/tmp/dskrb.jpg Cảm nhận khổ 5, 6 bài thơ Sóng (dàn ý + 5 mẫu) (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn - Giáo dục trung học Đồng Nai

Cảm nhận khổ 5, 6 bài thơ Sóng (dàn ý + 5 mẫu) (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn

Tổng hợp Dàn ý Cảm nhận khổ 5, 6 bài thơ Sóng do Top lời giải sưu tầm và biên soạn. Qua dàn ý và các bài văn mẫu được biên soạn ngắn gọn, chi tiets, hay nhất dưới đây sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu, các cách hành văn khác nhau, qua đó có thể tiếp cận tác phẩm với cái nhìn đa chiều, mới mẻ hơn. Mời các bạn cùng xem!

Dàn ý Cảm nhận khổ 5, 6 bài thơ Sóng

1. Mở bài

– Giới thiệu qua tác giả Xuân Quỳnh là một gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ trẻ chống Mĩ.

– Thơ Xuân Quỳnh là một hồn thơ rất đỗi trẻ trung, tươi mát, đầy nữ tính. Đặc điểm đặc sắc trong thơ tình yêu của Xuân Quỳnh là: Vừa khát khao một tình yêu lí tưởng, vừa hướng tới hạnh phúc thiết thực của đời thường. Tất cả những điều ấy được thể hiện trong một hồn thơ giản dị, tự nhiên và hồn nhiên. Có thể nói, cùng với “Thuyền và biển”, “Thơ tình cuối mùa thu”, bài thơ “Sóng” đã kết tinh được tất cả những gì là sở trường nhất của hồn thơ Xuân Quỳnh.

2. Thân bài

– Hình tượng trung tâm và nổi trội trong bài thơ là hình tượng ‘Sóng’, bao trùm cả bài thơ là hình tượng:

– Sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ trẻ cũng như mọi sáng tạo nghệ thuật trong bài thơ đều gắn liền với hình tượng sóng. Cả bài thơ là những con sóng tâm tình của một người phụ nữ được khơi dậy khi đứng trước biển cả.

– “Sóng” là một trong những hình tượng ẩn dụ, nó là sự hóa thân của cái tôi trữ tình của Xuân Quỳnh. “Sóng” và “em”, vừa hòa hợp là một, lại vừa phân đôi để soi chiếu, cộng hưởng. Tâm hồn người phụ nữ đang yêu soi vào sóng để thấy rõ lòng mình, nhờ sóng để biểu hiện những trạng thái của lòng mình.

→ Với hình tượng sóng, có thể nói Xuân Quỳnh đã tìm được một cách thể hiện thật xác đáng tâm trạng của người phụ nữ trong tình yêu.

– Hình tượng sóng đã gợi ra trong cả bài thơ bằng âm điệu: Bài thơ có một âm hưởng dào dạt, nhịp nhàng, lúc sôi nổi trào dâng, lúc thì thầm sâu lắng, gợi âm hưởng của những đợt sóng miên man, vô tận. Âm hưởng ấy được tạo dựng nên bởi thể thơ năm chữ, với những câu thơ liền mạch, từng không ngắt nhịp, các khổ thơ được gắn kết với nhau bằng cách nối vần (“Khi nào ta yêu nhau”… “Con sóng dưới lòng sâu”).

→Nhịp sóng đó cũng chính là nhịp lòng của tác giả, một tâm trạng đang xao động, trào dâng, miên man và chất chứa những khát khao, rạo rực.

– Khổ 5: Tình yêu luôn đi liền với nỗi nhớ. Tâm hồn đang yêu ở đây luôn soi vào sóng để diễn tả cái sâu sắc, bao la của nỗi nhớ trong lòng mình, nó choán đầy cả tầng sâu và bề rộng, nó chiếm lĩnhtrọn cả thời gian, cả ngày lẫn đêm:

“Con sóng dưới… không ngủ được”

– Sóng như nỗi lòng của người con gái vậy: “Lòng em nhớ đến anh – Cả trong mơ còn thức” →Em “thức” cả trong mơ →Nỗi nhớ không chỉ chiếm lĩnh ý thức mà còn thấm sâu vào tiềm thức.

– Khổ 6: Tình yêu rất sôi nổi, nồng nhiệt của Xuân Quỳnh cũng lại là một tình yêu chân thành và trong sáng, một tình yêu đòi hỏi sự gắn bó thủy chung. Như mọi con sóng dù “muôn vời cách trở” nhưng vẫn hướng vào bờ và nhất định tới bờ, thì lòng em cũng thế:

“Dẫu xuôi về… một phương” 

→ Đứng trước biển, cũng là đối diện với sự vô cùng vô tận của không gian, sự vô thủy vô chung của thời gian và thấy đời người thật ngắn ngủi… Xuân Quỳnh muốn được có mặt mãi trên cõi đời này. Để được sống, được bất tử trong tình yêu. Sống trong tình yêu là hạnh phúc, là khát vọng vĩnh hằng.

⇒ Bài thơ kết thúc, nhưng những con sóng trong trái tim say đắm của Xuân Quỳnh vẫn cồn cào trong ngực, trong lồng ngực của những đôi lứa yêu nhau… Con sóng tình yêu không bao giờ ngừng nghỉ. Mãi mãi dào dạt, “bồi hồi trong ngực trẻ”.

3. Kết bài

– Khẳng định hình tượng sóng đã làm cho bài thơ thành công

– Tình yêu luôn luôn quan trọng với cuộc sống của mỗi con người, mỗi chúng ta ai cũng có quyền yêu và được yêu. Và tình yêu của tuổi trẻ là tình yêu mãnh liệt và cảm xúc trong sáng nhất.

Cảm nhận khổ 5, 6 bài thơ Sóng – Bài mẫu 1

     Xuân Quỳnh thuộc một số những nhà thơ lớp đầu tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Nhận xét về ngôn ngữ thơ của nữ sĩ, giáo sư Chu Văn Sơn cho rằng: “Thơ Xuân Quỳnh là thơ của một cánh chuồn chuồn bay tìm chỗ nương thân trong nắng nôi giông bão của cuộc đời… Thế giới thơ ca Xuân Quỳnh là sự tương tranh không ngừng giữa khắc nghiệt và yên lành với những biểu hiện sống động và biến hóa không ngừng của chúng”. Và “Sóng” là một bài thơ hay, đã làm rõ những điểm sáng đó trong phong cách thơ Xuân Quỳnh, nhất là hai khổ thơ 5 và 6.

Dù không thể cắt nghĩa được cội nguồn của tình yêu nhưng Xuân Quỳnh đã phát hiện ra một tín hiệu cơ bản của tình yêu, nhất là khi những tâm hồn yêu phải xa cách: tình yêu luôn đồng hành cùng nỗi nhớ, và tương tư là căn bệnh phổ biến của tất cả những người đang yêu. Có nỗi nhớ tha thiết mà lặng thầm trong ca dao:

“Nhớ ai em những khóc thầm

Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa”

Có nỗi nhớ được đo bằng không gian:

“Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời”

Có nỗi nhớ được đo bằng thời gian:

“Sầu đong càng lắc càng đầy

Ba thu dọn lại một ngày dài ghê”

     Ở đây để diễn tả những cảm xúc nhung nhớ trong tình yêu, Xuân Quỳnh tiếp tục mượn hình tượng sóng:

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được”

Hình ảnh con sóng được điệp lại ba lần trong bốn dòng thơ giống nhau như những đợt sóng gối lên nhau, hối hả vươn tới bờ, như đoạn điệp khúc da diết của một bản tình ca. Nghệ thuật đối đã đặt sóng vào những không gian, thời gian khác nhau. Dù trên mặt nước hay dưới lòng sâu, dù ngày hay đêm, con sóng luôn mang trong mình nỗi nhớ bờ da diết. Đó cũng là ẩn dụ về những đợt sóng lòng đang trào dâng trong trái tim người phụ nữ đnag yêu, sóng nhớ bờ như em nhớ anh “ngày đêm không ngủ được”, một nỗi nhớ bao trùm cả không gian, đầy ắp theo thời gian, một nỗi nhớ cồn cào da diết, không thể nào yên, không thể nào nguôi, cứ cuồn cuộn, dạt dào như những con sóng triền miên vô hồi vô hạn.

     Và phải chăng, những rung cảm mãnh liệt của trái tim đã buộc lời thơ phải dài thêm ra để diễn tả cho thỏa cái ngút ngàn của nỗi nhớ:

“Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

     Đây là khổ thơ đặc biệt nhất trong bài thơ bởi nó kéo dài thêm hai dòng thơ. Cảm xúc nhớ thương trào dâng mãnh liệt đã làm ý thơ bị xô đẩy, khuôn khổ thơ phải lung lay. Sự xuất hiện của khổ thơ đặc biệt này đã tạo nên một liên tưởng độc đáo: cả bài thơ là con sóng lớn, khổ thứ năm là đỉnh sóng và cũng là đỉnh điểm của cảm xúc.

     Mượn sóng để diễn tả nỗi nhớ đã là sâu sắc và mãnh liệt lắm nhưng với Xuân Quỳnh, điều đó dường như là chưa đủ, tác giả đã để cho nhân vật trữ tình trực tiếp đứng ra bộc bạch nỗi lòng mình. Nếu nỗi sóng nhớ bờ còn phân biệt ngày đêm thì nỗi em nhớ anh đã phá vỡ mọi giới hạn thời gian. Nỗi nhớ không chỉ tồn tại trong ý thức mà còn trong cả tiềm thức, thậm chí có cảm giác nếu còn có một cõi nào nữa có thể tới được, Xuân Quỳnh sẽ tìm tới để được sống trọn vẹn với tình yêu. Ý thơ Xuân Quỳnh ở đây có gì thật gần với ca dao:

Xem thêm:  Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 28, 29, 30 | Myphamthucuc.vn

“Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt trên vai

Đèn thương nhớ ai

Mà đèn không tắt

Mắt thương nhớ ai

Mắt ngủ không yên

Đêm qua em những lo phiền

Lo vì một nỗi không yên một bề”

     Tác giả dân gian mượn khăn, đèn, mắt để diễn tả nỗi nhớ nhung khắc khoải của người con gái đnag yêu, và cuối cùng không cần một ẩn dụ, hoán dụ nào nữa, chính em đã trực tiếp bộc bạch nỗi lo âu tình duyên hạnh phúc. Như vậy tứ thơ của Xuân Quỳnh không mới nhưng niềm khát khao phá vỡ mõi giới hạn để mở rộng chiều kích, biên độ của cuộc sống và tình yêu thì thực sự là táo bạo hiện đại.

     Quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh rất mới mẻ nhưng vẫn có gốc rễ rất sâu của đạo lý truyền thống:

“Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh – một phương”

     Dưới hình thức nói ngược, những câu thơ trên như thoáng qua một chút thách thức. Trong Tiếng Việt, thông thường người ta nói “ngược về phương Bắc, xuôi về phương Nam”, Xuân Quỳnh nói ngược lại với hàm ý sâu sa: dù cuộc đời có đảo điên, dù vật đổi sao rời, dù xuôi hóa ngược, dù cho ở đâu, em như kim chỉ nam, em luôn hướng về anh- một phương. Xuân Quỳnh rất hiếm khi quyết liệt trong thơ. Đây có lẽ là lần nhà thơ tỏ ra quyết liệt nhất là để bảo vệ tình yêu chung thủy. Nữ sĩ luôn biết vun đắp chắt chiu để bảo vệ hạnh phúc đời thường. Nhà thơ chưa bao giờ kiêu sa để triết lí về tình yêu.

     Tình yêu vốn là đề tài muôn thủa của thơ ca. Trong tình yêu, con người luôn có nhu cầu được chia sẻ, giãi bày. Có thể nói, trong bài thơ này, với “Sóng”, Xuân Quỳnh đã tìm thấy một hình tượng nghệ thuật độc đáo, phù hợp để nói lên một cách đầy đủ và chân thật những biểu hiện đa dạng trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu.

Cảm nhận khổ 5, 6 bài thơ Sóng – Bài mẫu 2

Cảm nhận khổ 5, 6 bài thơ Sóng (dàn ý + 5 mẫu) (ngắn gọn, hay nhất) (ảnh 2)

     Tâm hồn thơ nhìn cuộc đời cũng bằng chất thơ. Nhìn mùa xuân thấy tuổi trẻ, trông ánh trăng mà nhớ về cố hương, như Xuân Quỳnh nhìn ngọn sóng đã nghĩ về tình yêu. Những nghĩ suy ấy được đúc kết trong tác phẩm “Sóng”-một tiếng yêu nhẹ mà nồng. Bài thơ là những xúc cảm khi yêu của người con gái, mà nhớ nhung và tin tưởng nằm trong số đó. Hai cảm xúc này được thể hiện rất rõ thông qua hai khổ thơ:

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh – một phương ”

     “Sóng” là thành quả sau chuyến đi vào Diêm Điền của nhà thơ, được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”. Bài thơ gồm tám khổ, mỗi khổ lại là một nét suy nghĩ của tác giả về tình yêu khi đừng trước những con sóng. Những lớp sóng nước chính là cảm hứng cho tác giả và cũng là hình tượng chính trong bài thơ, song hành với đó là hình tượng “em”. Hai khổ thơ trên là khổ năm và khổ sáu.

     Trong hai đoạn thơ, hình ảnh sóng hiện lên gắn liền với những sắc thái của tình yêu mà khổ đầu là sóng cùng nỗi nhớ. Phép nhân hóa đã biến sóng thành một chủ thể cũng có tình yêu:

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được”

     Từ “sóng” được điệp lại ba lần trong ba câu thơ liên tiếp đã tạo nên hình ảnh những con sóng trào lên từng lớp, từng lớp. Nhịp sóng trào cũng chính là nhịp nhớ thương trong trái tìm người phụ nữ, cứ hết lớp này đến lớp nọ, chẳng bao giờ hết sục sôi, chẳng biết đâu là giới hạn. Giống như trong tình yêu, nhớ luôn là xúc cảm khôn nguôi và dào dạt, một nhịp yêu là một nhịp nhớ. Sự tương phản giữa “ngày” và “đêm”, “dưới lòng sâu” và “trên mặt nước” gợi ra một nỗi nhớ chiếm kích mọi chiều không gian và bao trùm lên toàn thời gian. Những câu thơ gợi ra trái tim người con gái đang yêu tựa như một đại dương rộng lớn đong đầy dòng nước tình yêu và không lúc nào yên lặng bởi những con sóng của nhớ nhung.

     Nhà thơ mượn sóng để gợi nỗi nhớ trong tình yêu, nhưng có lẽ nói như thế cũng không thể hết được nên nỗi nhớ đã bật ra thành lời thổ lộ trực tiếp:

“Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

     Hai câu thơ giống như một con sóng, xuyên qua cả đại dương bao la, xuyên qua cả cõi thực và cõi mộng. Nỗi nhớ không chỉ là hiện diện của ý thức mà còn lắng sâu vào tâm thức để hiện ra trong những giấc mơ. Cái dạt dào, sôi trào, da diết của nỗi nhớ dường như đã khiến cho nỗi nhớ thương tràn bờ. Dung lượng câu thơ chuyển từ bốn thành sáu câu như để đủ dung lượng để diễn tả nỗi nhớ ấy cho đến tận cùng. Sự phá vỡ quy tắc thơ ở đây cũng như ngầm ám chỉ tình yêu vốn dĩ là sự phá cách và không có giới hạn như thế, trái tim khi yêu thì có thể phá vỡ mọi rào cản và nỗi nhớ thì cũng không bao giờ thôi sục sôi.

     Đoạn thơ tiếp theo, hình tượng sóng gắn liền với một sắc thái khác của tình yêu, đó là sự thủy chung:

“Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh – một phương ”

     Nhà thơ đã đặt phương anh bên cạnh phương bắc, phương nam như một phép so sánh hai chiều kích của không gian và của tình yêu. Nếu không gian địa lý mở ra với bốn phương tám hướng thì trong tình yêu chi có duy nhất một phương anh. Hai chữ “một phương” đã khẳng định sự duy nhất và bản chất chân chính của tình yêu. Cặp từ đối “ngược” “xuôi” chính là sự hiện hữu của những khó khăn trong tình yêu. Đó là thử thách mà con người phải trải qua, là hành trình lên thác xuống ghềnh để theo đuổi và nuôi dưỡng tình yêu. Chỉ có trái tim yêu chân thành thì mới chẳng quản lên thác xuống đèo như thế, chỉ có sự chân thành, yêu chân thực mới hiểu được thủy chung là bản chất của tình yêu. Đoạn thơ cũng thể hiện những khám phá của Xuân Quỳnh về tình yêu: nếu sóng chỉ hướng đến bờ thì em cũng chỉ hướng về anh, lòng chung thủy sẽ dẫn em vượt qua muôn nghìn trùng sóng bể để đến bến bờ tình yêu và hạnh phúc.

     Hai khổ thơ là những chiêm nghiệm, khám phá và đúc kết của nhà thơ về tình yêu: yêu là nhớ, yêu là thủy chung. Những người đang yêu có lẽ thấy chính mình cũng là “em”, cũng bồi hồi nhớ người yêu và một lòng mong ước bền chặt gắn bó. Nhưng người chưa yêu có lẽ thấy khát khao cũng được trải qua những sắc thái chẳng gì có thể mang lại được ấy. Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã khơi dậy sắc thái yêu trong lòng người đọc như thế đấy.

Cảm nhận khổ 5, 6 bài thơ Sóng – Bài mẫu 3

     Xuân Quỳnh là nữ thi sĩ của tình yêu, là một trong những tác giả xuất sắc trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cũng như trong văn học Việt Nam hiện đại. Thơ của Xuân Quỳnh là tiếng lòng của người phụ nữ đầy trắc ẩn, vừa hồn nhiên vừa tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm của khát vọng tình yêu lứa đôi. Xuân Quỳnh đã để lại cho những thế hệ sau rất nhiều những bài thơ ca hay có giá trị trường tồn mãi mãi về sau. Nhưng trong đó bài thơ “Sóng” vẫn nổi bật hơn cả. Bài thơ là tiếng lòng trực tiếp của những khao khát sôi nổi , mãnh liệt mà chân thành, tự nhiên của một người con gái khi yêu. Hình tượng”sóng” được bộc lộ một cách sinh động qua tâm trạng của người con gái khi đang yêu. Điều đó thể hiện rõ qua 2 khổ thơ 5,6 của bài:

Xem thêm:  Soạn bài: Con cò (ngắn nhất) | Myphamthucuc.vn

“Con sóng dưới lòng sông

……………………………………

Hướng về anh một phương “

     Bài thơ Sóng được sáng tác năm 1967, là kết quả của chuyến đi thực tế đến vùng biển Diêm Điền (Thái Bình) và được đưa vào tập thơ “Hoa dọc chiến hào” – tập thơ đầu tay của Xuân Quỳnh vào năm 1968. Khi viết bài thơ này Xuân Quỳnh chỉ 25 tuổi, độ tuổi trẻ trung, nhiều mơ mộng lãng mạn, khát khao tình yêu. Vào thời kì đó đất nước ta vẫn còn đang phải chiến đấu, và trên đất nước vẫn phải chịu những cuộc chia ly màu đỏ. Vậy nên những tác phẩm trong thời kì đó đều thường nói về chiến tranh nhưng người con gái đó lại viết về tình yêu đôi lứa. Chính điều đó mà bài thơ được coi là bông hoa lạ ” nở dọc chiến hào ” trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước vô cùng khó khăn và khốc liệt. Hình tượng xuyên suốt trong bài thơ là hình tượng “sóng” – mượn hình ảnh sóng để bày tỏ tâm tình của người con gái đang yêu,với khát khao tình yêu cháy bỏng. Song hành với hình tượng”Sóng” là hình tượng ” em”. “Em” cũng là “sóng” mà “sóng” cũng chính là “em”. “Sóng” và “em” khi thì hoà nhập vào m một khi thì phân đôi ra soi chiếu vào nhau. Với cấu trúc song hành này đã tạo chiều sâu nhận thức và nét độc đáo riêng cho bài thơ. Những đặc điểm của những con sóng cũng là đặc điểm của tình yêu. Tình yêu cũng như những con sóng , người ta chỉ nhìn thấy những con sóng ngày đêm vỗ vào bờ. Nhưng sóng biển không chỉ có những con sóng hiện hữu như vậy mà có cả những con sóng âm ỉ dưới lòng đại dương sâu thẳm:

” Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong đêm còn thức”

     Đây là khổ thơ với số câu thơ nhiều nhất trong bài. Cũng như sóng thì tình yêu không chỉ nhìn thấy qua bên ngoài mà còn tận trong đáy tâm hồn người phụ nữ mà chỉ có ai tinh tế mới cảm nhận được. Tình cảm lứa đôi thường được thể hiện bằng nhiều trạng thái tình cảm và nỗi nhớ là tình cảm tiêu biểu nhất:

” Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được “

     Trong thơ ca thì tình yêu có những nỗi nhớ rất riêng biệt. Ta cũng có thể thấy nỗi nhớ tình yêu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca, qua câu thơ của Hàn Mặc Tử : ” Khi xa cách không gì bằng thương nhớ”

     Hay trong” truyện Kiều ” của Nguyễn Du:

” Sầu đông càng lắc càng đầy

Ba thu dọn lại một ngày dài ghê “

     Xuân Quỳnh đã rất khéo léo dùng phép nhân hoá để khẳng định dù con sóng ở đâu cũng luôn nhớ tới bờ ngày đêm thao thức không ngủ được. Con sóng ngày đêm không ngủ được chính là nỗi nhớ da diết, rạo rực của người con gái khi yêu. Nỗi nhớ chiếm lĩnh cả không gian và thời gian, và cả trong những giấc mơ:

“Lòng em nhớ đến anh

Cả trong đêm còn thức “

     Nỗi nhớ trong thơ Xuân Quỳnh được diễn tả một cách độc đáo và sáng tạo .Dù ở không gian nào “trên mặt nước” hay “dưới lòng sâu” hay thời gian nào “ngày” hay “đêm” sóng vẫn nhớ bờ. Phải chăng tình yêu là như thế ? Nhớ cả ngày lẫn đêm. Nỗi nhớ đó mãnh liệt da diết không nguôi. Nhà thơ Xuân Quỳnh đã vô cùng tinh tế khi sử dụng hình ảnh so sánh: sóng nhớ bờ bất kể ngày đêm thì em nhớ anh cả đêm lẫn ngày. Tác giả sử dụng từ “lòng” rất tinh tế với tình cảm của người phụ nữ trong tình yêu. Bởi lòng là nơi thầm kín chứa đựng những tâm tư tình cảm. Tình yêu của người con gái khi yêu là một tình yêu cháy bỏng, chân thành tuyệt đối, với sự gắn bó thủy chung:

” Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam

Khi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh – một phương “

     Điệp từ ” dẫu ” kết hợp với với nghệ thuật đối “bắc” – “nam” , “xuôi” – “ngược”. Thường thì ta hay nói ” xuôi Nam”,” ngược Bắc” nhưng Xuân Quỳnh đã nói ngược lại qua đó ta thấy được tình yêu không theo quy luật cụ thể nào, có thể là đi ngược lại với thực tế. Bởi vậy người con gái khi đang yêu cho dù muôn vàn khó khăn cách trở thì vẫn có thể vượt qua, một lòng son sắt thủy chung với người mình yêu thương. Chính tình yêu mãnh liệt ấy như là nguồn động lực để nhà thơ tin tưởng vào tình yêu của chính mình. Như những con sóng kia mãi vỗ vào bờ. Đoạn thơ là những suy nghĩ trăn trở đi kèm với đó là những khát khao cháy bỏng của người con gái trong tình yêu. Tác giả đã không chỉ thành công trong nội dung mà còn thành công trong nghệ thuật với thể thơ năm chữ truyền thống, cách ngắt nhịp gieo vần độc đáo giàu sức liên tưởng, xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết, trìu mến. Cấu trúc bài thơ được xác lập theo kiểu đan xen giữa “sóng” -“bờ”, “anh”-“em” góp phần làm nên đặc sắc của bài thơ.

     Khép lại hai khổ thơ nhưng lại mở ra trong lòng người đọc bao suy ngẫm. Đoạn thơ trên nói riêng và bài thơ “Sóng” nói chung thể hiện khát vọng nồng nàn, sâu sắc thủy chung của người con gái khi yêu, một tình yêu vừa mang tính dân tộc vừa mang tính nhân văn sâu sắc. Đồng thời tác giả cũng thể hiện được vẻ đẹp của người phụ nữ đang yêu qua hình tượng sóng. Sống là để yêu thương vậy nên hãy sống hết mình, cháy hết mình trong tình yêu để cuộc sống này không vô nghĩa.

Cảm nhận khổ 5, 6 bài thơ Sóng – Bài mẫu 4

 “Sóng” của Xuân Quỳnh (1942-1988) là một bài thơ tình rất đẹp. Vẻ đẹp của một tâm hồn khao khát yêu thương trong mối tình đầu rạo rực của thiếu nữ. Vẻ đẹp của nhạc; nhạc của lòng cũng là nhạc của thơ, nhạc của sóng reo, sóng vỗ. Vẻ đẹp của men say tình ái được cất lên thành lời ca ngọt ngào, tha thiết biết bao:

“Con sóng dưới lòng

 …

Hướng về anh một phương”.

    Hình tượng “sóng” đầy thi vị. Bất cứ ở đâu, dù ở “dưới lòng sâu” hay ở “trên mặt nước”, thì sóng vẫn “nhớ bờ”. Dù cả trong ngày và trong đêm dài vắng vẻ, sóng vẫn “không ngủ được”. Các động từ – vị ngữ: ” nhớ bờ”, “không ngủ được” đã được nữ sĩ dùng rất đắt, tinh tế và biểu cảm, đem đến cho ta bao cảm xúc đẹp về tình yêu:

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được”.

    Nỗi nhớ ấy rất mãnh liệt. Dù ở không gian nào “dưới lòng sâu hay “trên mặt nước”, dù ở thời gian nào “ngày” cũng như “đêm”, sóng vẫn “nhớ”, sóng vẫn bồn chồn, thao thức “không ngủ được”.Lấy không gian và thời gian để “đo” nỗi nhớ của em, tác giả đã thể hiện một cách sâu sắc một tâm hồn luôn luôn trăn trở, khao khát được yêu thương. Sóng đã được nhân hóa mang hồn em và tình em. Từ cảm “ôi” xuất hiện trong đoạn thơ như một tiếng lòng chấn động rung lên: “Ôi con sóng nhớ bờ…”.

    Từ hiện tượng sóng vỗ xôn xao suốt đêm ngày trên đại dương, nữ sĩ liên tưởng đến tình cảm của thiếu nữ:

“Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”.

    “Cả trong mơ” và cả khi “còn thức”, trong thực và trong mộng, em vẫn “nhớ đến anh”. Hình bóng chàng trai – người tình đã choán ngợp tâm hồn cô gái. Yêu là sự hòa nhập hai tâm hồn. Sóng trên đại dương là biểu tượng cho sự sống muôn đời, cũng như tình yêu của “em” đối với “anh” mãi mãi là nỗi khao khát nhớ thương, mong đợi, trong không gian, trong thời gian, và “cả trong mơ còn thức”. Xuân Quỳnh đã có một cách nói mới mẻ, một cách diễn đạt độc đáo khi thể hiện nỗi nhớ trong tình yêu, của “em”. Ta hãy trở về với ca dao:

Xem thêm:  Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5 Vòng 5 (có đáp án) | Myphamthucuc.vn

 “Nhớ ai em những khóc thầm

Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa”.

   hay:

 “Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa, như ngồi đống than”.

    hay:

“Nhớ ai nhớ mãi thế này?

Nhớ đêm quên ngủ, nhớ ngày quên ăn”.

    Qua đó, ta mới cảm thấy cái ý vị đậm đà của ngôn từ, cái cảm xúc nồng cháy của tâm hồn thiếu nữ: “Lòng em nhớ đến anh — Cả trong mơ còn thức”.

    Tình yêu luôn luôn đối diện với bao thử thách, trong đó có sự cách trở vế thời gian và không gian. Sự cách trở ấy đã làm cho tâm hồn thiếu nữ, tâm hồn “em” thêm đẹp, đinh ninh lời thề nguyền “trăm năm một chữ đồng đến xương” (“Truyện Kiều”). Lứa đôi ngày xưa, với sức mạnh của tình yêu, họ quyết tâm vượt qua mọi thử thách “tam tứ núi cũng trèo, ngũ lục sông cũng lội, thất bát đèo cũng qua” để được sống dưới một mái ấm hạnh phúc đời đời bên nhau. Với “em” thì dù đi đâu, dù có lên thác xuống ghềnh, “dẫu xuôi về phương Bắc – dẫu ngược phương Nam” trong bom đạn thời chiến tranh chống Mĩ (1967), lòng em vẫn “hướng về anh một phương”, hướng về “anh”, người mà “em” thương nhớ, đợi chờ:

“Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh một phương”.

    Các điệp ngữ: “dẫu xuôi về”, “dẫu ngược về”, “phương” (phương Bắc, phương Nam, một phương) đã liên kết với các từ ngữ: “Em cũng nghĩ”, “hướng về anh” làm cho niềm tin đợi chờ trong tình yêu được khẳng định môt cách mạnh mẽ. Chữ “một” trong câu thơ “hướng vê anh một phương” đã thể hiện một tình yêu sắt son thủy chung.

    Có thể nói, đoạn thơ trên đây là một âm vang của tiếng sóng, là một khúc tâm tình của thiếu nữ trăn trở, khát khao được yêu thương gắn bó. Trái tim của thiếu nữ nồng hậu và đằm thắm biết bao! Sóng nhớ bờ, em nhớ anh là quy luật muôn đời của tự nhiên, của sự sống và tình yêu. Xuân Quỳnh đã viết nên những vần thơ ngũ ngôn có nhạc điệu ngân vang tha thiết, có hình tượng sóng và hình tượng em rất đẹp. Các ẩn dụ và liên tưởng đầy tính nhân văn. Cấu trúc song hành (câu 1 với 2, câu 3, 4 với câu 7, 8) và các điệp ngữ (sóng… dẫu… về, phương) đã tạo nên âm điệu triền miên, liên hồi như tiếng sóng vỗ xôn xao, bồi hồi trong lòng “em”.

    “Yêu là chết ở trong lòng một ít”? – Không! Với Xuân Quỳnh, thì tình yêu là “khát vọng, đã làm cho thiếu nữ hồn hậu hơn, cao quý hơn. Bởi lẽ:

“Tình yêu là thế,em ơi!

Hai người mà hóa một người trăm năm …”

                   “Lạ chưa?” – Tố Hữu

Cảm nhận khổ 5, 6 bài thơ Sóng – Bài mẫu 5

     Sóng được Xuân Quỳnh sáng tác vào năm 1967 trong những ngày kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt. Bài thơ nhằm bày tỏ nỗi nhớ nhung và khát vọng trong tình yêu của người phụ nữ. Đó cũng là những tình cảm đẹp đẽ nhằm trao tặng cho người mình yêu. Điều đó được thể hiện rõ ràng nhất trong hai khổ thơ năm và sáu của bài thơ:

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh một phương”

     Nói về tình yêu có rất nhiều nhà thơ lấy những hình ảnh khác nhau để biểu trưng cho thứ tình cảm ấy và Xuân Quỳnh đã lựa chọn hình tượng Sóng để biểu thị cho tình yêu xuyên suốt trong bài thơ. Sóng là hiện thân cho tình yêu, cho người con gái đang yêu. Sóng cũng mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho người đọc. Hình tượng sóng trong hiện thực mà chúng ta thường thấy nó cũng như vậy, có rất nhiều những trạng thái khác nhau, thậm chí là đối ngược nhau như: “Dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ”. Nhờ vào những liên tưởng về hình tượng con sóng mà chúng ta thấy được những đặc trưng của tình yêu đôi lứa mà được biểu hiện chủ yếu bằng nỗi nhớ:

     Bằng việc lặp lại hai lần từ “con sóng” và đi kèm với nó là những vị trí khác nhau. “Sóng trên mặt nước” là con sóng ở bề nổi bên trên mà người ta có thể dễ dàng thấy được còn sóng dưới lòng sâu là nhưng con sống ngầm dưới mặt nước ta khó lòng có thể biết được. Như ta đã biết sóng là biểu trưng cho tình yêu, cho nỗi nhớ. Trong tình yêu, khi người ta xa cách nhau thường đem lại sự nhớ nhung tha thiết. Có những người đem nỗi nhớ nhung đó giấu trong lòng, không thổ lộ với ai và cũng có những người họ bày tỏ, biểu hiện nỗi nhớ đó ra bên ngoài. Chúng ta có thể dễ dàng thấy được sóng là một hình ảnh hàm súc, gợi tả, gợi cảm và cũng là nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Xuân Quỳnh.

     Sóng là hình ảnh biểu trưng trạng thái bất ổn định của tình yêu. Xuân Quỳnh đã bày tỏ nỗi nhớ trong tình yêu bằng hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng “Ôi con sóng nhớ bờ”, “sóng” còn là biểu tượng cho người con gái trong tình yêu khi nhớ về người con trai đó là “bờ”. “Sóng” và “bờ” là hai hình ảnh sóng đôi nhau ngoài đời thực, con “sóng” dù có đi xa tới mấy cũng trở về với “bờ”. Khi rời xa nhau thì sự nhớ nhung lại trỗi dậy mạnh mẽ đến nỗi “Ngày đêm không ngủ được”. Nỗi nhớ thường trực biến thành sự thao thức đến nỗi không ngủ. Đến đây ta có thể thấy được sự quen thuộc mà những ai đã và đang yêu đều từng trải qua. Không chỉ sử dụng hình ảnh ẩn dụ mà Xuân Quỳnh còn biểu lộ trực tiếp:

“Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

     Từ “sóng” với “bờ” đã chuyển sang thành anh với em. Anh với em giống với con sóng và bờ kia, cũng chứa đựng những cung bậc cảm xúc như vậy đó là nỗi nhớ trong em cũng không thua kém gì với sóng. Nếu như “sóng” ngày đêm không ngủ, thao thức thì em ở một cấp độ cao hơn đó là thức ở chính trong giấc mơ của mình. Ý nói rằng dù thức hay ngủ thì nỗi nhớ vẫn xâm chiếm. Nỗi nhớ ấy còn được nhấn mạnh hơn nữa trong bốn câu tiếp theo:

“Dẫu xuôi về phương  Bắc

Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh một phương”

     Tác giả đã sử dụng phép đối lập giữa Bắc và Nam, giữa xuôi và ngược để thể hiện nỗi nhớ và tình yêu tha thiết của cô gái với chàng trai. Thông thường người ta thường nói “xuôi Nam”, “ngược Bắc” nhưng Xuân Quỳnh đã nói ngược lại qua đó cho thấy tình yêu không theo một quy luật củ thể, có thể đi ngược lại với thực tế. Có thể nói dù ở bất cứ đâu, dù có muôn vàn những khó khăn, cách trở thì người con gái ấy vẫn thủy chung, son sắt một lòng với người mình yêu thương.

     Đoạn thơ thể hiện những tâm tình xao xuyến, trăn trở đi kèm với những nồng nhiệt say mê của người con gái trong tình yêu. Qua đó cũng thể hiện nỗi khát vọng tình yêu, khát khao được yêu thương được nếm trải những cũng bậc tình yêu trong cuộc sống của nhà thơ.

—/—

Như vậy, Top lời giải đã vừa cung cấp những dàn ý cơ bản cũng như một số bài văn mẫu hay Cảm nhận khổ 5, 6 bài thơ Sóng (dàn ý + 5 mẫu) để các em tham khảo và có thể tự viết được một bài văn mẫu hoàn chỉnh. Chúc các em học tốt môn Ngữ Văn !

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập

Bài viết hay nhất

Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu