/tmp/fhnkx.jpg
Câu 1: Este metyl axetat có công thức là
A. CH3COOCH3.
B. CH2=CHCOOCH3.
C. CH3COOC2H5.
D. C2H5COOCH3.
Câu 2: Chất X có CTPT C4H8O2. Khi cho X tác dụng với ddKOH (to) thì thu được chất Y có công thức C3H5O2K. Công thức cấu tạo của chất X là
A. HCOOC3H5.
B. C2H5COOCH3.
C. CH3COOC2H5.
D. HCOOC3H7.
Câu 3: Cho m gam hỗn hợp A gồm hai chất hữu cơ X , Y (MX < My) tác dụng vừa đủ với 150 ml NaOH 1M đun nóng thu được dung dịch chứa hỗn hợp muối (R1COONa và R2COONa) và ancol R’OH (trong đó R1, R2, R’ là các gốc hidrocacbon, tổng số cacbon trong R1 và R’ bằng số cacbon trong R2). Cho ancol thu được tác dụng với K dư thu được 1,68 lit H2 (đktc).
Đốt cháy hoàn toàn 5,42 gam A trong oxi vừa đủ rồi dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua: bình 1 đựng P2O5, bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2, thấy khối lượng bình 1 tăng 4,14 gam; bình 2 có 16 gam kết tủa đồng thời khối lượng dung dịch giảm đi 3,68 gam. Mặt khác, cho 10,84 gam A tác dụng với lượng KOH vừa đủ thu được 10,64 gam hỗn hợp muối. Số chất Y thỏa mãn là
A. 2.
B. 1.
C. 4.
D. 3.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Este và axit là đồng phân nhóm chức của nhau.
B. Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
C. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.
D. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.
Câu 5: Triolein có công thức là
A. (C15H31COO)3C3H5.
B. (C17H35COO)3C3H5.
C. (C17H33COO)3C3H5.
D. (C17H33OOC)3C3H5.
Câu 6: Hỗn hợp Y gồm etyl axetat, metyl fomat, đimetyl oxalat. m gam Y phản ứng vừa đủ với 200 KOH 3M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam Y cần dùng 30,24 lit khí oxi (đktc), thu được x mol CO2 và 21,6 gam H2O. Giá trị của x là ____:
A. 1,35
B. 0,5
C. 0,6
D. 0,9
Câu 7: Thủy phân hoàn toàn 17,6 gam este X (tạo ra từ axit và ancol đều đơn chức, mạch hở) cần100 ml ddKOH 2M thu được 9,2 gam một ancol Y. Tên gọi của X là
A. etyl propionat.
B. etyl axetat.
C. propyl axetat.
D. etyl fomat.
Câu 8: Cho 10,4 gam một hỗn hợp X gồm axit axetic và etyl axetat tác dụng vừa đủ với 168 gam ddKOH 5%. %m của etyl axetat trong X là
A. 88%.
B. 57,7%.
C. 42,3%.
D. 22%.
Câu 9: Chất có phản ứng tráng gương (tráng bạc) là
A. Glucozơ.
B. CH3COOH.
C. Tinh bột.
D. Sobitol.
Câu 10: Chất nào sau đây không có trong lipit?
A. Chất béo.
B. Steroit.
C. Dầu hỏa.
D. Sáp.
Câu 11: Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 3,64 gam sobitol với hiệu suất 100% là
A. 2,88 gam.
B. 3,64gam.
C. 4,5 gam.
D. 3,60 gam.
Câu 12: Để chứng minh trong phân tử của fructozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
A. AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng.
B. H2 (Ni, to).
C. kim loại Na.
D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
Câu 13: Sắp xếp theo chiều tăng dần về nhiệt độ sôi của các chất (1) C3H7COOH, (2) CH3COOC2H5 và (3) C3H7CH2OH, ta có thứ tự :
A. (2), (3), (1).
B. (3), (2), (1).
C. (1), (3), (2).
D. (1), (2), (3).
Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chât béo không tan trong nước.
B. Chất béo là trieste của glixerol và axit cacboxylic đơn chức có mạch cacbon dài, không phân nhánh.
C. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
D. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được fructozơ và glucozơ.
B. Xenlulozơ và tinh bột là đồng phân của nhau
C. Fructozơ có phản ứng tráng bạc, chứng tỏ phân tử fuctozơ có nhóm chức -CHO.
D. Thủy phân hoàn toàn xenlulozơ thu được glucozơ.
Câu 16: Đun nóng 3,42 gam saccarozơ trong dd axit sunfuric loãng, đun nóng, trung hòa axit sau phản ứng rồi cho hỗn hợp tác dụng hoàn toàn với AgNO3 dư trong dd NH3, đun nóng thu được 3,78 gam Ag. Vậy hiệu suất phản ứng thủy phân là:
A. 62,5%.
B. 87,5%.
C. 81,0%.
D. 75,0%.
Câu 17: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 4.
B. 2.
C. 5.
D. 3.
Câu 18: Este no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là
A. C2nHnO2 , n ≥2.
B. CnH2nO , n ≥ 2.
C. CnH2nO2 , n ≥ 1 .
D. CnH2nO2 , n ≥ 2.
Câu 19: Một este X có tỷ khối hơi so với khí CO2 bằng 2. Khi đun nóng este này với dung dịch NaOH tạo ra muối có khối lượng bằng khối lượng este đã phản ứng. Công thức cấu tạo X là
A. C2H5COO-CH3
B. CH3COO-CH3
C. CH3COO-C2H5
D. H-COO-C3H7
Câu 20: X là este 2 chức, tạo ra từ CH3COOH và C2H4(OH)2. Công thức của X là:
A. C2H4(COOCH3)2
B. CH3(COO)2C2H4
C. CH3COOC2H4
D. (CH3COO)2C2H4
Câu 21: Các chất Glucozơ (C6H12O6), fomandehit (HCHO), axetandehit(CH3CHO), metyl fomat (H-COOCH3), phân tử đều có nhóm – CHO nhưng trong thực tế để tráng gương hoặc ruột phíc người ta chỉ dùng
A. CH3CHO
B. HCOOCH3
C. C6H12O6
D. HCHO
Câu 22: Amilopectin có cấu trúc là
A. Mạng không gian.
B. Mạch thẳng.
C. Mạch vòng.
D. Mạch phân nhánh.
Câu 23: Cho 0,1 mol tripanmitin tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là
A. 4,6.
B. 27,6.
C. 9,2.
D. 14,4.
Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X, thu được số mol CO2 lớn hơn số mol mol H2O. X là
A. Glucozơ.
B. Axit axetic.
C. Fructozơ.
D. Saccarozơ.
Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam một este đơn chức X thu được 6,72lít CO2 (đkc) và 5,4 gam nước. Công thức phân tử của X là
A. C2H4O2.
B. C3H6O2.
C. C5H10O2.
D. C4H8O2.
Câu 26: Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng):
Xenlulozơ → X → Y → Z → metyl axetat. Chất Y trong sơ đồ trên là
A. CH3COOH.
B. C6H12O6.
C. C2H5OH.
D. CH3OH.
Câu 27: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều.
B. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm gọi là phản ứng este hóa.
C. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng một chiều.
D. Este chỉ bị thủy phân trong một môi trường là axit.
Câu 28: Để phân biệt các dung dịch glucozơ, saccarozơ và anđehit propionic có thể dùng dãy chất nào sau đây làm thuốc thử?
A. Nước brom và NaOH.
B. Cu(OH)2 và AgNO3/NH3.
C. AgNO3/NH3 và NaOH.
D. HNO3 và AgNO3/NH3.
Câu 29: Các chất: etyl fomat, sacarozơ, xenlulozơ, tinh bột có tính chất hóa học chung nào sau đây?
A. Đun nóng với AgNO3 trong dung dịch NH3 cho kết tủa Ag.
B. Thủy phân trong dung dịch axit..
C. Hoà tan CuO cho dung dịch màu xanh lam.
D. Hoà tan Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam.
Câu 30: Cho 18 gam fructozơ tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3, đun nóng. Lượng muối hữu cơ thu được sau phản ứng hoàn toàn là
A. 8 gam.
B. 21,3 gam.
C. 29,3 gam.
D. 10,8 gam.
———– HẾT ———-
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
ĐA |
A |
B |
C |
C |
C |
A |
B |
C |
A |
C |
Câu |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
ĐA |
D |
D |
A |
C |
D |
B |
A |
D |
D |
D |
Câu |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
ĐA |
C |
D |
C |
D |
B |
C |
A |
B |
B |
B |