Phong cách ngôn ngữ hành chính là gì? | Myphamthucuc.vn

Phong cách ngôn ngữ hành chính là gì? Cùng Top lời giải tìm hiểu khái niệm, đặc trưng, và luyện tập các dạng bài Phòng cách ngôn ngữ hành chính:

1. Văn bản hành chính & Ngôn ngữ hành chính

a. Văn bản hành chính.

Thông qua các văn bản:

– Nghị định của Chính phủ. Gần với nghị định là có các văn bản khác của cơ quan nhà nước như pháp lệnh, nghị quyết, thông tư, thông cáo, chỉ thị, quyết định,..

– Giấy chứng nhận, gần với giấy chứng nhận có văn bằng, chứng chỉ, giấy khai sinh,…

– Gần với đơn có bản khai báo, báo cáo, biên bản,..

b. Ngôn ngữ hành chính.

– Cách trình bày: các văn bản đều được soạn thảo theo một kết cấu thống nhất, thường có ba phần theo một khuôn mẫu nhất định

– Về từ ngữ: có một lớp từ ngữ cần được dùng với tầng suất cao. Ví dụ như: căn cứ; được sự ủng hộ; được sự ủy nhiệm; tại công văn số; nay quyết định số;…

– Về kiểu câu: Có những văn bản tùy dài nhưng chỉ là kết cấu của một câu.

– Đặc điểm:

+ Về trình bày, kết cấu: Các văn bản đều được trình bày thống nhất, thường có ba phần theo một khuôn mẫu nhất định:

+ Về từ ngữ: Có lớp từ ngữ được sử dụng với tần số cao (căn cứ… được sự ủy nhiệm của…,tại công văn số… nay quyết định, chịu trách nhiệm thi hành quyết định, có hiệu lực từ ngày… xin cam đoan…).

+ Về câu văn: Có những văn bản tuy dài nhưng nhưng chỉ là kết cấu của một câu (Chính Phủ căn cứ… Quyết định: điều 1, 2, 3…). Mỗi ý quan trọng thường được tách ra và xuống dòng, viết hoa đầu dòng.

Xem thêm:  [CHUẨN NHẤT] Tại sao nói công xã paris là nhà nước kiểu mới | Myphamthucuc.vn

– Ví dụ:

Tôi tên là:

Sinh ngày:

Nơi sinh:

– Ngôn ngữ hành chính được dùng trong các văn bản hành chính để giao tiếp trong các cơ quan Nhà nước hay các tổ chức chính trị, xã hội hoặc giữa cơ quan với người dân và giữa những người dân với nhau trên cơ sở pháp lí.

2. Đặc trưng của PCNN hành chính

a.Tính khuôn mẫu

Tính khuôn mẫu thể hiện ở ba phần thống nhất.

 * Phần mở đầu

– Quốc hiệu và tiêu ngữ.

– Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

– Địa điểm, thời gian ban hành văn bản.

– Tên văn bản, mục tiêu văn bản.

 Phần chính: nội dung văn bản

* Phần cuối

– Địa điểm, thời gian (nếu chưa đặt ở phần đầu).

– Chữ kí và dấu (nếu có thẩm quyền).

* Chú ý:

– Nếu là đơn từ kê khai thì phần cuối nhất thiết phải có chữ kí, họ tên đầy đủ của người làm đơn hoặc kê khai.

– Kết cấu 3 phần có thể xê dịch một vài điểm nhỏ tuỳ thuộc vào những loại văn bản khác nhau, song nhìn chung đều mang tỉnh khuôn mẫu thống nhất.

b. Tính minh xác

Tính minh xác thể hiện ở:

– Mỗi từ chỉ có một nghĩa, mỗi câu chỉ có một ý. Tính chính xác về ngôn từ đòi hỏi đến từng dấu chấm, dấu phẩy, con số, ngày tháng, chữ kí,…

– Văn bản hành chính không được dùng từ địa phương, từ khẩu ngữ, không dùng các biện pháp tu từ hoặc lối biểu đạt hàm.ý, không xoá bỏ, thay đổi, sửa chửa.

* Chú ý:

– Văn bản hành chính đảm bảo tính minh xác bởi vì văn bản được viết ra chủ yếu để thực thi. Ngôn ngữ chính là “chứng tích pháp lí”.

Ví dụ: Nếu văn bằng mà không chính xác về ngày sinh, họ tên, tên đệm, quê,… thì bị coi như không hợp lệ (không phải của mình).

Xem thêm:  Một bể kính nuôi cá dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,2m, chiều rộng 0,5m, chiều cao 0,8m | Myphamthucuc.vn

– Trong xã hội vẫn có hiện tượng giả mạo chữ kí, làm dấu giả để làm các giấy tờ giả: bằng giả, chứng minh thư giả, họp đồng giả,…

c. Tính công vụ

Tính công vụ thể hiện ở:

– Hạn chế tối đa những biểu đạt tình cảm cá nhân.

– Các từ ngữ biểu cảm được dùng cũng chỉ mang tính ước lệ, khuôn mẫu.

Ví dụ: kính chuyển, kính mòng, kính mời,…

– Trong đơn từ của cá nhân, người ta chú ý đến những từ ngữ biểu ý hơn là các từ ngữ biểu cảm.

Ví dụ: Trong đơn xin nghỉ học, xác nhận của cha mẹ, bệnh viện có giá trị hơn những lời trình bày có cấm xúc để được thông cảm.

LUYỆN TẬP

1. Một số văn bản hành chính thường liên quan đến công việc học tập trong nhả trường: Đơn xin nghi học, biên bản sinh hoạt lớp, đơn xin vào Đoàn, giấy chứng nhận, sơ yếu lí lịch, bằng tốt nghiệp, giấy khai sinh, học bạ,…

2. Những đặc điểm tiêu biểu:

– Trình bày văn bản: 3 phần:

+ Phần đầu gồm: tên hiệu nước, tên cơ quan ra quyết định, số quyết định, ngày… tháng… năm…, tên quyết định.

+ Phần chính: Bộ trưởng… căn cứ… theo đề nghị… Quyết định: điều 1…, điều 2…

+ Phần cuối: người kí (kí tên, đống dấu), nơi nhận.

– Từ ngữ: dùng những từ ngữ hành chính (quyết định về việc…, căn cứ nghị định…, theo đề nghị của,… quyết định, ban hành kèm theo quyết định, quy định trong chỉ thị, quyết định có hiệu lực, chịu trách nhiệm thi hành quyết định,…

– Câu : sử dụng câu văn hành chính (toàn bộ phần nội dung chỉ cố một câu).

3. Yêu cầu của biên bản một cuộc họp: chính xác về thời gian, địa điểm, thành phần. Nội dung cuộc họp cần ghi vắn tắt nhưng rõ ràng. Cuối biên bản cần có chữ kí, biên bản của chủ toạ và thư kí cuộc họp.

Xem thêm:  Cảm nhận bài thơ Ánh trăng (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn

Trường THPT Lý Tự Trọng

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

BIÊN BẢN SINH HOẠT CHI ĐOÀN

Chi đoàn 12D2 – Tuần 6

Khai mạc lúc 10 giờ, ngày 7 tháng 10 năm 2013

Thành phần tham dự: 43 bạn đoàn viên chi đội 12D2

Đại biểu: Trần Thị Thanh Hà – Phó Bí thư Đoàn trường

Chủ tọa: Lê Hải Phong

Thư ký: Trần Triều Dâng                                                                   *

Nội dung sinh hoạt

(1) Bạn Lê Hải Phong thay mặt Ban chấp hành chi đoàn đánh giá hoạt động của chi đoàn trong tuần qua.

– Về học tập:

+ Toàn chi đoàn học tập chăm chỉ

+ vẫn còn một số bạn nói chuyện riêng trong giờ học môn Tiếng Anh, môn Địa lí.

– Về nề nếp, vệ sinh môi trường: vẫn còn hiện tượng không mặc đồng phục,…

(2) Ý kiến của các bạn dự họp:

– Phê bình một số bạn cán sự lóp…

– Cần chăm chỉ học tập để chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.

(3) Phát biểu của đại biểu Trần Thị Thanh Hà:

– Biểu dương sự cố gắng của chi đoàn 12D2.

– Tán thành ý kiến tổ chức tháng thi đua học tập chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.

(4) Bạn Lê Hải Phong phổ biến công tác Đoàn tuần tới.

Buổi sinh hoạt chi đội kết thúc vào lúc 10 giờ 45 phút.

Chủ tọa                                                                     Thư ký

Lê Hải Phong                                                        Trần Triều Dâng

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập