/tmp/xhdtu.jpg
Trong lịch sử nước Nga, có hai cuộc cách mạng xảy ra ở Nga vào năm 1917. Cuộc cách mạng đầu tiên là cuộc cách mạng dân chủ nổ ra vào tháng Hai theo lịch cũ của Nga, hay còn gọi là tháng Ba theo lịch hiện đại. Cuộc cách mạng thứ hai là giai cấp vô sản nổ ra vào tháng 10 theo lịch cũ của Nga, tức tháng 11 theo lịch hiện đại. Vậy vì sao ở nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng?
Nội dung bài viết
– Cuộc cách mạng tháng Hai đã lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng, đem lại quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Tuy nhiên, sau cách mạng tháng Hai, cục diện 2 chính quyền song song tồn tại ở nước Nga. Đó là:
+ Chính quyền Xô viết của công nhân, nông dân và binh lính.
+ Chính phủ lâm thời tư sản của giai cấp tư sản và đại địa chủ tư sản hóa.
=> Cục diện trên đòi hỏi nước Nga phải tiến hành cuộc cách mạng lần thứ hai vào tháng Mười năm 1917 (Cách mạng tháng Mười) nhằm lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, giành chính quyền hoàn toàn về tay giai cấp vô sản. Đây là một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, Lênin và Đảng Bonsevich đề ra nhiệm vụ tiếp theo của cách mạng là tiếp tục lật đổ chính phủ tư sản lâm thời, giành hoàn toàn quyền lực. Vì vậy cuộc cách mạng thứ hai nổ ra vào tháng 10 năm 1917 và đó là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Nga phải hứng chịu nạn đói và kinh tế suy sụp. Quân đội Nga mất tinh thần đã phải hứng chịu nhiều cuộc thoái lui quân sự ghê gớm, và nhiều binh sĩ đã rời chiến trường. Sự bất mãn với chế độ quân chủ chuyên chế và chính sách của nó tiếp tục leo thang chiến tranh. Hoàng đế Nikolai II thoái vị vào tháng 2 năm 1917, sự kết thúc của đế chế Nga.
Cách mạng Nga (1905) được cho là nhân tố chính dẫn đến cuộc cách mạng năm 1917. Sự kiện ngày Chủ nhật đẫm máu đã làm dấy lên phong trào phản đối. Một hội đồng công nhân được gọi là Liên bang Xô viết St.Petersburg được thành lập trong tất cả các sự kiện này, và bắt đầu cho các cuộc biểu tình chính trị cộng sản.
Cuộc Cách mạng tháng Mười Nga thành công là cơ hội lớn để thực hiện hóa lý tưởng xây dựng chủ nghĩa xã hội khoa học, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người và lập ra nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới, do nhân dân lao động làm chủ. Với ý nghĩa này, cuộc cách mạng tháng Mười tại Nga đã tác động sâu sắc tới phong trào cách mạng trên thế giới, tạo nên niềm tin, động lực, cổ vũ và truyền cảm hứng để giai cấp vô sản trên toàn thế giới đứng lên giành lấy chính quyền và giải phóng khỏi sự áp bức.
Đây chính là thành quả to lớn mà nhân dân và chính quyền Liên Xô làm được. Chính vì vậy, để bảo vệ thành quả này, trong chiến tranh thế giới thứ hai, người dân Liên Xô đã liều mình chịu đựng những hy sinh vô cùng to lớn, để cứu loài người khỏi thảm họa của chủ nghĩa phát xít.
Có thể nói, cuộc Cách mạng Tháng Mười tại Nga là dấu mốc quan trọng, là sự kiện có ý nghĩa to lớn ảnh hưởng trực tiếp tới sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam và là niềm động lực to lớn giúp chính quyền và nhân dân Việt Nam có thể đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để giành lại độc lập và tự do cho dân tộc mình.
Tác động đầu tiên mà cuộc cách mạng này làm được đó chính là ảnh hưởng trực tiếp lên người thanh niên Việt Nam yêu nước Nguyễn Ái Quốc. Sự kiện này đã thu hút Nguyễn Ái Quốc đến với Luận cương của Lênin “Về vấn đề dân tộc và thuộc địa”. Và cũng chính từ bản luận cương này, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra còn đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Điều này được thể hiện rất rõ ràng trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” mà người viết năm 1927 “Chỉ có đi theo con đường Cách mạng tháng Mười – con đường duy nhất đúng đắn – cách mạng Việt Nam mới giành được độc lập, tự do thật sự”.
Bên cạnh đó, với những người yêu nước Việt Nam khác đợt đầu thế kỷ XX thì sự kiện Cách mạng tháng Mười Nga này cũng giúp họ thêm tin tưởng vào niềm tin khoa học, vào chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi và đang dẫn dắt người dân Việt Nam đi. Những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác – Lênin và những bài học rút ra từ cuộc cách mạng này đã được Nguyễn Ái Quốc vận dụng tài tình vào điều kiện cụ thể, chính xác của Việt Nam, từ đó đưa dân tộc ta vượt qua các khó khăn để giành được thắng lợi.
Và sau cùng, kết quả mà chúng ta đạt được chính là sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam vào năm 1930 dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với sự dẫn dắt của Bác, của Đảng, nhân dân ta, dân tộc ta đã thực hiện thành công cuộc Cách mạng Tháng Tám (1945) để lật đổ chế độ phong kiến và thực dân Pháp để xây dựng lên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – nhà nước dân chủ đầu tiên tại Đông Nam Á.
Và kế đó, cũng dưới sự dẫn dắt của Đảng, nhân dân ta đã làm nên lịch sử với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu vào năm 1954 và đánh đuổi đế quốc Mỹ để thống nhất hai miền Nam Bắc vào năm 1975.
Như vậy, qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đã hiểu vì sao năm 1917 ở nước Nga đã diễn ra hai cuộc cách mạng cũng như nắm được những ảnh hưởng tích cực to lớn từ cuộc cách mạng này tới lịch sử Việt Nam, tới sự thống nhất đất nước cũng như tác động tới niềm tin của nhân dân vào công cuộc đấu tranh, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc mình.