/tmp/wfphm.jpg Phân tích khổ 1 trong bài thơ Vội Vàng | Myphamthucuc.vn - Giáo dục trung học Đồng Nai

Phân tích khổ 1 trong bài thơ Vội Vàng | Myphamthucuc.vn

Phân tích khổ 1 trong bài thơ Vội Vàng (Từ câu 1 đến câu 13) – Bài mẫu 1


         Mỗi nhà thơ đến với văn đàn đều mang một dấu ấn riêng, mang một cặp mắt mới để lưu dấu trong lòng bạn đọc, nếu đôi mắt thơ của Huy Cận mang nét buồn không gian, thì đôi mắt thơ Xuân Diệu lại là cặp mắt xanh non biếc rờn để bao luyến cảnh sắc nhân gian, để đem trái tim và bầu máu nóng của mình mang đến sức sống cho nhân thế. Khổ thơ đầu bài thơ Vội vàng đã mang đậm nét hồn ấy.

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.”

         Tưởng như hồn thơ dạt dào và tươi trẻ của Xuân Diệu đã biến câu thơ thành những dòng nhựa sống chảy tràn từng câu chữ, nhưng không chỉ vậy, Xuân Diệu còn muốn đoạt quyền của tạo hóa để biến trần gian thành một bữa tiệc thắm sắc đượm hương. Ước muốn mãnh liệt này xuất phát từ cái tôi yêu trần thế nồng nàn tha thiết, muốn mang cả bầu thơ túi rượu để được nâng chén cùng thiên nhiên. Với Xuân Diệu, nếu nhân gian chỉ là một bức tranh với những gam màu nhạt nhòa, và những hương sắc nhạt phai thì đó không còn là thế giới mà thi nhân hằng ao ước, hằng ham muốn đem bầu máu nóng và tình yêu của mình để hiến dâng cho nó nữa.

         Nếu như ở những dòng thơ mở đầu, là lời tỏ bày mãnh liệt ham muốn được tắt nắng buộc gió để lưu giữ thanh sắc trần gian thì đến những dòng thơ tiếp theo, Xuân Diệu không chỉ vẽ ra một bức tranh thiên nhiên như một mâm tiệc mùa xuân khổng lồ, mà còn đưa đến cho người đọc cách cảm nhận mới mẻ về cuộc sống:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của ong bướm này đây khúc tình si.

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Mỗi sáng sớm thần Vui hằng gõ cửa

Tháng Giêng ngon như một cặp môi hồng

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

Tôi không chờ nắng hạ đã hoài xuân”.

         Có thể thấy dưới “cặp mắt xanh non và biếc rờn”, vườn trần gian trong thơ Xuân Diệu không chỉ đơn thuần là sự góp nhặt của những cảnh vật đơn sơ, nhạt vị, mà mỗi ngọn cây lá cỏ, mỗi lời ca điệu hồn đều như uống phải ánh mắt si tình của thi nhân nên cũng lên hương đầy mặn nồng, biến vườn trần thành một vườn xuân. Nào là “tuần tháng mật, hoa đồng nội xanh rì, cành tơ phơ phất, khúc tình si…”  tất cả đan bện, hòa quyện gắn kết để bức tranh của Xuân Diệu dậy sắc, lên hương. Bức tranh xuân vừa mang màu tươi mới, trẻ trung, lại vừa có những thanh âm đầy trong trẻo, ngọt ngào. Đặc biệt là so sánh táo bạo về tháng Giêng như một cặp môi gần là một cách tân táo bạo và đầy mới mẻ của thi nhân. Lấy cái hữu hình để so sánh với cái vô hình, lấy cái gợi về cảm giác để gợi về thời gian, nhất là lấy ái ân, tình tự để gọi về mùa xuân. Hóa ra trong mắt chàng thi sĩ bao luyến nhân gian bằng tình yêu ấy, tất cả cảnh vật nơi nơi đều là tình yêu, đều là những gì yêu kiều duyên dáng, đều mang mật ngọt của tình tự. Có một điều làm nên nét riêng này ở Xuân Diệu đó là, trước Xuân Diệu các nhà thơ thường chỉ thấy cuộc đời này mang đầy tính chất buồn thảm thê lương. Bà Huyện Thanh Quan ví nó như “cuộc hí trường” biết mấy đau thương, còn Nguyễn Du gọi nó là những “cuộc bể dâu”. Gần Xuân Diệu hơn, Thế Lữ chán ghét thực tại tầm thường mà tìm về với chốn thiên thai hạ giới, để say sưa trong lời ca điệu nhạc, trong chốn bồng lai. Nhưng Xuân Diệu ở ngay trong đoạn thơ này, với những dòng cảm xúc nóng hổi bao luyến nhân gian, rồi phác họa chúng lên tràng viết, đã cho ta thấy cuộc đời vẫn lộng lẫy, tươi vui, và đáng sống, và nó như một bữa tiệc trần gian để con người say sưa trong men say của tình tự. Cho nên Hoài Thanh với đánh giá rằng: “Xuân Diệu đã đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới”.

Xem thêm:  Bài 27. Cảm ứng ở động vật (tiếp theo) (ngắn nhất) | Myphamthucuc.vn

        Xuân Diệu tưởng như chỉ là một chàng thi sĩ nhạy cảm tinh tế, đem theo hồn thơ của mình để mang phấn thông của tình yêu đến muôn nơi, để cùng nhau say sưa trong bầu thơ của thi nhân, để con người nhận ra rằng cuộc đời này đáng sống, hãy biết cách trân trọng cuộc sống trần thế.

Phân tích khổ 1 trong bài thơ Vội Vàng (Từ câu 1 đến câu 13) – Bài mẫu 2

Phân tích khổ 1 trong bài thơ Vội Vàng | Văn mẫu 11 hay nhất

        Xuân Diệu một nhà thơ nổi tiếng, kỳ cựu trong phong trào Thơ Mới, kho tàng văn học Việt Nam được sự đóng góp, ghi dấu từ các tác phẩm thơ của ông. Những cái nhìn lãng mạn, dịu dàng về tình yêu ngọt ngào chính là cách ông hoàng thơ tình Xuân Diệu luôn mang đến cho độc giả. Sự tài tình trong ngòi bút miêu tả của thi sĩ sẽ được thấy ở mười ba câu thơ đầu của bài thơ “Vội vàng”.

      Mở đầu bài thơ “Vội vàng” là một khổ ngũ ngôn thể hiện ước muốn lạ kì của thi sĩ- ước muốn quay ngược tự nhiên, một ước muốn không thể:

 “Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”

        Điệp ngữ “tôi muốn” cho thấy cái tôi trữ tình được bộc bạch mãnh liệt, một thiên đường trần thế ngọt ngào hương vị đương độ thời tươi là những điều được xây dựng, cảm nhận về thế giới này theo một tâm thế riêng. Nhịp thơ và cấu trúc ấy gợi vẻ cuống quýt, vội vàng tức là khi con người muốn can dự vào những quy luật muôn đời của tạo hóa “muốn tắt nắng”, “muốn buộc gió”. Liệu đó có phải là ước muốn ngông cuồng nhất thời kì đó? Ngẫm nghĩ kĩ hơn thì đây không phải là ước muốn nông nổi, ngông cuồng của tuổi trẻ mà là ước muốn cháy bỏng của một người khao khát sống đẹp. Mong ước của tuổi trẻ là khát vọng níu thời gian, là quan niệm nhân sinh chưa từng thấy của thi ca truyền thống. Xuân Diệu  muốn tâm hồn mình mãi tươi xanh, muốn sắc màu chẳng bao giờ phai tàn, muốn lưu giữ mãi hương thơm của cuộc đời. Cụm từ “tôi muốn tắt”, “tôi muốn buộc” nói lên khát vọng của nhà thơ. Ý định tắt nắng và buộc gió là muốn lấy quy luật của tình cảm cá nhân để níu giữ quy luật của trời đất vũ trụ, lấy ý định chủ quan để thay thế cho quy luật khách quan là ảo tưởng sẽ không thể thực hiện được nhưng đồng thời đây cũng là đặc trưng phổ biến trong thơ lãng mạn.

Xem thêm:  [CHUẨN NHẤT] Khuynh hướng sử thi là gì | Myphamthucuc.vn

       Ở chín câu tiếp theo bằng những nét chữ, Xuân Diệu đã vẽ ra một bức tranh xuân tràn đầy cảm xúc, tràn đầy hương sắc, rạo rực xuân tình. Trong mỗi câu thơ ta thấy những lời liệt kê, sự xác nhận, tiếng reo vui về sự hiện hữu của những sự vật được nói đến qua biện pháp điệp ngữ “này đây được lắp lại bốn lần. Đồng thời cũng thể hiện Lòng yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt của thi sĩ đồng thời qua đó cũng được thể hiện:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Và này đây …

…. Hoài xuân”

       Về thiên nhiên cái nhìn của Xuân Diệu là cái nhìn tình tứ nên thiên nhiên thường hiện ra với vẻ đẹp xuân tình. Những sự vật, hiện tượng, cảnh sắc thiên nhiên đều trẻ trung, son sắt, gợi cảm.Ong bướm thì đang thời kì làm mật, hoa của đồng nội thì xanh tốt màu mỡ, lá của cành tơ thì mơn mởn, phơ phất, tinh khôi. Đó là ánh nắng ban mai, tinh khiết, những khúc nhạc si mê say đắm lòng người.

         Với cách sử dụng tính từ chỉ màu sắc, âm thanh kết hợp với các hình ảnh gợi cảm tạo nên bức tranh mùa xuân đang căng tràn sức sống.Vạn vật đều tình tứ, “nức tâm xuân”. Bức tranh mùa xuân không phải mới có nhưng Xuân Diệu lại nhìn nó dưới cặp mắt xanh non, biếc rờn, bởi lần đầu tiên tác giả ngơ ngác, vui sướng, nhìn cái gì cũng thấy say mê, đáng yêu như một bữa tiệc trần gian. Bức tranh ấy mới mẻ tinh khôi: ong bướm, cỏ hoa, chim muông, âm thanh, ánh sáng hiện ra là những hình ảnh nhân hóa đều tràn đầy hạnh phúc, tươi non, mơn mởn, dạt dào sức sống trong một thế giới ngất ngây mộng ảo. Đặc biệt, đó cũng là vườn yêu, vườn tình, vườn ái ân hạnh phúc được nhìn thấy qua vườn xuân đó. Những sự vật dường như quen thuộc trong thp truyền thống đã trở nên mới lạ trong đôi mắt của thi sĩ đa tình, ham sống.

Xem thêm:  Cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích Chiếc lược ngà ngắn gọn nhất | Myphamthucuc.vn

“Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa”

        Ánh sáng bình minh tỏa màu hồng đào, bừng hé đầy ngạc nhiên vì tác giả đã cảm nhận thế giới xung quanh mình tràn đầy sức sống. Táo bạo nhất có lẽ là cách so sánh:

“Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”

        Quan niệm thẩm mỹ hiện đại, trái ngược với quan điểm thơ ca truyền thống của Xuân Diệu đồng thời được thể hiện qua hình ảnh so sánh độc đáo. Tháng Giêng mơn mởn cành tơ, dìu dặt khúc trao duyên luyến ái, đầy ánh sáng, màu sắc, hương vị, âm thanh gợi cảm, vừa gợi cảm xúc trần thế đắm say nồng nàn của con người, vừa trong sáng, thanh cao không chút nhục cảm thành “cặp môi gần”. Nhà thơ đã cụ thể hóa cái khao khát của con người và vẻ đẹp thiên nhiên với từ “ngon” một cách rất tài hoa. Không chỉ được cảm nhận bằng thị giác, mùa xuân trong thơ Xuân Diệu còn được cảm nhận bằng vị giác, xúc giác, bằng cả tâm hồn luôn “thức nhọn giác quan” để sáng tạo nên một hình ảnh thơ khỏe khoắn, đầy sức sống. Vườn xuân đẹp, con người đẹp, thi sĩ đã say sưa tận hưởng vẻ đẹp của trần gian, cuộc đời:

 “Tôi sung sướng nhưng vội vàng… hoài xuân”

      Niềm vui của thi nhân không trọn vẹn, nửa bên này là dấu chấm mùa xuân, nửa bên kia là giới hạn cuộc đời nên nhà thơ vội vàng tận hưởng, hoài xuân, tiếc xuân ngay giữa mùa xuân. ĐÓ là nội dung luân lí về việc lập thuyết của Xuân Diệu, về lẽ sống vội vàng của Xuân Diệu.

       Mười ba câu đầu không quá ngắn cũng chẳng dài nhưng đủ để người đọc cảm nhận được tâm hồn thổn thức trong tình yêu của Xuân Diệu. Tài năng của nhà thơ thể hiện rõ ràng trong cách tả, cách kể và cũng là lí do khiến bài thơ sống mãi theo thời gian.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập

Bài viết hay nhất

Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu