Giải Sinh 10: Bài 15. Thực hành: Một số thí nghiệm về enzim | Myphamthucuc.vn

Bài 15. Thực hành: Một số thí nghiệm về enzim

I. Thí nghiệm với enzim catalaza   

1. Lát khoai tây sống ở nhiệt độ phòng thí nghiệm và lát khoai tây chín có sự khác nhau về lượng khí thoát ra vì: trong lát khoai tây sống có chứa nhiều enzim catalaza nên xuất hiện nhiều bọt khí, còn lát khoai tây chín không xuất hiện bọt khí do enzim catalaza đã bị biến tính hoặc bị phá hủy dẫn đến bất hoạt khi được đun ở nhiệt độ cao.    

2. Cơ chất của enzim catalaza là H2O2   

3. Sản phẩm tạo thành sau phản ứng có enzim catalaza xúc tác là: O2 và H2O   

4. Sự khác nhau về hoạt tính của enzim giữa các lát khoai để ở nhiệt độ phòng và lát khoai để ở trong tủ lạnh là do nhiệt độ, nhiệt độ thấp đã làm giảm hoạt tính của enzim.

Kết quả

Đối tượng Hiện tượng Kết luận
Lát khoai tây sống Xuất hiện nhiều bọt khí trắng Chứa nhiều enzim catalaza
Lát khoai tây chín Không có bọt khí xuất hiện Enzim catalaza có thể bị biến tính hoặc bị phá hủy bởi nhiệt độ
Lát khoai tây ngâm lạnh Xuất hiện ít bọt khí trắng Nhiệt độ thấp làm giảm hoạt tính của enzim catalaza
Xem thêm:  Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời là gì? Hãy vẽ hình biểu diễn chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm và giải thích | Myphamthucuc.vn

II. Thí nghiệm sử dụng enzim trong quả dứa tươi để tách chiết ADN

Giải thích

1. Cho nước rửa chén vào dịch nghiền tế bào gan 

– Mục đích: Phá vỡ màng sinh chất của tế bào.

– Giải thích: Nước rửa chén được cấu tạo từ các phân tử phân cực, chúng liên kết với phân tử photpholipit của màng tế bào làm phá vỡ màng tế bào, sau đó liên kết với các phân tử photpholipit của màng nhân để phá bỏ màng nhân.

2. Dùng enzim trong quả dứa

– Mục đích: Thủy phân protein và giải phóng ADN ra khỏi protein.

– Giải thích: Trong quả dứa có enzim prôtêaza, là một enzim có khả năng phân hủy prôtêin do đó sẽ giải phóng ADN ra khỏi prôtêin.

Xem toàn bộ Giải Sinh 10: Bài 15. Thực hành: Một số thí nghiệm về enzim

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập