/tmp/jljgh.jpg
Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí ngắn nhất, đây là phiên bản soạn văn 9 ngắn nhất được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích cô đọng kiến thức, giúp cho các bạn học sinh tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng.
Nội dung bài viết
* Bố cục:
Phần 1: từ đầu đến “ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788): Kể về tình hình của đất nước, khi quân Thanh chiếm đóng Thăng Long, và Bắc Bình Vương cùng với Vua Lê thụ phong đã họp tướng sĩ để dấy binh tiến đánh thành Thăng Long
Phần 2: Tiếp đến “rồi kéo vào thành”: Đứng đầu đội quân, Vua Quang Trung đã thể hiện được tài năng lãnh đạo, chỉ huy của mình, cùng đội đánh thắng được nhiều tán quân Thanh.
Phần 3: Còn lại: sự đại bại của quân Thanh và Vua Lê Chiêu Thống lo đường bỏ chạy.
Đại ý của tác phẩm: Kể về sự kiện Vua Quang Trung tế cáo trời đất và lên ngôi, sau đó dẫn dắt binh sĩ tiến đánh Thăng Long và lập nhiều chiến công vẻ vang.
Qua tác phẩm, em thấy hình tượng người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ được xây dựng ở nhiều bình diện, thể hiện tính cách và tài năng của một người anh hùng dân tộc:
– Quyết đoán: nhận được tin giặc Thanh đánh vào Thăng Long, liền họp tướng sĩ và muốn đi ngay
– Có tài cầm quân và mưu lược: Nghe lời khuyên của các tướng sĩ và hỏi ý kiến của Nguyễn Thiếp, chiêu mộ binh sĩ, duyệt binh để chuẩn bị tiến quân ra Bắc.
– Tài tình, sáng suốt trong mọi tình thế: quyết định tiến quân tiêu diệt giặc, thể hiện tài năng của một người chỉ huy giỏi, động viên tinh thần quân sĩ cùng những lời nói sắc bén, và đúng đắn
– Chiến lược tài giỏi: phát hiện ra cách để chống lại vũ khí của địch, cũng như vạch ra con đường trước và sau khi chiến thắng
⇒ Với những phương diện đó, Vua Quang Trung được khắc họa đầy oai phong, lẫm liệt, cho thấy đó là một vị Vua, một anh hùng của dân tộc.
* Nguồn cảm hứng: Là một người của triều đại nhà Lê, những tác giả đã khắc họa hình tượng Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ với đầy niềm tự hào và khâm phục. Bắt nguồn từ cảm hứng yêu nước và tự hào dân tộc, tự hào về các những người hùng của dân tộc – oai phong, lẫm liệt chiến thắng thù trong giặc ngoài.
Sự thất bại của giặc Thanh và sự thảm hại của vua tôi Lê Thống Chiêu cũng được tác giả thuật lại một cách chi tiết, cụ thể
– Tướng: Tôn Sĩ Nghị: “sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp chuồn trước qua cầu phao”
Các bài viết liên quan Hoàng Lê nhất thống chí: