/tmp/msxbg.jpg
Nội dung bài viết
Trong toàn bộ nền văn học Việt nam, hiếm có một tác phẩm nào được ngợi ca như là một “đại kiệt tác” mà mỗi đoạn, mỗi câu thơ đều là “lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu”. Ấy vậy mà, Nguyễn Du với “Đoạn trường tân thanh” (Truyện Kiều) đã gây được một tiếng vang lớn mà suốt hơn 200 năm kể từ khi ra đời, kiệt tác ấy vẫn làm tốn bao bút mực ca ngợi của người đời. Nguyễn Du đã gửi gắm trong đó biết bao giá trị nhân đạo sâu sắc mà đoạn trích “Chí khí anh hùng” là một trong những trích đoạn gây được nhiều tiếng vang với sự phản ánh chân thực giấc mơ tự do công lí, khát vọng làm nên sự nghiệp lớn của người anh hùng với chân dung nhân vật Từ Hải. Từ Hải là một giấc mơ của Nguyễn Du, giấc mơ anh hùng, giấc mơ tự do và công lý. Cho nên Từ Hải là một người chí khí, một người siêu phàm. Con người ấy đến từ một giấc mơ và ở lại như một huyền thoại. Hiện diện trong “Truyện Kiều” như một nhân cách sử thi, Từ Hải đã làm nên những trang sôi động nhất, hào sảng nhất trong cái thế giới buồn đau dằng dặc của “Đoạn trường tân thanh”. Đoạn trích “Chí khí anh hùng” là một đoạn trích tiêu biểu khắc họa rõ nét chí khí anh hùng của Từ Hải.
Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng tự hào mà cho rằng: “Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn”. Quả thực, hiếm có tác phẩm nào lại có một sức ảnh hưởng sâu rộng và mạnh mẽ như “Truyện Kiều” đối với người dân Việt Nam. Hiếm ai không thuộc một câu, một đoạn Kiều, và chẳng ai là người không biết tới đại thi hào Nguyễn Du. Trong truyện Kiều, đằng sau số phận cuộc đời nhân vật đều được gửi gắm biết bao giá trị nhân đạo sâu sắc. Đó là niềm trân trọng nâng niu ước mơ khát vọng con người. Đó là tiếng nói lên án tố cáo những thế lực xấu xa đứng đằng đằng sau. Và hơn thế nữa nó phản ánh chân thực giấc mơ tự do công lí mà đoạn trích – bài thơ “Chí khí anh hùng” chính là tiêu biểu nhất cho điều này.
Có một nhà thơ mà người Việt Nam không ai là không biết đến. Có một truyện thơ mà hơn 200 năm qua không mấy người Việt Nam không thuộc vài câu hay vài đoạn. Người ấy, thơ ấy đã từng được Tố Hữu ngợi ca:
“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu”
Không ai khác đó chính là Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều. Mỗi một đoạn, mỗi câu thơ đều là “lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu” mà thi gia dầy công chắp bút. Đằng sau số phận cuộc đời nhân vật đều được gửi gắm biết bao giá trị nhân đạo sâu sắc. Đó là niềm trân trọng nâng niu ước mơ khát vọng con người. Đó là tiếng nói lên án tố cáo những thế lực xấu xa đứng đằng đằng sau. Và hơn thế nữa nó phản ảnh chân thực giấc mơ tự do công lí mà đoạn trích “Chí khí anh hùng” chính là tiêu biểu nhất cho điều này
Lý tưởng về trang nam nhi trong thời kì trung đại đã được nhiều tác giả đề cập đến, chủ yếu là nhìn nhận họ ở chí nam nhi, ở nợ nam nhi “ đã sinh ra ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông”. Đến Truyện Kiều, trong đoạn trích “Chí khí anh hùng” của Nguyễn Du, hình tượng Từ Hải mà nhà thơ xây dựng là người anh hùng với hùng tâm tráng chí bốn phương- có thể xem đó là chiêm nghiệm đầy mới mẻ của Nguyễn Du về hình mẫu nhân vật anh hùng lí tưởng.
Trong xuyên suốt truyện Kiều, bên cạnh câu chuyện đau đớn lòng về số kiếp tài hoa bạc mệnh của nàng Kiều, Nguyễn Du cũng phần nào thể hiện quan niệm của mình về hình tượng lý tưởng của một người anh hùng. Đoạn trích “Chí khí anh hùng” là những trải lòng sâu sắc, chân thành của nhà thơ về khát mong mà ông gửi gắm trong xây dựng hình tượng.
Truyện Kiều là quốc bảo của văn học Việt Nam. Mỗi đoạn trích trong Truyện Kiều là những mảnh ghép khác nhau thể hiện những chiêm nghiệm và tư tưởng mà Nguyễn Du gửi gắm. Với trích đoạn, “Chí khí anh hùng” là đoạn trích thể hiện những quan niệm của Nguyễn Du về hình tượng người anh hùng lí tưởng trong thời kỳ lúc bấy giờ.
Nếu nhắc đến những con người có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử văn học Việt Nam thì ắt không thể thiếu Nguyễn Du – đại thi hào đã mang tên tuổi nước ta lên tầm quốc tế. Xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của mình, Nguyễn Du đã để lại nhiều tuyệt tác văn học được viết bằng cả chữ Hán và đặc biệt là chữ Nôm, với ví dụ tiêu biểu là “Truyện Kiều”. “Truyện Kiều” không chỉ thành công trong việc khắc họa số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đồng thời nêu cao khát vọng vươn tới những điều tươi đẹp hơn của nhân dân Việt Nam qua nhân vật Thúy Kiều và cuộc hành trình đầy gian truân của nàng; mà còn thể hiện rõ thái độ khẳng định, ngợi ca đối với người anh hùng của Nguyễn Du. Chúng ta có thể thấy rõ được hình ảnh người anh hùng đẹp đẽ này qua nhân vật Từ hải, tiêu biểu là ở đoạn trích “Chí khí anh hùng”. Bên canh đoạn miêu tả về ngoại hình của Từ thì “Chí khí anh hùng” chính là những dòng thơ hay nhất mà Nguyễn Du dành cho nhân vật này.
Nguyễn Du là một tác gia lớn trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam. Với kiệt tác “Đoạn trường tân thanh” hay còn được biết với cái tên ngắn gọn “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã để lại một ấn tượng sâu đậm trong tâm trí người đọc bao thế hệ. Đoạn trích “Chí khí anh hùng” là một trong những đoạn trích tiêu biểu trong tập thơ, Nguyễn Du đã miêu tả chân dung cũng như khát vọng làm nên sự nghiệp lớn của người anh hùng Từ Hải.
Nếu Kim Trọng là một người thư sinh đèn sách hiếu học thì Từ Hải là một người anh hùng với khí phách hiên ngang. Từ Hải là người đã cứu Thúy Kiều thoát khỏi cảnh sống nhơ nhớp, ô nhục khi nàng rơi vào lầu xanh lần thứ hai. Hai người chung sống với nhau rất hạnh phúc nhưng do Từ Hải muốn có được sự nghiệp lớn lao nên đã từ biệt Thúy Kiều ra đi. Ý chí, quyết tâm ấy của chàng được thể hiện qua đoạn trích “Chí khí anh hùng” nằm trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
Truyện Kiều là kiệt tác trong sáng tác của Nguyễn Du, cũng là một trong những tác phẩm làm nên sự hưng thịnh văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Qua Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du không chỉ thể hiện sự đồng cảm, xót xa với cuộc đời truân chuyên của nàng Kiều mà còn gửi gắm ước mơ về người anh hùng có thể cứu dân, dẹp loạn thông qua hình tượng Từ Hải. Trong đoạn trích “Chí khí anh hùng”, nhân vật Từ Hải xuất hiện nổi bật với những phẩm chất phi thường và khát vọng cao đẹp của người anh hùng “đầu đội trời, chân đạp đất”.