Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội ngắn nhất


Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội

Hướng dẫn soạn bài

Dàn ý tham khảo cho một số đề:

Đề 1 (trang 14 sgk Văn 11 Tập 1):

A, Mở bài : giới thiệu vấn đề nghị luận

B, Thân bài:

– Giải thích khái niệm thiện và ác

    + Thiện là những người có cái tâm trong sáng, đạo đức không làm hại ai cả và luôn luôn giúp đỡ người khác

    + Người ác là người luôn nghĩ cách làm hại người khác để mưu cầu hạnh phúc, quyền lợi cho cá nhân mình.

– Hai phạm trù đạo đức “thiện – ác” tuy đối lập nhưng tồn lại song song trong đời sống xã hội. Bao giờ cũng vậy, trong cuộc đấu tranh muôn đời giữa cái thiện và cái ác, con người luôn mơ ước, tin tưởng vào cái thiện và cái đẹp nhất định sẽ chiến thắng.

– Trong xã hội xưa:

    + Nạn nhân của cái xấu thường là những người có hoàn cảnh đặc biệt: cô bé mồ côi, những người có ngoại hình xấu xí nhưng có tấm lòng nhân hậu

    + Truyện Tấm Cám cũng ko ngoại lệ, Tấm là 1 cô bé từ nhỏ đã phải chịu sự thiệt thòi vì mất mẹ từ nhỏ, người cha lấy vợ lẽ đã có một người con riêng….

+ nêu dẫn ra những câu nói lên sự bất công mà Tấm phải chịu (như làm lụng vất vả,…)

Xem thêm:  Dàn ý Phân tích bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ hay nhất năm 2021

    + nhưng người tốt cái thiện lúc nào cũng được sự giúp đỡ của các thế lực siêu nhiên

– Trong xã hội nay:

    + Cái thiện và ác vẫn luôn song hành, bởi cuộc đời luôn có những bất công

    + vận dụng những kiến thức thực tế trong cuộc sống để làm sáng tỏ ý này.

→ Dù là xã hội xưa và nay thì phần thắng cuối cùng cũng nghiêng về cái thiện, và cái ác luôn bị tiêu diệt. những người sống ác độc luôn phải chịu những hậu quả nặng nề đó là quy luật:” Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”.

C, Kết bài: Rút ra bài học cho bản thân.

Đề 2(trang 14 sgk Văn 11 Tập 1):

A, Mở bài : giới thiệu vấn đề trích dẫn ý kiến của Thân Nhân Trung

B, Thân bài

– Giải thích khái niệm: Hiền tài là người tài cao, học rộng, có đạo đức tốt được mọi người tín nhiệm suy tôn

– Bàn luận ý kiến

     Hiền tài có vai trò quyết định sự hưng thịnh của đất nước, góp phần làm nên sự sống còn của quốc gia và xã hội

    + Tại sao nói nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh? Nguyên khí suy thì thế nước yếu? (giải thích, chứng minh, bình luận).

    • Mọi thời đại, quốc gia đều rất cần người tài đức vì đó là nguyên khí của quốc gia (Người tài đức có vai trò quan trọng trong việc xây dựng đất nước phồn vinh. Hiền tài mà không biết tu dưỡng tài, đức thì đất nước suy yếu, suy vong).

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu năm 2021

    • Cần có chính sách khích lệ, bồi dưỡng nhân tài (tinh thần, vật chất).

    • Trọng dụng người tài: đúng người đúng việc, không lãng phí chất xám.

– Khẳng định tầm quan trọng của người tài đức đối với đất nước.

– Phương hướng phấn đấu, liên hệ bản thân: rèn luyện tài, đức góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh.

C, Kết bài: khẳng định lại vấn đề

Đề 3(trang 14 sgk Văn 11 Tập 1):

A, Mở bài: giới thiệu vấn đề

B, Thân bài:

– Giải thích học là gì? Hành là gi?

    + Học là lãnh hội, tiếp thu kiến thức từ những nguồn kiến thức như thầy cô, trường lớp, trong cuộc sống và xã hội.

    + Hành là việc vận dụng những điều học được vào thực tế của cuộc sống

– Học phải đi đôi với hành:

    + Học mà không có hành sẽ không hiểu được vấn đề, gây lãng phí thời gian

    + Còn hành mà không có học sẽ không có kết quả cao

– Lợi ích của “ học đi đôi với hành”

    + Hiệu quả trong học tập

    + Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả

    + Học sẽ không bị nhàm chán

– Phê phán lối học sai lầm

    + Học chuộng hình thức

    + Học cầu danh lợi

    + Học theo xu hướng

    + Học vì ép buộc

– Nêu ý kiến của em về “ học đi đôi với hành”

    + Học đi đôi với hành là một phương pháp học đúng đắn

Xem thêm:  Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” mang lại ý nghĩa gì?

    + liên hệ bản thân

C, Kết bài: khẳng định lại vấn đề

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu