Bài 27. Cảm ứng ở động vật (tiếp theo) (ngắn nhất) | Myphamthucuc.vn

Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)

3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống

a) Cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống

– Gặp ở động vật có xương sống như cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.

– Cấu tạo gồm 2 phần: Thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên.

+ Thần kinh trung ương: Não (não ttrước, não trung gian, não giữa, não sau, hành não) và tủy sống nằm trong cột sống. Não bộ phát triển mạnh và là bộ phận cao cấp nhất tiếp nhận và xử lí hầu hết thông tin đưa từ bên ngoài vào, quyết định mức độ và cách phản ứng.

+ Thần kinh ngoại biên gồm dây thần kinh và hạch thần kinh.

⇒ Hệ thần kinh dạng ống có cấu tạo phức tạp và hoàn thiện dần nên các hoạt động của động vật ngày càng đa dạng, chính xác và hiệu quả.

b) Hoạt động của hệ thần kinh dạng ống

– Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ, bao gồm:

+ Phản xạ đơn giản (phản xạ không điều kiện): Do một số tế bào thần kinh nhất định tham gia, không phải qua học tập.

+ Phản xạ phức tạp (phản xạ có điều kiện): Do một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia, đặc biệt là tế bào thần kinh võ não.

Xem thêm:  Bài 30. Biến đổi chuyển động – TopLoigiai | Myphamthucuc.vn

⇒ Cùng với sự tiến hóa của hệ thần kinh dạng ống, số lượng các phản xạ ngày càng nhiều, đặc biệt là các phản xạ có điều kiện ngày càng tăng → động vật ngày càng thích nghi tốt hơn với môi trường sống.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập