có ít!
…
Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết”
Một tình yêu nồng thắm với văn chương mang trong mình, ông đã mạnh dạn đặt vào trong thơ những tình cảm, tư tưởng mới mẻ của mình. Ở ông việc được hầu Trời nó như một khoảnh khắc đẹp, ý nghĩa để ông thể hiện tài năng của mình trước Trời và các vị chư tiên. Tản Đà xem văn chương như một nghề kiếm sống, người mua kẻ bán vì thế mà có và việc tiêu thụ, tiếp nhận chúng cũng không dễ dàng gì. Vì thế mà Tản Đà luôn có những cách viết, sự sáng tạo, đầu tư mới mẻ, phá cách chỉ của riêng ông. Ông luôn mang một sự tâm huyết, chân thật với nó và hết lòng theo đuổi và đặt nó thật hay, ý nghĩa trong văn chương của mình.
“Dạ, bẩm lạy Trời con xin thưa
Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn
…
“Nhờ trời năm xưa học ít nhiều
Vốn liếng còn một bụng văn đó
Giấy người mực người thuê người in
Mướn cửa hàng người bán phường phố
Văn chương hạ giới rẻ như bèo
…
Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu
…
Đày xuống hạ giới vì tội ngông”
Chính vì hạ giới tiếp nhận và xem văn chương “rẻ như bèo” nên ông khao khát có thể tìm được người đồng cảm, tri âm thơ văn của mình một cách đúng nghĩa. Hiểu thật sâu được cái đẹp, tinh túy có trong thơ văn của ông không ai khác chính là Trời và các chư tiên. Dù thế nào thì ông vẫn luôn sống trọn với văn chương, tự tin khẳng định tài năng, ông cho mình là người của Trời bị đày xuống hạ giới cũng là do thói “ngông”. Tuy nhiên cái ngông này đặc biệt ở chỗ là nó đối lập, khác biệt với xã hội bất công, bản tính thiện lành vốn có của con người đang bị mai một được đi tìm lại.
“Rằng:”Con không nói Trời đã biết
Trời dẫu ngồi cao, Trời thấu hết
Thôi con cứ về mà làm ăn
…
Sao được mỗi đêm lên hầu Trời!”
Những dòng kết thúc là nỗi niềm ngậm ngùi trở về với trần thế, luôn khao khát được sống với cái đẹp, được mọi người tiếp nhận nó đúng nghĩa là thực tại của thi sĩ. Sự thể hiện trong từng vần thơ của ông cho thấy một cái tôi rất mãnh liệt, phá cách rõ rệt, đan xen một cách tinh tế giữa cái cũ và cái mới. Ngôi sao sáng trên nền trời văn học Việt Nam xứng đáng gọi tên Tản Đà.