/tmp/twuku.jpg Dàn ý cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn - Giáo dục trung học Đồng Nai

Dàn ý cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn

Dàn ý cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích – Mẫu số 1

I. Mở bài

– Giới thiệu về Lưu Quang Vũ, tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt: Lưu Quang Vũ là một hiện tượng của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX, là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt Nam. Một trong những tác phẩm xuất sắc của ông là vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt.

– Dẫn dắt giới thiệu nội dung cần phân tích: Nổi bật trong tác phẩm là cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích.

II. Thân bài

1. Hoàn cảnh dẫn đến cuộc đối thoại

Sau cuộc đối thoại với xác hàng thịt và những người thân trong gia đình, Trương Ba nhận ra không thể tiếp tục sống bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo. Chính vì vậy, ông đã đến bên cột nhà, lấy một nén hương châm lửa, thắp lên, Đế Thích xuất hiện.

2. Diễn biến cuộc đối thoại

– Trương Ba nói với Đế Thích nguyện vọng được sống toàn vẹn: “Tôi muốn được là tôi vẹn toàn”. Nhưng Đế Thích nói rằng không thể thỏa mãn được ý muốn của Trương Ba vì xác của Trương Ba đã tan rữa trong bùn đất; Đế Thích khuyên Trương Ba nên chấp nhận hoàn cảnh thực tại vì thế giới vốn không toàn vẹn.

– Trương Ba thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thích (chỉ nghĩ đến việc cho Trương Ba được sống tiếp, chứ không nghĩ đến phải sống như thế nào); trình bày quan niệm của mình về ý nghĩa của cuộc sống và dứt khoát xin trả lại thân xác cho anh hàng thịt.

– Đế Thích muốn sửa sai bằng một giải pháp khác là cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị và đưa ra những lí lẽ để thuyết phục Trương Ba. Trương Ba tưởng tượng thấy bao nhiêu rắc rối khi phải sống nhờ trong thể xác cu Tị (chị Lụa, cái Gái sẽ nghĩ như thế nào, lý trưởng lại đến sách nhiễu…)

– Trương Ba từ chối được sống lại trong thân xác của cu Tí; yêu cầu Đế Thích sửa sai bằng một việc làm đúng, đó là cho cu Tị được sống lại. Đế Thích cuối cùng đã thuận theo đề nghị của Trương Ba, làm phép cho anh hàng thịt, cu Tị sống lại và Trương Ba thì chết hẳn.

3. Ý nghĩa của cuộc đối thoại

  • Sự sống đáng quý nhưng không thể sống bằng bất cứ giá nào.
  • Sự sống chỉ có ý nghĩa và con người chỉ thấy thanh thản khi sống là chính mình, hài hòa giữa bên ngoài và bên trong, sự thống nhất giữa linh hồn và thể xác.
  • Mọi sự chắp vá, gượng ép chỉ đem đến lại đau khổ cho bản thân và người xung quanh.

III. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích cũng như đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt.

Dàn ý cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích – Mẫu số 2

I. Mở bài

Giới thiệu chung về Lưu Quang Vũ, tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Dẫn dắt giới thiệu đến nội dung cần phân tích: cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích.

II. Thân bài

1. Hoàn cảnh dẫn đến cuộc đối thoại

Sau ba tháng ngụ cư trong xác hàng thịt, Trương Ba ngày càng trở nên xa lạ với chính mình và với người thân, bị người thân nghi ngờ, xa lánh. Trong tâm trạng đau đớn, chán chường trước cuộc sống không thật là mình, trước cái chỗ ở không phải của mình, Hồn Trương Ba khao khát tách xa, rời khỏi thể xác thô lỗ: “Ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc!”.

2. Diễn biến cuộc đối thoại

Xem thêm:  Điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm | Myphamthucuc.vn

– Trương Ba nêu rõ nguyện vọng muốn được là mình toàn vẹn. Đế Thích không thể thỏa mãn được ý muốn của Trương Ba vì xác của Trương Ba đã tan rữa trong bùn đất; Đế Thích khuyên Trương Ba nên chấp nhận hoàn cảnh thực tại vì thế giới vốn không toàn vẹn.

– Trương Ba thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thích; trình bày quan niệm của mình về ý nghĩa của cuộc sống và dứt khoát xin trả lại thân xác cho anh hàng thịt.

– Đế Thích muốn sửa sai bằng một giải pháp khác là cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị và đưa ra những lí lẽ để thuyết phục Trương Ba. Trương Ba tưởng tượng thấy bao nhiêu rắc rối khi phải sống nhờ trong thể xác cu Tị.

– Trương Ba kiên quyết từ chối tái sinh trong thân thể non nớt của cu Tị, không chấp nhận cảnh sống giả tạo; kêu gọi Đế Thích sửa sai bằng một việc làm đúng, đó là cho cu Tị được sống lại. Đế Thích cuối cùng đã thuận theo đề nghị của Trương Ba, làm phép cho anh hàng thịt, cu Tị sống lại và Trương Ba thì chết hẳn.

3. Ý nghĩa cuộc đối thoại

– Ý nghĩa của triết lý “hãy sống là chính mình” mà tác Lưu Quang Vũ muốn thể hiện: Muốn sống đúng là chính mình thì mỗi chúng ta cần phải biết hài hoà giữa việc chăm lo cho linh hồn cũng như biết quý trọng và chăm sóc cho những nhu cầu thiết yếu của thể xác. Một loại chỉ biết trau chuốt vẻ ngoài và chạy theo những ham muốn vật chất mà không chăm lo cho đời sống tâm hồn.

=> Thông qua xác và hồn Lưu Quang Vũ nêu cao tư tưởng phải sống là chính mình đó mới chính là hạnh phúc thật sự của con người.

– Linh hồn và thể xác là hai mặt tồn tại không thể thiếu trong một con người, cả hai đều đáng trân trọng. Một cuộc sống đích thực chân chính phải có sự hài hòa giữa linh hồn và thể xác

– Tác giả một mặt phê phán những dục vọng tầm thường, sự dung tục của con người, mặt khác ông vạch ra quan niệm phiến diện, xa rời thực tế khi coi thường giá trị vật chất và những nhu cầu của thể xác.

– Con người cần có sự ý thức chiến thắng bản thân, chống lại những nghịch cảnh số phận, chống lại sự giả tạo để bảo vệ quyền sống đích thực và khát vọng hoàn thiện nhân cách.

III. Kết bài

Lưu Quang Vũ đã thể hiện những tình huống truyện độc đáo, qua những mâu thuẫn sâu sắc xuất hiện mà khắc họa rõ nét khát vọng sống là chính mình của nhân vật Hồn Trương Ba.

Dàn ý cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích – Mẫu số 3

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả Lưu Quang Vũ cũng như tác phẩm tiêu biểu: Hồn Trương Ba, da hàng thịt.

2. Thân bài

* Trương Ba đã tự nhận ra: Con người sống cần có sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn, cần được sống là chính mình và cần phải sống có ý nghĩa.

* Quan điểm khác biệt giữa Trương Ba và Đế Thích:

– Đế Thích: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết”.

– Trương Ba:

  • Không được bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được: “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.
  • “Không thể sống với bất cứ giá nào được. Có những cái giá quá đắt, không thể trả được tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa”.

– Hành động mang tính bước ngoặt của Trương Ba: Trả lại xác cho anh hàng thịt còn Trương Ba sẽ chết.

– Phép thử của Đế Thích: Trương Ba sẽ nhập vào xác cu Tị.

– Kết quả: Trương Ba đã yêu cầu Đế Thích để cho cu Tị sống còn mình thì chết.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của cuộc đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích.

Phân tích Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích

        “Được sống làm người là vô cùng quý giá. Nhưng được sống là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình có, sống trong sự hài hòa tự nhiên còn quý giá hơn”. Bằng trái tim nhạy cảm của một thi sĩ, bằng trí tuệ sắc sảo của một triết gia, Lưu Quang Vũ qua đoạn trích trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” đã làm nổi bật được một triết lý nhân sinh rất giàu ý nghĩa nhân bản “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”

Xem thêm:  Soạn Âm nhạc lớp 7 Tập đọc nhạc số 4: Mùa xuân về | Myphamthucuc.vn

        Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) quê gốc Đà Nẵng, sinh tại Phú Thọ trong một gia đình trí thức (bố là nhà viết kịch Lưu Quang Thuận) nên thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của Lưu Quang Vũ đã bộc lộ ngay từ nhỏ. Ông đã từng làm thơ và viết truyện ngắn. Từ năm 1978 đến 1988, ông là biên tập viên Tạp chí “Sân khấu” và bắt đầu sáng tác kịch nói – Vở kịch đầu tay là “Sáng mãi tuổi 17”. Và sau đó, một nguồn lực sáng tạo đột khởi, mạnh mẽ, phong phú đã bùng cháy dưới ngòi bút Lưu Quang Vũ. Với những vở kịch chấn động dư luận như: “Nàng Si – ta”, “Lời nói dối cuối cùng”, “Lời thề thứ 9”, “Tôi và chúng ta”…, Lưu Quang Vũ không chỉ trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch những năm 80 của thế kỉ 20, mà còn được coi là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Ông qua đời trong một tai nạn ô tô thảm khốc (1988), giữa khi tài năng đang nổ.

        “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (Viết năm 1981, nhưng đến năm 1984 mới ra mắt công chúng), là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ đã công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước. Từ một cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa triết lý và nhân văn sâu sắc.

        Trương Ba bị đẩy vào một nghịch lý đầy trớ trêu, éo le: linh hồn mình phải trú ngụ nhờ trong thể xác anh hàng thịt, “một thể xác kềnh càng thô lỗ”. Từ đây tâm hồn Trương Ba đành phải chiều theo một số nhu cầu tự nhiên của xác anh hàng thịt.

        Linh hồn vốn nhân hậu, trong sạch và bản tính ngay thẳng của Trương Ba xưa kia, nay vì sống mượn, gá lắp và lệ thuộc nên chẳng những đã không sai khiến được xác anh hàng thịt thô phàm, mà trái lại, còn bị cái xác thịt ấy điều khiển, dần dần bị nhiễm độc, bị tha hóa bởi những cái tầm thường đầy ham muốn vật chất thấp kém của xác thịt anh đồ tể như “thèm ăn ngon, thèm rượu thịt…”

        Ý thức được điều đó, hồn Trương Ba dằn vặt, đau khổ và quyết định chống lại bằng cách tách ra khỏi xác anh hàng thịt để tồn tại độc lập, không lệ thuộc vào thể xác. Xác anh hàng thịt biết rõ những cố gắng đó là vô ích, nên đã cười mỉa mai, nhạo báng hồn Trương Ba, tuyên bố về sức mạnh âm u, đui mù ghê gớm của mình, hơn nữa còn ve vãn hồn Trương Ba thỏa hiệp, vì “cả hai đã hòa vào nhau làm một rồi!”

        Trước những lý lẽ “ti tiện ” và đớn hèn không thể chấp nhận được của xác hàng thịt, Trương Ba đã nổi giận, đã khinh bỉ, đã mắng mỏ xác hàng thịt là hèn hạ, nhưng đồng thời cũng ngậm ngùi chua chát, thấm thía cái nghịch cảnh đầy bi kịch mà mình đã lâm vào và đành nhập trở lại xác hàng thịt trong nỗi tuyệt vọng. Từ đó đi đến giải pháp “chung sống hòa bình” mang tên “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” bằng “trò chơi tâm hồn”. Luật chơi là hồn cứ việc nghĩ mình cao khiết, thánh thiện, thẳng thắn, làm điều gì xấu, thì cứ việc đổ tội cho xác để được thanh thản. Bù lại hồn sẽ làm đủ mọi việc để thỏa mãn những thèm khát tầm thường của thể xác.

        Tuy Trương Ba được trả lại cuộc sống nhưng là cuộc sống đáng hổ thẹn, vì phải sống chung với sự dung tục và bị sự dung tục tầm thường đồng hóa, ngự trị, lấn át và dần dần sẽ tàn phá những gì trong sạch, đẹp đẽ cao quý trong con người.

Xem thêm:  Phân tích ý nghĩa và giá trị văn bản của Vào phủ chúa Trịnh (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn

        Đời sống con người đâu chỉ gói gọn trong những nhu cầu bản năng thuần túy? Và cũng đừng bỏ bê thể xác để chỉ biết đến một thứ linh hồn chung chung trừu tượng, không thuộc về một ai cả trên cõi đời này. Cuộc đấu tranh giữa linh hồn và xác thịt là cuộc đấu tranh giữa đạo đức và tội lỗi, giữa khát vọng, hoài bão cao cả với dục vọng, ham muốn tầm thường, giữa phần “người” và phần “con” luôn diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong mỗi con người. “Hai hình tượng hồn Trương Ba và xác thịt ở đây, do đó mang ý nghĩa ẩn dụ: một bên đại diện cho sự trong sạch, nhân hậu, thẳng thắn và khát vọng sống thanh cao, xứng đáng với danh nghĩa con người và một bên là sự tầm thường, dung tục”. Từ đó khẳng định: giữa linh hồn và thể xác, giữa tính cách và ngoại hình là sự thống nhất, toàn vẹn.

        Cuộc đối thoại giữa Trương Ba và người thân (vợ, con dâu, cháu gái) càng làm cho ông đau khổ hơn.

        Trước sự thực phũ phàng, đau lòng: Trương Ba không còn giữ được đời sống riêng nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn mà đang bị cái thể xác ấy lấn lướt, làm tha hóa, dần dần trở nên xa lạ với mọi người, từ người vợ giàu yêu thương, đến người con dâu hiếu thảo đầy cảm thông thương xót Trương Ba, đến đứa cháu gái hồn nhiên, ngay thẳng, trong trắng đều không thừa nhận Trương Ba và đã trả lời Trương Ba bằng những câu nói thấm đẫm nước mắt xót đau, bế tắc.

        Biết mình như vậy trong con mắt người thân, Trương Ba đã đi đến một phản kháng quyết liệt: “Không cần cái đời sống do mày mang lại!”

        Gặp lại Đế Thích, Trương Ba thể hiện thái độ kiên quyết từ chối, không chấp nhận cái cảnh trớ trêu đầy tính bi hài của mình : “ Bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được”. Trương Ba thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thích bằng những lời trách cứ, phê phán gay gắt: “Sống nhờ… đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào, thì ông chẳng cần biết. Không thể sống với bất cứ giá nào…” Đây quả là một sự “bừng ngộ” một cuộc cách mạng lớn lao trong nhận thức của Trương Ba về sự sống và hạnh phúc .

        Trương Ba trả lại xác cho anh hàng thịt, chấp nhận cái chết để linh hồn được trong sạch, thanh cao. Là con người, Trương Ba “vẫn rất ham sống” nhưng kiên quyết “Không nhập vào hình thù ai nữa… Hãy để cho tôi được chết hẳn”. Hồn Trương Ba hóa thân vào các sự vật thân thương, tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những người thương yêu mình như màu xanh bất tử của cây cối.

        Qua các màn đối thoại nói trên, toát lên vẻ đẹp tâm hồn của con người trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, giả tạo để bảo vệ quyền được sống trọn vẹn hợp với lẽ tự nhiên cùng sự hoàn thiện nhân cách con người “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.

        Ý nghĩa nhân bản, chất thơ của triết lý tràn đầy tinh thần lạc quan của Lưu Quang Vũ là ở chỗ đó. Vở kịch vang lên bài ca chiến thắng về cái Thiện, cái Đẹp của sự sống đích thực. “Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn gì quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn ”.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập

Bài viết hay nhất

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

jun88

Liên hệ telegram @hanievu