/tmp/tjfdi.jpg
I. Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1: Đồ thị hàm số y = ax2 đi qua điểm A(2;-1) thì hệ số a là:
A.a = 1/3 B. a = -1/2 C .a = -1/4 D.a = 1/2
Câu 2: Cho phương trình x2 + (m + 2)x + m = 0. Giá trị của m để phương trình có 2 nghiệm cùng âm là:
A. m > 0 B. m < 0 C. m ≥ 0 D. m = – 1
Câu 3: Trong các phương trình sau đây phương trình nào là phương trình bậc hai ẩn x?
A. x3– 2x2+ 1 = 0 B.x(x2 – 1) = 0
C.-3x2 – 4x + 7 = 0 D.x4 – 1 = 0
Câu 4: Phương trình nào dưới đây có hai nghiệm phân biệt?
A. x2 + 4 = 0 B. x2 – 4x + 4 = 0
C. x2– x + 4 = 0 D. 2x2+ 5x – 7 = 0
Câu 5: Biết tổng hai nghiệm của phương trình bằng 5 và tích hai nghiệm của phương trình bằng 4. Phương trình bậc hai cần lập là:
A. x2 – 4x + 5 = 0 B. x2 – 5x + 4 = 0
C. x2– 4x + 3 = 0 D. x2– 5x + 4 = 0
Câu 6: Cho parabol (P): y = x2/4 và đường thẳng (d): y = -x – 1. Tọa độ giao điểm của (P) và (d) là:
A. (-2;1) B. (-2;-1) C.(-3;2) D.(2;-3)
II. Phần tự luận (7 điểm)
Bài 1: (2,5 điểm) Cho hàm số y= – x2 (P) và đường thẳng (d): y = 2mx – 5
a) Vẽ đồ thị (P) của hàm số y = – x2
b) Chứng tỏ rằng trên mặt phẳng Oxy đường thẳng (d) và parabol (P) luôn cắt nhau tại hai điểm phân biệt. Tìm tọa độ hai giao khi m = 2.
Bài 2: (2,5 điểm) Cho phương trình bậc hai x2 + 4x + m = 0 (1)
a) Giải phương trình (1) khi m = -5.
b) Xác định m để phương trình (1) có nghiệm kép.
c) Xác định m để phương trình (1) có hai nghiệm x1và x2 thỏa mãn x12 + x22 = 10.
Bài 3: (2 điểm) Cho phương trình x2 + 2(m + 5)x + 6m – 30 = 0.
a) Với giá trị nào của m thì phương trình có 2 nghiệm phân biệt
b) hãy tìm 1 hệ thức liên hệ giữa 2 nghiệm không phụ thuộc vào giá trị của m
I. Phần trắc nghiệm (3 điểm)
II. Phần tự luận (7 điểm)
Bài 1:
a) Lập bảng giá trị:
x |
-2 |
-1 |
1 |
2 |
|
y = -x2 |
-4 |
-1 |
-1 |
-4 |
Đồ thị hàm số y = -x2 là một đường parabol nằm phía dưới trục hoành, nhận trục Oy làm trục đối xứng, nhận gốc O (0; 0) làm đỉnh và là điểm cao nhất.
b) Phương trình hoành độ giao điểm của (P) và (d) là:
-x2 = 2mx – 5 ⇔ x2 + 2mx – 5 = 0
Δ’= m2 + 5 với m ∈ R
Vậy trên mặt phẳng Oxy đường thẳng (d) và Parabol (P) luôn cắt nhau tại hai điểm phân biệt.
Khi m = 2, phương trình hoành độ giao điểm của (P) và (d) là:
-x2 = 4x – 5 ⇔ x2 + 4x – 5 = 0
Δ = 42 – 4.1.(-5) = 36
⇒ Phương trình có 2 nghiệm
Vậy tọa độ hai giao điểm là M(1;-1) và N(-5;-25)
Bài 2:
a) Khi m = -5 ta được phương trình x2+ 4x – 5 = 0
Ta có a + b + c = 1 + 4 + (-5) = 0 nên phương trình có hai nghiệm phân biệt là x1 = 1; x2 = c/a = (-5)/1 = -5
Tập nghiệm của phương trình S = {1; -5}
b) Δ’ = 22– m = 4 – m
Phương trình có nghiệm kép ⇔ Δ’= 0 ⇔ 4 – m = 0 ⇔ m = 4
c) Để phương trình (1) có hai nghiệm x1và x2⇔ Δ’ ≥ 0 ⇔ 4 – m ≥ 0 ⇔ m ≤ 4
Theo Vi-et ta có:
Ta có: x12 + x22 = 10 ⇔ (x1 + x2)2 – 2x1x2 = 10
⇔ (-4)2 – 2m = 10 ⇔ 16 – 2m = 10 ⇔ m = 3 (TM)
Vậy với m = 3 thì phương trình (1) có hai nghiệm thõa mãn: x12 + x22 = 10
Bài 3:
x2 + 2(m + 5)x + 6m – 30 = 0
a) Δ’ = b’2– ac = (m + 5)2– (6m – 30)
= m2 + 10m + 25 – 6m + 30 = m2 + 4m + 55
= m2 + 4m + 4 + 51 = (m + 2)2 + 51 > 0 ∀m
Vậy phương trình đã cho luôn có 2 nghiệm phân biệt với mọi m
b) Theo định lí Vi-et ta có:
⇒ 3(x1 + x2 ) + x1x2 = -6(m + 5) + 6m – 30
= -6m – 30 + 6m – 30 = -60
Vậy hệ thức liên hệ giữa 2 nghiệm không phụ thuộc vào giá trị của m là
3(x1 + x2 ) + x1x2
Xem toàn bộ: Đề kiểm tra 1 tiết Toán 9 Chương 4 Đại số