Một số kỹ thuật dạy học tích cực ở Tiểu học | Myphamthucuc.vn

Module TH16: Một số kỹ thuật dạy học tích cực ở Tiểu học

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH16 số 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————

BÀI THU HOẠCH

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN

Module TH16: Một số kỹ thuật dạy học tích cực ở tiểu học

Năm học: ……………………………………..

Họ và tên: …………………………….

Đơn vị:……………………………

I. TÌM HIỂU VỀ KTDH TÍCH CỰC

1. Thế nào là KTDH và KTDH tích cực

    Trong ba bình diện của PPDH (QĐ DH, PPDH cụ thể, KTDH) thì KTDH là bình diện nhỏ nhất. QĐ DH là khái niệm rộng định hướng cho việc lựa chọn các PPDH cụ thể, các PPDH cụ thể là khái niệm hẹp hơn, đưa ra mô hình hành động. KTDH là khái niệm nhỏ nhất, thực hiện các tình huống hành động

    Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của GV và HS trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Sự phân biệt giữa KTDH và PPDH nhiều khi không rõ rang. Có thể hiểu rằng: Khi sử dụng PPDH ta cần phải có các kĩ thuật dạy học. Ví dụ: Khi sử dụng PP đàm thoại GV phải có kĩ thuật đặt câu hỏi….

    KTDH tích cực là thuật ngữ dùng để chỉ các kĩ thuật dạy học có tác dụng phát huy tính tích cực học tập của HS. VD: Kĩ thuật khăn trải bàn; KT mảnh ghép; KT hỏi và trả lời; KT động não….

2. Tìm hiểu một số KTDH tích cực

2.1 Kĩ thuật đặt câu hỏi:

* Người GV đặt câu hỏi khi nào? Mục đích đặt câu hỏi là gì?

    Trong qua trình DH, GV đặt câu hỏi khi sử dụng PP vắn đáp, phương pháp thảo luận. Mục đíc của việc đặt câu hỏi rất khác nhau: có lúc để kiểm tra việc nắm kiến thức, KN của HS ; có lúc để hướng dẫn tìm tòi, khám phá tri thức; có lúc để giúp các em cũng cố, hệ thống kiến thức đã học.

* Đặt câu Hỏi phụ thuộc vào yếu tố nào?

Chủ yếu vào chất lượng câu hỏi và cách ứng xử của giáo viên khi hỏi HS

* KT đặt câu hỏi theo các cấp độ nhận thức như thế nào?

    Biết; hiểu; vận dụng; phân tích; tổng hợp; đánh giá

    Sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa HS – GV và HS – HS. Kĩ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham gia của HS càng nhiều; HS sẽ học tập tích cực hơn. Trong dạy học theo PP cùng tham gia, GV thường phải sử dụng câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt HS tìm hiểu, khám phá thông tin, kiến thức, kĩ năng mới. Để đánh giá kết quả học tập của HS, HS cũng phải sử dụng câu hỏi để hỏi lại, hỏi thêm GV và các HS khác về những nội dung bài học chưa sáng tỏ.

*Khi đặt câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Câu hỏi phải liên quan đến việc thực hiện mục tiêu bài học;

2. Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu;

3. Đúng lúc, đúng chỗ;

4. Phù hợp với trình độ HS;

5. Kích thích suy nghĩ của HS;

6. Phù hợp với thời gian thực tế;

7. Sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp;

8. Không ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xích;

9. Không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc.

* Khi nêu câu hỏi cho HS cần chú ý:

1.Đưa ra câu hỏi với một thái độ khuyến khích, với giọng nói ôn tồn, nhẹ nhàng.

2.Thu hút sự chú ý của HS trước khi nêu câu hỏi.

3.Chú ý phân bố hợp lí số HS được chỉ định trả lời.

4.Chú ý khuyến khích những HS rụt rè, chậm chạp.

5.Sử dụng câu hỏi mở và câu hỏi đóng phù hợp với từng trường hợp.

6.Khi kiểm tra sử dụng câu hỏi đóng;

7. Khi cần mở rộng ý ta dùng câu hỏi mở. Ví dụ: Em có nhận xét gì về bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ?

8.Không nên nêu những câu hỏi quá đơn giản. 

Ví dụ: Đối với HS lớp 4, 5 mà GV nêu: Các em xem có mấy hình vẽ? Hoặc hỏi HS: Hiểu chưa?

3. Kĩ thuật dạy học theo góc

    Học theo góc là một hình thức tổ chức hoạt động học tập theo đó người học thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại vị trí cụ thể trong không gian lớp học, đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau. Học theo góc người học được lựa chọn họat động và phong cách học: Cơ hội “Khám phá”, ‘Thực hành”; Cơ hội mở rộng, phát triển, sáng tạo; Cơ hội đọc hiểu các nhiệm vụ và hướng dẫn bằng văn bản của người dạy; Cơ hội cá nhân tự áp dụng và trải nghiệm.

+ Do vậy, học theo góc kích thích người học tích cực thông qua hoạt động; Mở rộng sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái, đảm bảo học sâu, hiệu quả bền vững, tương tác mang tính cá nhân cao giữa thầy và trò, tránh tình trạng người học phải chờ đợi. Ví dụ: Với chủ đề môi trường hoặc giao thông có thể tổ chức các góc: Viết; Đọc; Vẽ tranh: Xem băng hình; Thảo luận…về nội dung chủ đề.

*Áp dụng: Tổ chức học theo góc trong tiết ôn tập về toán. Góc HS giỏi; Góc HS còn yếu; Góc HS trung bình đến khá

4. Kĩ thuật “Khăn trải bàn”

a, Thế nào là kĩ thuật “khăn trải bàn”?

Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm: 1- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực; 2- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS; 3- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS.

b. Cách tiến hành kĩ thuật “Khăn trải bàn”

+ Hoạt động theo nhóm (4 người /nhóm)(có thể nhi��u người hơn)

+ Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa (xem sơ đồ ở file đính kèm)

+ Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,…)

+ Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề…). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút

+ Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời

+ Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0)

Cách tổ chức: Kĩ thuật khăn trải bàn:

– Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh. Chia phần xung quanh thành các phần theo số thành viên của nhóm.

– Cá nhân trả lời câu hỏi và viết trên phần xung quanh.

– Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa.

– Treo SP, trình bày.

5. Kĩ thuật “Các mảnh ghép”

Thế nào là kĩ thuật “Các mảnh ghép” là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm:

+ Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp

+ Kích thích sự tham gia tích cực của HS:

Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 2).

Cách tiến hành kĩ thuật “Các mảnh ghép”

VÒNG 1: Hoạt động theo nhóm 3 người. Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ (Ví dụ: nhóm 1: nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C). Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao. Mỗi thành viên đều trình bày được kết quả câu trả lời của nhóm

Xem thêm:  Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào? | Myphamthucuc.vn

VÒNG 2: Hình thành nhóm 3 người mới (1người từ nhóm 1, 1 người từ nhóm 2 và 1 người từ nhóm 3)

+ Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau

+ Nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm vừa thành lập để giải quyết

+ Lời giải được ghi rõ trên bảng

Ví dụ Chủ đề: Câu tiếng Việt: * Vòng 1:

Nhiệm vụ 1: Thế nào là câu đơn? Nêu và phân tích VD minh họa

Nhiệm vụ 2: Thế nào là câu ghép? Nêu và phân tích VD minh họa

Nhiệm vụ 3: Thế nào là câu phức? Nêu và phân tích VD minh họa

* Vòng 2: Câu đơn, câu phức và câu ghép khác nhau ở điểm nào? Phân tích VD minh hoạ.

6. Kĩ thuật sơ đồ tư duy

    Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là cách dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não; là phương tiện ghi chép sáng tạo, hiệu quả nhằm sắp xếp ý nghĩa.

– Mục tiêu là giúp phát triển tư duy logic, khả năng phân tích tổng hợp; HS hiểu bài nhớ lâu.

– Tác dụng là giúp HS hệ thống hóa kiến thức. tìm ra mối liên hệ giữa các kiến thức; hiểu bài nhớ lâu, phát triển tư duy logic; mang lại hiệu quả dạy học cao.

– Cách lập sơ đồ tư duy

+ Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một cụm từ thể hiện một ý tưởng khái niệm/nội dung/chủ đề.

+ Từ ý tưởng hình ảnh sẽ phát triển các nhánh chính, nối các cụm từ, hình ảnh cấp một.

+ Từ các nhánh tiếp tục các ý tưởng /khái niệm liên quan được kết nối

– Yêu cầu sư phạm:

    Hướng dẫn HS tìm ra ý tưởng. Khi lập sơ đồ tư duy cần lưu ý: Các nhánh chính được tô đậm, các nhánh cấp 2,3 vẽ bằng các nét mảnh dần; từ cụm từ hình ảnh trung tâm tỏa đi các nhánh nên sử dụng màu sắc khác nhau, màu sắc nhánh chính cần duy trì đến các nhóm phụ.

Dùng các đường cong thay cho các đường thẳng; bố trí các thông tin đều theo hình ảnh/cụm từ.

7. Kĩ thuật hỏi và trả lời

– Giúp HS củng cố, khắc sâu kiển thức đã học thông qua việc hỏi, trả lời

– Tác dụng: Củng cố, khắc sâu kiến thức cho HS; phát triển KN đặt câu hỏi, KN trình bày, khả năng phản ứng nhanh; tạo hứng thú cho HS; giúp GV biết được kết quả học tập của các em.

– Cách tiến hành

+ GV giới thiệu chủ đề sẽ thực hiện hỏi, trả lời.

+ GV hoặc 1 HS sẽ bắt đầu đặt một câu hỏi về chủ đề và yêu cầu HS khác trả lời.

+ HS trả lời xong câu hỏi đầu tiên lại đặt câu hỏi tiếp theo, yêu cầu HS khác trả lời…cứ tiếp nối như thế cho đến các bạn khác.

– Yêu cầu sư phạm

+ Chủ đề phải có nội dung phong phú, đặt được nhiều câu hỏi

+ GV có thể đặt câu hỏi trước (nếu HS chưa quen)

+ Tạo cơ hội cho tất cả HS trong lớp được hỏi, trả lời

+ Khi HS trả lời không được có thể yêu cầu bạn khác trả lời, song mất quyền đặt câu hỏi cho người khác

+ KT hỏi và trả lời sử dụng hợp cho các tiết ôn tập. khi kiểm tra bài cũ, củng cố bài học.

8. Kĩ thuật trình bày một phút

– Mục tiêu là tạo cơ hội cho HS tổng kết lại kiến thức; trình bày những băn khoăn, thắc mắc trước lớp

– Tác dụng: Giúp củng cố quá trình học tập; giúp HS tự thấy được mình hiểu vấn đề ngang đâu.

– Cách tiến hành

+ Cuối tiết học, GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau: (Điều quan trọng nhất các em học hôm nay là gì? Vấn đề gì các em chưa giải đáp hôm nay? Các em có những băn khoăn, thắc mắc gì?); HS viết ra giấy; trình bày trước lớp trong thời gian không quá 1 phút.

– Lưu ý khi sử dụng

Dành thời gian phù hợp cho HS chuẩn bị; động viên khuyến khích HS tham gia trình bày; lắng nghe tôn trọng phần trình bày của HS, không tỏ thái độ chê bai; động viên HS khác lắng nghe câu trả lời và trả lời câu hỏi đặt ra; giải đáp các câu hỏi, thắc mắc của HS

II. THỰC HÀNH, VẬN DỤNG MỘT SỐ KTDH TÍCH CỰC

1. Vận dụng kĩ thuật đặt câu hỏi trong bài Tập đọc “ Chú đi tuần” lớp năm

Mục đích là giúp học sinh tự khám phá tìm hiểu kiến thức của bài đọc. Hệ thống câu hỏi như sau:

+ Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào?

+ Đặt hình ảnh chiến sĩ đi tuần trong đêm đông bên cạnh hình ảnh giấc ngủ yên

của các em bé, tác giả muốn nói lên điều gì?

+ Tìm những chi tiết nói lên sự quan tâm yêu thương các em nhỏ của anh chiến sĩ?

+ Để tỏ lòng biết ơn các anh chiến sĩ các em phải làm gì?

    Trong qua trình DH bản thân luôn dùng hệ thống câu hỏi để giảng dạy; có cách xử lí tốt khi đặt ra câu hỏi; đưa ra câu hỏi phù hợp đối tượng HS; phù hợp quỹ thời gian với hoàn cảnh; câu hỏi luôn ngắn gọ, dề hiểu, tạo được sự kích thích hứng thú cho HS. Tôi luôn dừng lại sau khi hỏi, dành thời gian cho HS suy nghĩ; phân phối câu hỏi cho cả lớp; tôn trọng lắng nghe ý kiến của HS; luôn xây dựng câu hỏi trọng tâm, không lan man.

2. Vận dụng kĩ thuật mảnh ghép:

Thực hành thiết kế KTDH mảnh ghép:

– Giai đoạn 1: Chia lớp thành 4 nhóm và phân công

+ Nhóm 1 nghiên cứu tư liệu và thảo luận về truyền thống đấu tranh bảo vệ tổ quốc của dân tộc Việt Nam

+ Nhóm 2 nghiên cứu tư liệu và thảo luận về truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam

+ Nhóm 3 nghiên cứu tư liệu và thảo luận các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam

+ Nhóm 4 nghiên cứu tư liệu và thảo luận thành tựu KT, VH, GD… của Việt Nam?

– Giai đoạn 2: Thành lập các nhóm mới, trong mỗi nhóm mới có ít nhất một thành viên nhóm ban đầu và trả lời các câu hỏi sau:

+ Em nghĩ gì về đất nước và con người Việt Nam

+ Hiện nay nước ta còn có những khó khăn gì?

+ Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đát nước?

(Những KTDH khác được vận dụng trong việc thiết kế KHBH của môn học được đảm nhận)

    Tùy vào bài, vào mỗi phân môn, vào tình hình lớp và thiết bị dạy học hiện có để thiết kế KHBH và tổ chức lớp học đạt hiệu quả, thúc đẩy được sự tham gia tích cực của học sinh, giúp học sinh tự chủ, tham gia tích cực vào các hoạt động học tập.

Tự đánh giá, nhận xét

Sau khi nghiên cứu tài liệu của MODULETH 16 tôi đã nắm vững và vận dụng một cách hợp lí các KTDH tích cực vào trong hoạt động giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

Bản thân đã không ngừng tích cực đi dự giờ đồng nghiệp, thực hiện tốt kê hoạch bồi dưỡng thường xuyên, kế hoạch tự học, tự rèn; cùng đồng nghiệp thường xuyên trao đổi để nắm vững cách vận dụng KTDH tích cực trong các bài học

Tự chấm điểm: 9 Tự xếp loại: Giỏi

Người báo cáo

Sửa

Bài thu hoạch BDTX module TH16 cấp tiểu học số 2

TRƯỜNG TH XÃ………..

TỔ KHỐI 2+3

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………., ngày ……tháng ….năm ……..

Xem thêm:  Tác giả - Tác phẩm: Cổng trường mở ra | Myphamthucuc.vn

BÀI THU HOẠCH

Công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên

Năm học ……………

Họ và tên:…………………………………

Trình độ chuyên môn: Cao đẳng

Tổ chuyên môn: Tiểu học

Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy và chủ nhiệm lớp 2A.

1. Tên chuyên đề

TH16: MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC TOÁN LỚP 2

2. Lí do chọn chuyên đề

    Toán là phân môn quan trọng trong chương trình học của lớp 2. Muốn nâng cao chất lượng môn Toán mỗi cán bộ giáo viên cần nâng cao ý thức trách nhiệm tinh thần học tập nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn tiếp cận với phương pháp truyền thụ mới. Trong thực tế học sinh lớp 2 rất yêu thích môn Toán vậy làm thế nào để các em dễ tiếp thu bài, tích cực học tập và tiếp thu tốt kiến thức Toán học? Với trăn trở đó, tôi chọn bồi dưỡng chuyên đề “Một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học Toán lớp 2” nhằm nâng cao kiến thức của bản thân về các kĩ thuật dạy học tích cực để từ đó vận dụng vào thực tiễn giảng dạy, nâng cao hiệu quả và chất lượng học tập môn Toán lớp 2.

3. Nội dung chuyên đề

3.1. Một số khái niệm liên quan

* Khái niệm kĩ thuật dạy học:

    Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của GV và HS trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học.

    Kĩ thuật dạy học chưa phải là các phương pháp dạy học độc lập mà là những thành phần của phương pháp dạy học. Một phương pháp dạy học có thể bao gồm nhiều Kĩ thuật dạy học đặc thù. ví dụ: Phương pháp hợp tác nhóm có các kĩ thuật dạy học như: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật công đoạn,…

* Khái niệm kĩ thuật dạy học tích cực:

    Kĩ thuật dạy học tích cực là thuật ngữ dùng để chỉ các kĩ thuật dạy học có tác dụng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.

    Kĩ thuật dạy học tích cực là thành phần của các phương pháp dạy học tích cực, là thể hiện quá trình dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh.

    Có nhiều kĩ thuật dạy học tích cực như: kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi chuyên gia, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật công đoạn, kĩ thuật trình bày một phút, “kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật hỏi và trả lỏi, kĩ thuật viết tích cực,…

3.2. Nội dung chuyên đề

3.2.1. Kĩ thuật đặt câu hỏi:

* Người GV đặt câu hỏi khi nào? Mục đích đặt câu hỏi là gì?

    Trong qua trình DH, GV đặt câu hỏi khi sử dụng PP vắn đáp, phương pháp thảo luận. Mục đíc của việc đặt câu hỏi rất khác nhau: có lúc để kiểm tra việc nắm kiến thức, KN của HS ; có lúc để hướng dẫn tìm tòi, khám phá tri thức; có lúc để giúp các em cũng cố, hệ thống kiến thức đã học.

* Đặt câu Hỏi phụ thuộc vào yếu tố nào?

    Chủ yếu vào chất lượng câu hỏi và cách ứng xử của giáo viên khi hỏi HS

* KT đặt câu hỏi theo các cấp độ nhận thức như thế nào?

    Biết; hiểu; vận dụng; phân tích; tổng hợp; đánh giá

    Sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa HS – GV và HS – HS. Kĩ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham gia của HS càng nhiều; HS sẽ học tập tích cực hơn. Trong dạy học theo PP cùng tham gia, GV thường phải sử dụng câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt HS tìm hiểu, khám phá thông tin, kiến thức, kĩ năng mới. Để đánh giá kết quả học tập của HS, HS cũng phải sử dụng câu hỏi để hỏi lại, hỏi thêm GV và các HS khác về những nội dung bài học chưa sáng tỏ.

*Khi đặt câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau:

– Câu hỏi phải liên quan đến việc thực hiện mục tiêu bài học;

– Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu;

– Đúng lúc, đúng chỗ;

– Phù hợp với trình độ HS;

– Kích thích suy nghĩ của HS;

– Phù hợp với thời gian thực tế;

– Sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp;

– Không ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xích;

– Không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc.

* Khi nêu câu hỏi cho HS cần chú ý:

– Đưa ra câu hỏi với một thái độ khuyến khích, với giọng nói ôn tồn, nhẹ nhàng.

– Thu hút sự chú ý của HS trước khi nêu câu hỏi.

– Chú ý phân bố hợp lí số HS được chỉ định trả lời.

– Chú ý khuyến khích những HS rụt rè, chậm chạp.

– Sử dụng câu hỏi mở và câu hỏi đóng phù hợp với từng trường hợp.

– Khi kiểm tra sử dụng câu hỏi đóng;

– Khi cần mở rộng ý ta dùng câu hỏi mở.

3.2.2. Kĩ thuật dạy học theo góc

    Học theo góc là một hình thức tổ chức hoạt động học tập theo đó người học thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại vị trí cụ thể trong không gian lớp học, đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau. Học theo góc người học được lựa chọn họat động và phong cách học: Cơ hội “Khám phá”, ‘Thực hành”; Cơ hội mở rộng, phát triển, sáng tạo; Cơ hội đọc hiểu các nhiệm vụ và hướng dẫn bằng văn bản của người dạy; Cơ hội cá nhân tự áp dụng và trải nghiệm.

+ Do vậy, học theo góc kích thích người học tích cực thông qua hoạt động; Mở rộng sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái, đảm bảo học sâu, hiệu quả bền vững, tương tác mang tính cá nhân cao giữa thầy và trò, tránh tình trạng người học phải chờ đợi. Ví dụ: Với chủ đề môi trường hoặc giao thông có thể tổ chức các góc: Viết; Đọc; Vẽ tranh: Xem băng hình; Thảo luận…về nội dung chủ đề.

*Áp dụng: Tổ chức học theo góc trong tiết ôn tập về toán. Góc HS giỏi; Góc HS còn yếu; Góc HS trung bình đến khá

3.2.3. Kĩ thuật “Khăn trải bàn”

a. Thế nào là kĩ thuật “khăn trải bàn”?

    Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm: 1- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực; 2- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS; 3- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS.

b. Cách tiến hành kĩ thuật “Khăn trải bàn”

– Hoạt động theo nhóm (4 người /nhóm)(có thể nhiều người hơn)

– Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa (xem sơ đồ ở file đính kèm)

– Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,…)

– Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề…). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút.

– Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời.

– Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn. (giấy A0).

c. Cách tổ chức: Kĩ thuật khăn trải bàn:

– Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh. Chia phần xung quanh thành các phần theo số thành viên của nhóm.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Hầu trời ngắn gọn nhất | Myphamthucuc.vn

– Cá nhân trả lời câu hỏi và viết trên phần xung quanh.

– Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa.

– Treo sản phẩm, trình bày.

3.2.4. Kĩ thuật “Các mảnh ghép”

    Thế nào là kĩ thuật “Các mảnh ghép” là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm:

+ Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp

+ Kích thích sự tham gia tích cực của HS:

    Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 2).

Cách tiến hành kĩ thuật “Các mảnh ghép”

    VÒNG 1 Hoạt động theo nhóm 3 người. Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ (Ví dụ: nhóm 1: nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C). Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao. Mỗi thành viên đều trình bày được kết quả câu trả lời của nhóm

    VÒNG 2: Hình thành nhóm 3 người mới (1người từ nhóm 1, 1 người từ nhóm 2 và 1 người từ nhóm 3)

– Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau.

– Nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm vừa thành lập để giải quyết

– Lời giải được ghi rõ trên bảng

3.2.5. Kĩ thuật sơ đồ tư duy

    Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là cách dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não; là phương tiện ghi chép sáng tạo, hiệu quả nhằm sắp xếp ý nghĩa.

– Mục tiêu là giúp phát triển tư duy logic, khả năng phân tích tổng hợp; HS hiểu bài nhớ lâu.

– Tác dụng là giúp HS hệ thống hóa kiến thức. tìm ra mối liên hệ giữa các kiến thức; hiểu bài nhớ lâu, phát triển tư duy logic; mang lại hiệu quả dạy học cao.

– Cách lập sơ đồ tư duy

+ Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một cụm từ thể hiện một ý tưởng khái niệm/nội dung/chủ đề.

+ Từ ý tưởng hình ảnh sẽ phát triển các nhánh chính, nối các cụm từ, hình ảnh cấp một.

+ Từ các nhánh tiếp tục các ý tưởng /khái niệm liên quan được kết nối

– Yêu cầu sư phạm:

    Hướng dẫn HS tìm ra ý tưởng. Khi lập sơ đồ tư duy cần lưu ý: Các nhánh chính được tô đậm, các nhánh cấp 2,3 vẽ bằng các nét mảnh dần; từ cụm từ hình ảnh trung tâm tỏa đi các nhánh nên sử dụng màu sắc khác nhau, màu sắc nhánh chính cần duy trì đến các nhóm phụ.

    Dùng các đường cong thay cho các đường thẳng; bố trí các thông tin đều theo hình ảnh/cụm từ.

3.2.6. Kĩ thuật hỏi và trả lời

– Giúp HS củng cố, khắc sâu kiển thức đã học thông qua việc hỏi, trả lời

– Tác dụng: Củng cố, khắc sâu kiến thức cho HS; phát triển KN đặt câu hỏi, KN trình bày, khả năng phản ứng nhanh; tạo hứng thú cho HS; giúp GV biết được kết quả học tập của các em.

– Cách tiến hành

+ GV giới thiệu chủ đề sẽ thực hiện hỏi, trả lời.

+ GV hoặc 1 HS sẽ bắt đầu đặt một câu hỏi về chủ đề và yêu cầu HS khác trả lời.

+ HS trả lời xong câu hỏi đầu tiên lại đặt câu hỏi tiếp theo, yêu cầu HS khác trả lời…cứ tiếp nối như thế cho đến các bạn khác.

– Yêu cầu sư phạm

+ Chủ đề phải có nội dung phong phú, đặt được nhiều câu hỏi

+ GV có thể đặt câu hỏi trước (nếu HS chưa quen)

+ Tạo cơ hội cho tất cả HS trong lớp được hỏi, trả lời

+ Khi HS trả lời không được có thể yêu cầu bạn khác trả lời, song mất quyền đặt câu hỏi cho người khác

+ KT hỏi và trả lời sử dụng hợp cho các tiết ôn tập. khi kiểm tra bài cũ, củng cố bài học.

3.2.7. Kĩ thuật trình bày một phút

– Mục tiêu là tạo cơ hội cho HS tổng kết lại kiến thức; trình bày những băn khoăn, thắc mắc trước lớp

– Tác dụng: Giúp củng cố quá trình học tập; giúp HS tự thấy được mình hiểu vấn đề ngang đâu.

– Cách tiến hành: Cuối tiết học, GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau: (Điều quan trọng nhất các em học hôm nay là gì? Vấn đề gì các em chưa giải đáp hôm nay? Các em có những băn khoăn, thắc mắc gì?); HS viết ra giấy; trình bày trước lớp trong thời gian không quá 1 phút.

– Lưu ý khi sử dụng: Dành thời gian phù hợp cho HS chuẩn bị; động viên khuyến khích HS tham gia trình bày; lắng nghe tôn trọng phần trình bày của HS, không tỏ thái độ chê bai; động viên HS khác lắng nghe câu trả lời và trả lời câu hỏi đặt ra; giải đáp các câu hỏi, thắc mắc của HS.

4. Quá trình vận dụng

* Về kiến thức

    Trong quá trình tự bồi dưỡng bản thân nắm được khái niệm, tác dụng, cách tiến hành cũng như những điểm cần lưu ý của của các kĩ thuật dạy học. Mỗi kĩ thuật dạy học tích cực đều có ưu điểm, hạn chế khác nhau. Cần vận dụng các kĩ thuật dạy học sao cho phù hợp với từng tiết học, từng bài dạy, từng hoạt động.

* Về kĩ năng

    Có kĩ năng tiến hành sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong quá trình dạy học như: Kĩ thuật đặt câu hỏi

+ Kĩ thuật “Khăn trải bàn”

+ Kĩ thuật “mảnh ghép”

+ Kĩ thuật sơ đồ tư duy

+ Kĩ thuật hỏi và trả lời

+ Kĩ thuật trình bày một phút.

* Về thái độ

– Giáo viên: Nắm được một số kĩ thuật dạy học tích cực có thể áp dụng trong dạy học Toán lớp 2; Nắm được cách thức tiến hành các kĩ thuật; Vận dụng tốt các kĩ thuật tích cực vào dạy học Toán.

– Học sinh: Tích cực và hứng thú khi học Toán; Khả năng tính toán, giải toán có tiến bộ.

* Vận dụng, giảng dạy môn Toán lớp 2 sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực

5. Kết quả đạt được

5.1. Ưu điểm

– Giáo viên nắm được các kiến thức, các kĩ năng, cách tiến hành các kĩ thuật dạy học tích cực.

– Có kĩ năng soạn giáo án theo hướng đổi mới.

– Có kĩ năng sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực.

– Vận dụng linh hoạt các kĩ thuật dạy học phù hợp với từng tiết dạy và đối tượng học sinh.

– Học sinh tích cực, chủ động tiếp thu bài học.

– Học sinh hứng thú trong các tiết học Toán.

5.2. Hạn chế

– Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học còn hạn chế.

– Học sinh còn nhỏ, khả năng tập trung và chú ý còn hạn chế, tính kỉ luật chưa cao. Nhiều kĩ thuật dạy học mới học sinh chưa quen nên hiệu quả áp dụng chưa cao.

6. Những kiến nghị, đề xuất.

– Nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến việc đổi mới PPDH và sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Toán cũng như các môn học khác.

– Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học.

– Tạo điều kiện tốt về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học./.

Người viết bài thu hoạch

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập