/tmp/kwnkk.jpg Soạn bài: Từ ấy (siêu ngắn) | Myphamthucuc.vn - Giáo dục trung học Đồng Nai

Soạn bài: Từ ấy (siêu ngắn) | Myphamthucuc.vn

Hướng dẫn Soạn bài Từ ấy siêu ngắn gọn. Với bản soạn văn 11 siêu ngắn gọn này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm dễ dàng nhất.

Soạn bài: Từ ấy (Tố Hữu) – Bản 1

Bố cục

Bố cục: 3 phần

– Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng của Đảng.

– Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống.

– Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm.

Nội dung chính

Từ ấy thể hiện niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản và tác dụng kì diệu của lí tưởng với cuộc đời nhà thơ.

Câu 1 (trang 44 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2):

– Hình ảnh chỉ lí tưởng cách mạng:

+ “Nắng hạ” (ánh nắng chói chang, rực rỡ nhất trong bốn mùa).

+ “Mặt trời” (đem lại hơi ấm, ánh sáng, sự sống cho muôn loài).

=> Những hình ảnh ẩn dụ kết hợp với các động từ mạnh “bừng”, “chói” đã gợi sức mạnh giác ngộ lớn lao, mạnh mẽ của lí tưởng cách mạng, của lẽ phải đối với nhà thơ.

– Hình ảnh so sánh “vườn hoa lá”, “rất đậm hương và rộn tiếng chim” (khu vườn tràn đầy màu sắc, mùi hương và âm thanh rộn rã)

=> Giúp nhà thơ diễn tả một cách sinh động, gợi cảm tâm hồn tràn ngập niềm vui sướng, say mê khi giác ngộ lí tưởng cách mạng.

Câu 2 (trang 44 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2):

Nhận thức mới mẻ về lẽ sống của nhà thơ sau khi được lí tưởng soi rọi:

– Gắn cái tôi cá nhân với cái ta cộng đồng dân tộc: “tôi buộc lòng tôi với mọi người”.

– Gần gũi, yêu thương, chia sẻ với đông đảo quần chúng lao khổ để tạo nên khối đại đoàn kết vững mạnh: tình trang trải với trăm nơi/… bao hồn khổ/… mạnh khối đời.

=> Lẽ sống, tuyên ngôn sống của người thanh niên đã giác ngộ lí tưởng cách mạng: nguyện gắn cuộc đời mình với số mệnh của nhân dân, của dân tộc.

Câu 3 (trang 44 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2):

Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ:

– Nhà thơ xác định vị trí của mình: ở giữa nhân dân lao khổ.

– Xác định mối quan hệ của mình với nhân dân: là con – em – anh.

=> Nhấn mạnh khẳng định một tình cảm gia đình đầm ấm, thân thiết, nhà thơ cảm nhận được mình là thành viên trong đại gia đình quần chúng đau khổ.

– Những đối tượng gắn bó: vạn nhà, vạn kiếp phôi pha, vạn đầu em nhỏ

– Từ ngữ: “kiếp phôi pha, cù bất cù bơ” biểu hiện cho tấm lòng đau xót của nhà thơ trước những kiếp đời bất hạnh và bày tỏ lòng căm giận trước những oan trái mà kẻ thù gây nên.

=> Sự thức tỉnh của nhà thơ hướng tới cái chung, niềm vui lớn. lí tưởng, lẽ sống lớn

Câu 4 (trang 44 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2):

Nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ:

– Sử dụng thành công các biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh, điệp.

– Hình ảnh chọn lọc, trong sáng, gợi cảm.

– Nhịp điệu sôi nổi, phấn chấn, say mê.

– Ngôn ngữ tự nhiên, giản dị, gợi cảm, giàu nhạc điệu.

Luyện tập

Câu 1 (trang 44 SGK Ngữ văn 11 tập 2):

Khổ thơ thứ hai:

  “Tôi buộc lòng tôi với mọ người

     Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

            Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

– Khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng, Tố Hữu đã khẳng định quan niệm mới về lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa “cái tôi cá nhân” và “cái ta chung” của mọi người. 

– “Buộc”, “trang trải”: thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc, quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người, đồng cảm sâu sắc với hoàn cảnh từng con người cụ thể.

Xem thêm:  Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và ý nghĩa phương pháp luận | Myphamthucuc.vn

– Hịnh ảnh ẩn dụ “khối đời”: khi “cái tôi” chan hòa cùng “cái ta”, khi cá nhân hòa mình vào tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh sẽ được nhân lên gấp bội. Ở đây, Tố Hữu tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng cả tình yêu mến, bằng sự giao cảm của những trái tim.

Câu 2 (trang 44 SGK Ngữ văn 11 tập 2):

1.Giải thích khái niệm và ý nghĩa rút ra từ đề bài

a. Hai yếu tố làm ra anh: thi pháp và tuyên ngôn.

– Thi pháp là phương thức biểu hiện như dùng thể thơ truyền thống, sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu.

– Tuyên ngôn là quan điểm nhận thức và sáng tác. Đó là gắn bó với quần chúng lao khổ, căm thù phong kiến và đế quốc, không ngừng hành động, phấn đấu, hi sinh vì hạnh phúc của nhân dân, vì tương lai của đất nước.

b.Từ ấy có thể xem là tuyên ngôn,bản quyết tâm thư lòng dặn lòng phấn đấu theo lí tưởng Đảng của Tố Hữu. Đây cũng là cương lĩnh trong toàn bộ sáng tác thơ của Tố Hữu.

2. Giải thích vấn đề đặt ra và chứng minh cụ thể

a.

– Vì nhà thơ đã vận dụng thể thơ cổ điển truyền thống. Ngôn ngữ giàu hình ảnh tạo ra nhịp điệu sôi nổi, mạnh mẽ. Đây cũng là lối thơ tự bộc lộ,thơ tuyên truyền. Nhân vật trữ tình không thiên về hướng nội mà thiên về hướng ngoại. Nó tạo ra hình ảnh:

Bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi… tiếng chim

– Vì nhà thơ đã thể hiện toàn bộ nhận thức về cách mạng và quần chúng,cá nhân và quần chúng lao khổ trong sáng tác của mình.

Soạn bài: Từ ấy (Tố Hữu) – Bản 2

I. Tác giả – Tác phẩm

1. Tác giả

– Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành.

– Năm 1938, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản.

– Thơ ca ông luôn gắn với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

2. Tác phẩm

– Bài thơ nằm trong phần Máu lửa của tập thơ Từ ấy.

– Vị trí bài thơ: có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng. Bài thơ là tuyên ngôn về lẽ sống cũng như tuyên ngôn về nghệ thuật của nhà thơ.

– Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ sáng tác vào tháng 7 – 1938, khi nhà thơ được kết nạp vào Đảng cộng sản.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 44 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Hình ảnh thể hiện lý tưởng, biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng được biểu hiện qua những hình ảnh ẩn dụ: bừng nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim.

– Lí tưởng cách mạng là nguồn sáng mới (mặt trời chân lí) bừng chiếu tâm hồn nhà thơ.

– Nguồn sáng ấy chói chang như nắng mùa hạ, đến với nhà thơ làm bừng lên nguồn sống mới. Cuộc sống của thi nhân giờ đây đã được tắm trong bầu không khí thiêng liêng ấy.

– Hình ảnh ẩn dụ và so sánh: Hồn tôi – vườn hoa lá – đậm hương – rộn tiếng chim.

=>Diễn tả niềm vui sướng, say mê nồng nhiệt của nhà thơ khi bắt gặp lí tưởng mới.

Câu 2 (trang 44 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Những nhận thức mới về lẽ sống:

– Sự gắn bó hài hoà giữa cái tôi cá nhân với cái ta chung của xã hội – đặc biệt là với những người lao động nghèo khổ.

    + Buộc: Ý thức tự nguyện, quyết tâm cao độ hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng những người bị áp bức.

    + Trang trải: Tâm hồn trải rộng với cuộc đời, tạo sự đồng cảm sâu sắc.

    + Trăm nơi: Hoán dụ – chỉ mọi người sống ở khắp nơi.

    + Khối đời: Ẩn dụ – Khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ, đoàn kết chặt chẽ, cùng phấn đấu vì mục tiêu chung.

=> Nhà thơ đã đặt mình giữa dòng đời và môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ và ở đó Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm mến yêu của trái tim nhân ái.

Xem thêm:  Soạn Mĩ thuật lớp 9 Bài 6: TTMT | Myphamthucuc.vn

Câu 3 (trang 44 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm nhà thơ thể hiện qua khổ thơ cuối: tình cảm giai cấp sâu sắc:

– Điệp ngữ mang tính khẳng định: “là”, các từ “con, em, anh” và số từ ước lệ “vạn” nhấn mạnh khẳng định một tình cảm gia đình đầm ấm, thân thiết, nhà thơ cảm nhận được mình là thành viên trong đại gia đình quần chúng đau khổ

– Từ ngữ: “kiếp phôi pha, cù bất cù bơ” biểu hiện cho tấm lòng đau xót của nhà thơ trước những kiếp đời bất hạnh và bày tỏ lòng căm giận trước những oan trái mà kẻ thù gây nên.

=> Sự thức tỉnh của nhà thơ hướng tới cái chung, niềm vui lớn. lí tưởng, lẽ sống lớn

Câu 4 (trang 44 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

– Sử dụng những hình ảnh ẩn dụ: (nắng hạ, mặt trời chân lí, khối đời,…), các động từ mạnh (bừng, chói,…),…

– Bài thơ giàu nhạc điệu.

– Các vần cuối được sử dụng phong phú, linh hoạt, chủ yếu là các âm mở (hạ – lá, người – nơi đời, nhà – pha,…).

– Nghệ thuật điệp từ (là, vạn).

Luyện tập

Câu 1 (trang 44 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Khổ thơ đặc sắc nhất là khổ thơ cuối bài Từ ấy: diễn tả sự chuyển biến sâu sắc

Gợi ý:

Khổ 3.

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm, cù bất cù bơ…

– Điệp từ: là, của, vạn…

– Đại từ nhân xưng: Con, em, anh

– Số từ ước lệ: vạn.

→ Nhấn mạnh và khẳng định một tình cảm gia đình đầm ấm, thân thiết, gắn bó ruột thịt.

→ Sự cảm nhận sâu sắc mình là thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ.

⇒ Sự biểu hiện xúc động, chân thành khi nói tới những kiếp người bất hạnh, dãi dầu sương gió.

Câu 2 (trang 44 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Những đặc điểm bản chất nhất của thơ Tố Hữu được xác định rõ ngay ở bài thơ này. Đó là hai yếu tố “làm ra anh”: một là thi pháp (phương thức biểu hiện: dùng thể thơ thất ngôn, một thể thơ truyền thống, sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu, sự đa dạng của bút pháp – tự sự, lãng mạn, trữ tình); hai là tuyên ngôn (thể hiện rõ ràng quan điểm nhận thức và sáng tác: gắn bó với quần chúng lao khổ, tin tưởng vào Cách mạng, chiến đấu vì cuộc sống hạnh phúc của đồng bào, vì tương lai tươi sáng của đất nước, vì thế giới tươi đẹp, chan hoà tình yêu thương của con người).

Cả hai đặc điểm nêu trên, như đã phân tích đều được thể hiện rõ nét trong Từ ấy.

Soạn bài: Từ ấy (Tố Hữu) – Bản 3

Bố cục

3 phần

– Phần 1 (khổ 1): Niềm say mê, háo hức, vui sướng của tác giả khi bắt gặp lý tưởng cách mạng.

– Phần 2 (khổ 2): Những nhận thức mới mẻ trong cách sống, lẽ sống.

– Phần 3 (khổ 3): Chuyển biến mới về tình cảm của nhà thơ.

Nội dung bài học

– Nội dung:

    + Niềm vui sướng, mê say của tác giả khi lần đầu gặp gỡ lý tưởng cách mạng.

    + Tác dụng kì diệu của lý tưởng cách mạng đến cuộc sống của nhà thơ.

    + Lời tuyên ngôn về chân lý, lẽ sống của người chiến sĩ cách mạng và tuyên ngôn nghệ thuật của nhà thơ.

– Nghệ thuật:

    + Hình ảnh thơ tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng.

    + Ngôn từ tinh tế, gợi cảm xúc. Giọng thơ sảng khoái, nhịp điệu thơ dứt khoát, mạnh mẽ.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 44 SGK ngữ văn 11 tập 2):

Những hình ảnh chỉ lý tưởng và biểu hiện niềm vui sướng của nhà thơ:

– Hình ảnh chỉ lý tưởng:

    + Nắng hạ: Ánh nắng rực rỡ nhất, chói chang nhất của các mùa trong năm.

    + Mặt trời chân lý: Mặt trời của sự đúng đắn, rực rỡ, bất diệt.

→ Hình ảnh ẩn dụ mới lạ, hấp dẫn chỉ lý tưởng cách mạng sáng chói, rực rỡ, trường tồn, vĩnh cửu.

Xem thêm:  [CHUẨN NHẤT] Sơ đồ tư duy tính chất hóa học của axit | Myphamthucuc.vn

– Cảm xúc của nhà thơ:

    + Động từ “bừng”, “chói”: Sự bung tỏa đột ngột, chói sáng vào tận tâm tim, có sức mạnh thức tỉnh. Tác giả bất ngờ gặp gỡ lý tưởng cách mạng, cơ thể như tràn đầy sức sống mãnh liệt.

    + “Hồn tôi”, “vườn hoa lá”, “đậm hương”, “rộn tiếng chim”: Những cụm từ giàu sức gợi, gợi cảm xúc vui sướng, hân hoan, sức sống tràn đầy.

→ Tác giả say mê, háo hức, reo vui hạnh phúc khi được giác ngộ lý tưởng cách mạng, được ánh sáng của Đảng soi đường chỉ lối.

Câu 2 (Trang 44 SGK ngữ văn 11 tập 2):

Những nhận thức mới về lẽ sống của nhà thơ:

– “Buộc lòng tôi với mọi người”: Ý thức được tính cộng đồng, tự nguyện mang “cái tôi” hòa với “cái ta” chung của tập thể.

– “Tình trang trải”: Quan niệm sống mới của nhà thơ. Tâm hồn muốn được trải rộng cùng cộng đồng, cùng sẻ chia, cùng thấu hiếu, cố gắng vì nhau.

– “Hồn tôi” gắn với “hồn khổ”: Tự nguyện gắn bó với cuộc đời, đặc biệt là với những con người nghèo khổ.

– “Gần gũi”, “mạnh khối đời”: Hình ảnh ẩn dụ độc đáo chỉ tập thể, số đông. Con người cùng nhau gắn kết, phấn đấu vì mục tiêu chung.

→ Cái “tôi” cá nhân từng có sức sống mãnh liệt trước đó của Tố Hữu nay đã tự nguyện, tự giác hòa nhập chung với tập thể. Bản thân nhà thơ mong được hòa nhập, được cống hiến cùng cái ta chung để thực hiện lý tưởng dân tộc.

Câu 3 (trang 44 SGK ngữ văn 11 tập 2):

Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm Tố Hữu ở khổ cuối:

– Cách xưng hô thân mật “anh”, “em”, “con” chỉ những mối quan hệ gần gũi, thân thiết trong gia đình. Nhà thơ đã tự coi mình là một thành viên trong cộng đồng lớn, ý thức được trách nhiệm của mình với tập thể.

– “Kiếp phôi pha”, “cù bất cù bơ”: Hình ảnh giàu sức gợi cảm xúc. Nhà thơ đang đồng cảm, trân trọng, quan tâm đến những số phận, kiếp người bất hạnh.

→ Tình cảm mới mẻ, cao đẹp của một nhà thơ cách mạng, người chiến sĩ cách mạng.

Câu 4 (Trang 44 SGK ngữ văn 11 tập 2):

Nhận xét về các biện pháp tu từ:

– Hình thơ tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng, hình ảnh ẩn dụ sáng tạo thể hiện tốt được thông điệp lớn.

– Ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu.

– Nhịp điệu thơ sôi nổi, giàu cảm xúc, càng về sau càng dồn dập.

– Cách ngắt nhịp cũng liên tục thay đổi thể hiện tốt cảm xúc hân hoan, háo hức đôi lúc lại đồng cảm, xót xa của nhà thơ.

Luyện tập

Bài 1 (trang 44 SGK ngữ văn 11 tập 2):

Đoạn văn tham khảo: Cảm nghĩ về khổ cuối của bài thơ.

       Trước khi được lý tưởng cách mạng soi sáng, Tố Hữu vẫn còn là một thanh niên tiểu tư sản, một nhà thơ với ý thức cái “tôi” cao. Nhưng sau khi được giác ngộ, nhà thơ đã tìm được lẽ sống mới mẻ. Cái “tôi” cá nhân đã tìm về hòa nhập cùng cái “ta” chung của cộng đồng, coi mình là một thành viên trong một gia đình lớn. Cũng chính lúc này, trong nhà thơ dậy lên sự đồng cảm, xót xa sâu sắc với những kiếp người nhỏ bé, đau khổ. Nhà thơ càng ý thức hơn được trách nhiệm của bản thân mình với cuộc sống chung, với tập thể. Lẽ sống mới đã khiến nhà thơ rũ bỏ cái ích kỷ, hẹp hòi của bản thân để vươn lên tình hữu ái giai cấp.

Bài 2 (trang 44 SGK ngữ văn 11 tập 2):

Lý do Chế Lan Viên viết như vậy: “Từ ấy” đã định hướng cho toàn bộ sáng tác sau này của Tố Hữu.

– Thi pháp: Thể thơ truyền thống được sử dụng nhưng ngôn từ lại bình dị, dễ nhớ. Thơ chính trị nhưng lại gần gũi, không khuôn mẫu, dễ thuộc.

– Tuyên ngôn: Đặt chân lý cách mạng làm lẽ sống, tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với cuộc đời chung của tập thể, sống và phấn đấu vì một lý tưởng chung: Giải phóng dân tộc.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập

Bài viết hay nhất

Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu