/tmp/epmjr.jpg
Tiếp theo phần soạn Bài 14 phần 3: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên, chúng ta sẽ cùng nhau đi tiếp Bài 14 phần 4. Trong phần này Top lời giải sẽ hướng dẫn các bạn trả lời toàn bộ các câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử 7, đồng thời tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành với các dạng bài trắc nghiệm kiểm tra hay nhất.
Chúng ta cùng đi đến nội dung bài học ngay dưới đây nhé:
Câu hỏi trang 66 Sử 7 Bài 14 ngắn nhất: Em hãy nêu một số dân chứng để thấy các tầng lớp nhân dân thời Trần đều tham gia kháng chiến chống quân Nguyên – Mông.
Trả lời:
Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông của nhà Trần đã huy động được đông đảo tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia, tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân rộng khắp cả nước.
– Khi quân gặc đến: cả nước chuẩn bị kháng chiến, thành lập các đội dân binh, sắm sửa vũ khí, nhân dân sẵn sàng chiến đấu.
– Với chiến thuật “Vườn không nhà trống”, nhân dân theo lệnh triều đình cất giấu lương thảo, của cải, tự vũ trang đánh giặc, phối hợp chiến đấu với quân triều đình, gây cho quân Mông – Nguyên nhiều khó khăn.
=> Quân dân một lòng đoàn kết chống giặc, tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc.
Câu hỏi trang 66 Sử 7 Bài 14 ngắn nhất: Em hãy trình bày những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.
Trả lời:
Ông soạn “Hịch tướng sĩ” để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội. Ông là nhà quân sự tài ba, là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư.
– Trần Quốc Tuấn là người trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, với tài thao lược của mình ông đã đưa ra nhiều chiệt thuật kháng chiến sáng tạo mà hiệu quả góp phần quan trọng đập tan ba lần xâm lược của quân Mông – Nguyên.
Bài 1 trang 68 Sử 7 Bài 14 ngắn nhất: Em hãy trình bài những nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
Trả lời:
Nguyên nhân thắng lợi:
– Huy động được sức mạnh của toàn dân đánh gặc. Quân – dân một lòng đoàn kết chiến đấu.
– Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của nhà Trần.
– Vai trò lãnh đạo của vua Trần Nhân Tông và các tướng lĩnh – tiêu biểu nhất là Trần Quốc Tuấn đã đưa ra những chiến thuật kháng chiến đúng đắn, sáng suất, hợp lý phù hợp với hoàn cảnh.
– Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân ta, cốt là quân đội nhà Trần.
Bài 2 trang 68 Sử 7 Bài 14 ngắn nhất: Ý nghĩa lịch sử của ba lẫn kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.
Trả lời:
Ý nghĩa lịch sử:
– Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên. Bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.
– Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam nâng cao lòng tự hào, tự cường dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân ta.
– Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự vẻ vang của dân tộc.
– Thắng lợi đó đã để lại bài học vô cùng quý giá: Củng cố khối đoàn kết toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.
– Góp phần ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam.
Câu 1: Quan sát bức tranh hình 29 (SGK trang 55), em thấy có những hình ảnh gì ? Qua đó cho thấy quân Mông Cổ chủ yếu là lực lượng nào? Những hình vẽ trong tranh nói lên điều gì ?
Trả lời
– Nhìn vào bức tranh ta thấy có hai phần tranh và ba đoạn chữ giải thích các hình vẽ, nhằm giới thiệu sức mạnh, tổ chức quân đội, trang bị vũ khí, chiến thuật và cách đánh của người Mông Cổ
– Hình trên cùng giới thiệu đội quân xâm lược Mông Cổ chiến đấu trên lưng ngựa với vũ khí chủ yếu là ngọn giáo và cung tên. Trên các vũ khí, binh sĩ Mông Cổ buộc những dải vài nhiều màu sắc khác nhau phất phơ bay trong gió, thể hiện các chiến binh đang xông pha trận mạc.
– Hình dưới thể hiện chiến thuật, cách đánh và sức mạnh của kị binh Mông Cổ. Lực lượng của quân Mông Cổ là kị đội, đây là ưu thế chủ yếu của họ
– Những hình vẽ trong tranh cho thấy sức mạnh của quân Mông Cổ rất lớn.
Câu 2: Sức mạnh và sự thiện chiến của quân Mông Cổ như thế nào ?
Trả lời
– Quân Mông Cổ rất thiện chiến, đặc biệt biết lơi dụng điều kiện, hành động nhanh chóng, mẫn tiệp của kị đội. Về đánh trận, họ lợi ở dã chiến, không thấy lợi không tiến quân… Trăm quân kị quay vòng có thể bọc được vạn người, nghìn quân kị tản ra có thể dàn đến trăm dặm…Địch phân tất phân, địch hợp tất hợp cho nên kị đội là ưu thế của họ, hoặc xa hoặc gần, hoặc nhiều hoặc ít, hoặc dụ hoặc tán, hoặc ẩn hoặc hiện, đến thì như trên trời rơi xuống, đi nhanh như chớp giật.
– Với đội quân mạnh mẽ đó, Thành Cát Tư Hãn và những người kế tục đã liên tiếp mở các cuộc chiến tranh xâm lược, chinh phục thế giới. Vó ngựa quân Mông Cổ đi đến đâu, nhà cửa đổ nát, thành trì tan hoang, nhân dân bị giết hoặc bắt làm nô lệ đến đó.
Câu 3: Hành động ba lần bắt giam sứ giả Mông Cổ vào ngục của vua tôi nhà Trần đã phán ảnh điều gì?
Trả lời
Việc ba lần sứ giả Mông Cổ đưa thư sang Đại Việt đe dọa, dụ hàng đều bị vua Trần ra lệnh bắt giam vào ngục cho thấy vua Trần kiên quyết chống quân xâm lược Môn Cổ để bảo vệ chủ quyền, độc lập của dân tộc cho dù quân Mông Cổ rất mạnh và hiếu chiến.
Câu 4: Khi được tin quân Mông Cổ xâm lược nước ta, thái độ của vua Trần như thế nào?
Trả lời
Cuối năm 1257, khi được tin quân Mông Cổ chuẩn bị xâm lược, nhà Trần đã ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập võ nghệ, sẵn sàng đánh giặc.
Câu 5: Thế nào là dân binh?
Trả lời
Dân binh là lực lượng vũ trang không chính quy thời xưa ở địa phương không thoát li sản xuất do một cá nhân hay một số người tập hợp lại. Lực lượng này tham gia khởi nghĩa ở địa phương hoặc các cuộc chiến tranh chống xâm lược.
Câu 6: Cách đánh giặc của vua tôi nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất ( 1258) được thể hiện như thế nào ?
Trả lời
Đường lối đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất (1258) thể hiện sự đúng đắn, sáng tạo, đó là việc thực biện chủ trương : Khi giặc mạnh không đương đầu trực tiếp với quân xâm lược mà cho quân rút lui để bảo toàn lực lượng, thực hiện “vườn không nhà trống’ sơ tán nhân dân khỏi kinh thành để dồn quân giặc vào thế bị động, tạo thời cơ để quân dân nhà Trần phản công tiêu diệt địch giành thắng lợi hoàn toàn.
Câu 7: Thắng lợi của nhân dân Cham pa có ý nghĩa như thế nào ?
Trả lời
– Thắng lợi của nhân dân Cham-pa đã làm thất bại kế hoạch của nhà Nguyên định dùng Champa làm bàn đạp tấn công Đại Việt bước đầu tan vỡ
– Thể hiện tinh thần chiến đấu anh dũng của nhân dân Champa
Câu 8: Đứng trước âm mưu xâm lược của nhà Nguyên, vua tôi nhà Trần đã có những chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lần thứ hai như thế nào ?
Trả lời
Đứng trước âm mưu xâm lược của nhà Nguyên, vua tôi nhà Trần đã :
– Triệu tập Hội nghị các vương hầu, quan lại ở Bình Than để bàn kế đánh giặc
– Mở Hội nghị ở Diên Hồng (đầu năm 1285), mời các bậc phụ lão có uy tín trong nước để bàn kế hoạch đánh giặc
– Giao trọng trách cho Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo, chỉ huy cuộc kháng chiến. Trần Hưng Đạo soạn Hịch tướng sĩ để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội.
– Nhà Trần tổ chức cuộc tập trận lớn và duyệt binh ở Đông Bộ Đầu, rồi bố trí quân đóng giữ những nơi hiểm yếu.
Câu 9: Vì sao trong Hội nghị Diên Hồng, vua Trần chỉ mời các bậc phụ lão tham gia ?
Trả lời
Trong Hội nghị Diên Hồng, vua Trần chỉ mời các bậc phụ lão tham gia vì :
– Phụ lão là những người có uy tín được dân làng kính trọng vì thế sẽ được mọi người tin tưởng
– Phụ lão là những người có kinh nghiệm đánh giặc
– Vua Trần muốn nắm bắt ý kiến của nhân dân thông qua các bậc phụ lão, nếu các bậc phụ lão quyết đánh thì khi về quê, họ sẽ động việ con em mình hăng hái lên đường đánh giặc, họ sẽ động viên bà con hăng hái sản xuất được nhiều lương thảo phục vụ kháng chiến,
Câu 10: Hội nghị Bình Than có sự kiện gì đáng chú ý diễn ra ?
Trả lời
Đến Bình Than có Trần Quốc Toản, vì tuổi còn nhỏ nên không được dự hội nghị. Trần Quốc Toản tức giận quân Nguyên xâm lược đến nỗi tay cầm quả cam bóp nát lúc nào không biết. Khi về nhà, đã huy động gia nô và thân thuộc hơn 1000 người, làm binh khí, đóng chiến thuyền và may cờ đề sáu chữ “Phá cường địch, báo hoàng ân” (Phá giặc mạnh, báo ơn vua)
Câu 11: Em hãy cho biết lực lượng xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên lần thứ hai so với lần thứ nhất có gì khác ?
Trả lời
Lực lượng xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên lần thứ hai so với lần thứ nhất có khác biệt là :
– Lần thứ nhất chỉ có 3 vạn quân xâm lược (1258)
– Lần thứ hai khoảng 50 vạn quân, gấp 17 lần so với lần thứ nhất
– Có nhiều danh tướng lão luyện chỉ huy
Câu 12: Sau hai lần xâm lược Đại Việt đều bị thất bại, thái độ của vua Nguyên như thế nào?
Trả lời:
Sau hai lần xâm lược Đại Việt đều bị thất bại, vua Nguyên rất tức giận nên quyết tâm đánh Đại Việt lần thứ ba để trả thù.
Câu 13: Chiến thắng Vân Đồn có ý nghĩa lịch sử như thế nào ?
Trả lời
Chiến thắng Vân Đồn đã hủy toàn bộ lương thảo của quân Nguyên, làm cho quân Nguyên ngay từ đầu đã lâm vào thế bị động và gặp rất nhiều khó khăn, tạo thời cơ để quân dân nhà Trần mở cuộc phản công tiêu diệt quân Nguyên giành thắng lợi
Câu 14: Em hãy cho biết sau trận Vân Đồn, tình thế của quân Nguyên ra sao ?
Trả lời
Tình thế của quân Nguyên sau trận Vân Đồn :
– Rơi vào tình thế bị động, khó khăn
– Thiếu lương thực trầm trọng, tinh thần quân lính hoang mang, rơi vào tình thế bị động.
Câu 15: Em hãy cho biết tình thế của quân Nguyên sau khi đánh chiếm Thăng Long như thế nào ?
Trả lời
– Quân Nguyên không tiêu diệt được lực lượng kháng chiến của nhà Trần, trong khi đó nhiều nơi xung yếu bị quân dân ta tấn công chiếm lại
– Quân giặc ra sức cản quét, cướp lương thực nhưng đều bị nhân dân ta đuổi đánh, đẩy chúng vào thế bị động, cạn kiệt lương thực
– Thoát Hoan đóng quân ở Thăng Long có nguy cơ bị cô lập, tinh thần quân lính hoang mang, tuyệt vọng
– Trước tình thế nguy khốn, Thoát Hoan quyết định rút quân lên Vạn Kiếp và từ đây rút quân về nước theo hai đường thủy bộ.
Câu 16: Vua tôi nhà Trần đã có những hành động gì trước tình thế bị động của quân Nguyên ?
Trả lời
Trước tình thế bị động, nguy khốn của quân Nguyên, vua tôi nhà Trần quyết định mở cuộc phản công và tiến hành việc bố trí mai phục trên sông Bạch Đằng.
Câu 17: Nhìn trên lược đồ hình 33 (SGK trang 64), em có nhận xét gì về vị trí của sông Bạch Đằng ?
Trả lời
– Nhìn vào lược đồ, ta thấy, Bạch Đằng là con sông lớn, do sông Đá Bạc, sông Giá và nhiều nhánh sông khác đổ vào, chảy qua địa phận Yên Hưng (Quảng Ninh) và Thủy Nguyên (Hải Phòng) rồi đổ ra biển.
– Lòng sông rộng mênh mông, bên phải có dãy núi đá vôi Tràng Kênh ăn sát ra bờ sông, bên trái là rừng cây um tùm
Câu 18: Trần Quốc Tuấn đã tiến hành bố trí trận địa mai phục ở sông Bạch Đằng như thế nào ?
Trả lời
Nắm được kế hoạch rút lui của quân địch, Trần Quốc Tuấn huy động nhân dân đẽo cọc gỗ (lim, táu), rồi bịt sắt ở đầu cọc, đem cắm xuống lòng sông, tạo thành trận địa cọc ngầm khổng lồ.
– Cho thủy quân của ta mai phục trong các nhánh và vũng sông
– Cho giấu kín bộ binh của ta trong núi đa Tràng Kênh và rừng rậm bên trái sông Bạch Đằng
– Đại quân do vua Trần và Trần Quốc Tuấn chỉ huy sẵn sàng tiếp ứng mọi nơi.
Câu 19: Em có nhận xét gì về việc bố trí trận địa mai phục ở sông Bạch Đằng của Trần Quốc Tuấn ?
Trả lời
Việc bố trí trận địa bãi cọc ở Bạch Đằng thể hiện mưu lược đặc sắc của nhà Trần bấy giờ là hết sức tài tình, biết lợi dụng địa hình, địa vật điểm yếu, bố trí trận địa bãi cọc và phục kích, kết hợp với quy luật lên xuống của thủy triều để tiêu diệt địch.
Câu 20: Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 do Trần Hưng Đạo chỉ huy làm em nhớ đến chiến thắng Bạch Đằng năm nào ? Do ai chỉ huy ? Đánh quân xâm lược nào ?
Trả lời
Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 do Trần Hưng Đạo chỉ huy làm em nhớ đến chiến thắng Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền chỉ huy, đánh quân xâm lược Nam Hán. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại, kết thúc hơn 100 năm thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập hoàn toàn của đất nước.
Chiến thắng trên sông Bạch năm 981 do Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy đánh tan quân xâm lược Tống
Câu 21: Nêu cách đánh của nhà Trần trong 3 lần kháng chiến ?
Trả lời
– Kế hoạch “vườn không nhà trống”
– Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu của kẻ thù
– Biết phát huy lợi thế của quân ta, buộc địch phải theo
– Buộc địch từ thế mạnh chuyển sang thế yếu, ta từ bị động chuyển sang chủ động.
Câu 22: Sau khi Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mất, nhân dân ta đã làm gì ? Việc làm đó nói lên điều gì ?
Trả lời
Sau khi Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mất, nhân dân ta đã suy tôn ông là Đức Thành Trần và lập đền thờ ở rất nhiều nơi, điều đó thể hiện lòng biết ơn đối với người anh hùng dân tộc, vị tướng tài ba đã có công rất lớn trong ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược dưới thời Trần
Câu 23: Kể tên các vị vua thời Trần gắn với ba lần Kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (thế kỉ XIII)
Trả lời:
– Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất (1258), gắn với nhà vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) ( 1225-1258)
– Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ hai (1285), gắn với nhà vua Trần Nhân Tông (Trần Khâm) ( 1279-1293)
– Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ ba (1287-1288), gắn với nhà vua Trần Nhân Tông.
Câu 1: Âm mưu của Mông Cổ trong chiến tranh xâm lược Đại Việt lần 1 là gì?
A. Xâm lược Đại Việt để giải quyết những khó khăn trong nước.
B. Xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tấn công Nam Tống.
C. Xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tấn công Cham-pa.
D. Xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tấn công các nước phía nam Đại Việt.
Chọn đáp án: B
Giải thích: Năm 1257, quân Mông Cổ tấn công vào Nam Tống nhằm xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc. Để đạt được mục đích đó vua Mông Cổ cho quân xâm lược Đại Việt, rồi từ đây đánh thẳng lên phía Nam TQ, phối hợp với cánh quân từ phía Bắc xuống tạo thế gọng kìm bao vây Nam Tống.
Câu 2: Khi Mông Cổ cho sứ giả đến đưa thư đe dọa và dụ hàng vua Trần, thái độ vua Trần như thế nào?
A. Trả lại thư ngay.
B. Vội vàng xin giảng hòa.
C. Bắt giam sứ giả vào ngục.
D. Chém đầu sứ giả ngay tại chỗ.
Chọn đáp án: C
Giải thích: (SGK – 56)
Câu 3: Trước nguy cơ bị quân Mông xâm lược, triều đình nhà Trần đã có thái độ như thế nào?
A. Kiên quyết chống giặc và tích cực chuẩn bị kháng chiến.
B. Chấp nhận đầu hàng khi sứ giả quân Mông Cổ đến.
C. Cho sứ giả của mình sang giảng hòa.
D. Đưa quân đón đánh giặc ngay tại cửa ải.
Chọn đáp án: A
Giải thích: Ngay khi được tin quân Mông Cổ chuẩn bị xâm lược, nhà Trần đã ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí, thành lập các đội dân binh, ngày đêm luyện tập võ nghệ. Điều này thể hiện quyết tâm chống giặc của vua tôi nhà Trần.
Câu 4: Câu nói “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng” là của ai?
A. Trần Quốc Toản.
B. Trần Thủ Độ.
C. Trần Quang Khải.
D. Trần Quốc Tuấn.
Chọn đáp án: D
Giải thích: (SGK – 59)
Câu 5: Chủ trương đánh giặc nào được nhà Trần thực hiện trong cả ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.
A. Tiêu diệt đoàn thuyền lương của giặc.
B. Chặn đánh ngay từ khi quân giặc vừa tiến vào nước ta.
C. Thực hiện “vườn không nhà trống”
D. Kiên quyết giữ Thăng Long, đào chiến lũy để chống giặc.
Chọn đáp án: C
Giải thích: Trong cả 3 lần kháng chiến chống Mông – Nguyên nhà Trần đều thực hiện “vườn không nhà trống”, tạm rút khỏi kinh thành Thăng Long. Với kế sách này, ta đã khoét sâu điểm yếu chí tử của quân xâm lược là chinh chiến xa, công tác hậu cần khó khăn; nếu chiến tranh kéo dài thì địch càng khó khăn gấp bội, sức mạnh chiến đấu suy giảm. Chiến lược này đã đẩy quân Mông Cổ vào tình thế khó khăn vì thiếu lương thực.
Câu 6: Trận đánh lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ nhất là
A. Trận Quy Hóa (Yên Bái, Lào Cai).
B. Trận Thiên Mạc (Duy Tiên, Hà Nam).
C. Trận Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng, ở phố Hàng Than – Hà Nội).
D. Trận Bạch Đằng.
Chọn đáp án: C
Giải thích: Khi lực lượng quân Mông Cổ đã suy yếu, quân đội nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu. Quân Mông Cổ thua to, phải tháo chạy khỏi thành Thăng Long.
Câu 7: Ai là người được giao trọng trách Quốc công tiết chế chỉ huy cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên?
A. Trần Quốc Tuấn
B. Trần Quốc Toản
C. Trần Quang Khải
D. Trần Khánh Dư
Chọn đáp án: A
Giải thích: (SGK – 58)
Câu 8: Địa danh nào gắn liền với những chiến công hiển hách của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên?
A. Bình Than, Đông Bộ Đầu, Vạn Kiếp.
B. Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương.
C. Thiên Trường, Thăng Long.
D. Bạch Đằng.
Chọn đáp án: B
Giải thích: Lợi dụng lúc quân Nguyên rơi vào thế bị động nhà Trần tổ chức phản công, đánh bại quân giặc ở nhiều nơi nhue Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương và tiến về giải phóng Thăng Long.
Câu 9: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên?
A. Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn và luôn tích cực, chủ động tham gia kháng chiến.
B. Nội bộ tầng lớp lãnh đạo nhà Trần đoàn kết và có sự chuẩn bị rất chu đáo tiềm lực về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến.
C. Nhà Trần có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo và có những danh tướng tài ba.
D. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhà Trần đều được nhân dân Cham-pa giúp sức.
Chọn đáp án: D
Giải thích: Cham-pa không giúp sức mà còn liên kết với quân Tống, tiến hành chiến tranh xâm lược vào phía Nam nước ta.
Câu 10: Ý nào dưới đây không phải ý nghĩa lịch sử của thắng lợi ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên?
A. Đưa nước ta trở thành nước hùng mạnh nhất thế giới.
B. Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông – Nguyên, bảo vệ nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
C. Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc.
D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí giá trong nghệ thuật đánh giặc.
Chọn đáp án: A
Giải thích: Mặc dù đánh bại quân Mông – Nguyên, một đội quân hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ, nhưng Việt Nam vẫn là một nước nhỏ, vẫn liên tục bị các nước xung quanh nhòm ngó, xâm lược.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 14 phần 4: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên trong SGK Lịch sử 7. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm thật chắc kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra và các câu hỏi tình huống khác.
Mời các bạn xem thêm các bài Giải Lịch sử 7 trong Sách bài tập và Vở bài tập tại đây nhé: