/tmp/vymlg.jpg
Tác phẩm xoay quanh câu chuyện tình duyên trắc trở giữa hai anh em con cô con cậu: Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc, từ đó mô tả cuộc sống nhiều mặt của một đại gia đình quý tộc đời Minh từ lúc cực thịnh cho đến lúc suy vi trong vòng tám năm.
Tiểu thuyết mở đầu bằng một huyền thoại: Nữ Oa luyện đá ngũ sắc vá trời, luyện được năm vạn lẻ một viên. Viên linh thạch còn thừa được đưa về trời chăm sóc cây tiên Giáng Châu. Thần Anh và Giáng Châu duyên nợ, chịu ơn nhau nên phải đầu thai xuống hạ giới để “lấy hết nước mắt của đời ta để trả lại cho chàng”. Từ đó dẫn ra bao nhiêu oan gia phong lưu đều phải xuống trần để trả duyên nợ, sinh ra bao nhiêu chuyện sau này.
Vì con gái của Giả Chính là Nguyên Xuân được vua phong là Nguyên phi nên để mỗi lần về tỉnh thân, phủ Vinh quốc cho xây dựng vườn Đại quan cực kì tráng lệ huy hoàng. Lâm Đại Ngọc là người con gái dung mạo tuyệt sắc, là một tâm hồn thi phú đích thực nhưng vô cùng nhạy cảm và mảnh mai, lại cám cảnh ăn nhờ ở đậu nên tính tình càng thêm sầu bi, cô độc. Trong khi đó, Bảo Thoa, người con gái đài các, sắc sảo, đức hạnh theo đúng khuôn phép chuẩn mực phong kiến lại luôn khuyến khích Bảo Ngọc học hành đỗ đạt để lọt vào tầm ngắm của các bậc huynh trưởng trong dòng họ. Lúc đầu, Bảo Ngọc còn phân vân trước tình yêu của Bảo Thoa, “gần cô chị thì quên khuấy cô em”; song dần dần, nhận thấy Bảo Thoa chỉ mong ngóng cái danh “lập thân”, nên Bảo Ngọc đã dành trái tim mình cho Đại Ngọc, mong muốn lấy nàng làm vợ. Gia đình họ Giả coi đó là một tai họa.
Trong lúc thế lực của hai phủ họ Giả bị lung lay do mắc tội với triều đình, cả hai phủ đều bị phân li, kẻ chết người đi đày, trong một cố gắng cuối cùng nhằm cứu vãn gia tộc, Phượng Thư (chị dâu của Bảo Ngọc) đã đặt kế tráo hôn. Khi mở khăn che mặt cô dâu thấy không phải Đại Ngọc, Bảo Ngọc bỏ đi, về sau hóa thành đá. Lâm Đại Ngọc nghe tiếng pháo đám cưới của Bảo Ngọc, uất ức phát bệnh, ho ra máu mà chết. Kết thúc pho truyện là một khúc nhạc ai oán cho cuộc sống vương giả như mây tan bèo dạt, như một “giấc mộng trong chiếc lầu hồng” như một sự chiêm nghiệm về lẽ đời của họ Tào.
Hồng lâu mộng miêu tả quá trình hình thành, phát triển và cuối cùng tan vỡ của thế giới lí tưởng Đại Quan Viên. Thế giới lí tưởng đó ngay từ đầu đã không tách rời khỏi thế giới hiện thực: Đại Quan Viên hoa thanh quả khiết vốn được xây trên cái nền bẩn thỉu Hội Phương Viên. Trong suốt quá trình 12 chị em thanh nữ vun đắp phát triển khu vườn, hoa thanh quả khiết của họ cũng không ngừng bị rình rập, bẻ phá bởi bàn tay nhớp nhúa từ bên ngoài. Thanh khiết mọc lên từ ô uế, sau cùng cũng đành rơi rụng giữa ô uế. Đó chính là ý nghĩa trung tâm của bi kịch Hồng lâu mộng. Đó là sự bế tắc của những con người trẻ tuổi, khát khao lý tưởng sống mới nhưng cuối cùng đành bị khuất phục bởi họ đang ở trong bóng đêm suy tàn của ngày cũ, chưa thể đứng trong áng sáng ban mai của ngày mới, đó là yếu tố bi kịch của lịch sử trùm lên bi kịch cuộc đời của tất cả các nhân vật.
Tác phẩm xoay quanh câu chuyện tình duyên trắc trở giữa hai anh em con cô con cậu: Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc, từ đó mô tả cuộc sống nhiều mặt của một đại gia đình quý tộc đời Minh từ lúc cực thịnh cho đến lúc suy vi trong vòng tám năm. Nữ Oa luyện đá ngũ sắc vá trời, luyện được năm vạn lẻ một viên. Viên linh thạch còn thừa được đưa về Thanh Ngạnh. Thần Anh và Giáng Châu duyên nợ, chịu ơn nhau nên phải đầu thai xuống hạ giới để “lấy hết nước mắt của đời ta để trả lại cho chàng”. Từ đó dẫn ra bao nhiêu oan gia phong lưu đều phải xuống trần để trả duyên nợ, sinh ra bao nhiêu chuyện sau này.
Đá thiêng hóa thành Giả Bảo Ngọc. Cây thiêng hóa thành Lâm Đại Ngọc. Gia đình họ Giả vốn có nhiều công lao với triều đình, số lượng kẻ hầu người hạ có lúc lên tới 448 người, sống trong hai tòa dinh cơ tráng lệ bậc nhất Kinh thành. Ninh Quốc công và Vinh Quốc công là hai anh em ruột.
Giả Chính và Giả Xá còn có một em gái tên Giả Mẫn, lấy chồng là Lâm Như Hải người Cô Tô, làm quan Diêm chính thành Duy Dương, có một cô con gái tên Lâm Đại Ngọc. Bố mẹ mất sớm, Đại Ngọc được Giả mẫu đem về nuôi trong phủ Vinh Quốc.
Trong Vinh quốc phủ còn có gia đình của Tiết phu nhân, vốn là em gái Vương phu nhân, cùng con trai cả Tiết Bàn và con gái Tiết Bảo Thoa vừa vào Kinh cùng đến ở. Lúc đầu, Bảo Ngọc còn phân vân trước tình yêu của Bảo Thoa, “gần cô chị thì quên khuấy cô em”; song dần dần, nhận thấy Bảo Thoa chỉ mong ngóng cái danh “lập thân”, nên Bảo Ngọc đã dành trái tim mình cho Đại Ngọc, mong muốn lấy nàng làm vợ. Gia đình họ Giả coi đó là một tai họa. Kết thúc pho truyện là một khúc nhạc ai oán cho cuộc sống vương giả như mây tan bèo dạt, như một “giấc mộng trong chiếc lầu hồng” như một sự chiêm nghiệm về lẽ đời của họ Tào. Cũng có một kết thúc khác là Bảo Ngọc chấp nhận sống với Bảo Thoa, sinh được con trai nối dõi, chăm chỉ học hành thi đỗ cử nhân rồi xuất gia nhưng cái kết này không được độc giả yêu thích, cũng có thuyết cho là của người sau thêm vào.