/tmp/hpwrd.jpg
Bài 3 (trang 9 sgk Sinh 10):
Nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người.
Lời giải:
Mọi cấp tổ chức sống đều có các cơ chế tự điều chỉnh nhằm điều hòa, duy trì sự cân bằng động trong hệ thống, qua đó giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.
– Ví dụ 1: Khi lượng đường trong máu tăng cao quá ngưỡng cho phép, tụy sẽ tiết hoocmon insulin phân giải đường glucose thành glycogen và tích lũy trong gan và cơ làm lượng đường trong máu giảm, khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức cho phép, tuyến tụy tiết glucagon có tác dụng chuyển hóa glycogen tích lũy trong gan và cơ thành glucose. Từ đó mà lượng đường trong máu sẽ được duy trì ở mức ổn định.
– Ví dụ 2: Khi tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết ra nhiều hoocmôn tirôxin làm tăng cường chuyển hóa năng lượng, làm nhiệt độ cơ thể tăng. Còn ngược lại khi tuyến giáp hoạt động kém, lượng hoocmôn tiết ra không đủ điều hòa làm quá trình chuyển hóa giảm, khiến trẻ chậm lớn, trí não kém phát triển.
– Ví dụ 3: Nồng độ các chất trong cơ thể người luôn được duy trì ở mức độ nhất định, khi xảy ra sự mất cân bằng sẽ có các cơ chế điều hòa để đưa về trạng thái bình thường. Nếu cơ thể người không còn khả năng tự điều hòa sẽ phát sinh bệnh tật.
Xem toàn bộ Giải Sinh 10: Bài 1. Các cấp tổ chức của thế giới sống