/tmp/slbqw.jpg Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Ngữ văn 10 nâng cao | Myphamthucuc.vn - Giáo dục trung học Đồng Nai

Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Ngữ văn 10 nâng cao | Myphamthucuc.vn

Gợi ý Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Ngữ văn 10 nâng cao hay nhất. Tuyển tập Soạn ngữ văn 10 nâng cao ngắn gọn, chi tiết, đầy đủ.

Cùng đến ngay với bài soạn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ nâng cao dưới đây cùng Top lời giải nhé:

Hướng dẫn Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Ngữ văn 10 nâng cao

Câu 1: Đoạn trích có thể chia làm mấy đoạn nhỏ? Nêu ý chính của mỗi đoạn.

Gợi ý:

– Đoạn 1 (từ câu 1 đến câu 16): Tâm trạng cô đơn, trống trải của người chinh phụ

– Đoạn 2 (từ câu 17 đến câu 28): Nỗi nhớ thương người chồng ở phương xa.

– Đoạn 3 (từ câu 29 đến câu 36): Trong lòng người chinh phụ rạo rực niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi.

Câu 2: Phân tích những việc làm, ý muốn và cảm giác của người chinh phụ thể hiện tâm trạng cô đơn, trống trải (từ câu 1 đến câu 16).

Gợi ý:

     Những việc làm, ý muốn và cảm giác của người chinh phụ thể hiện tâm trạng cô đơn, trống trải: dạo hiên vắng, ngồi bên rèm thưa, soi gương, gảy đàn.

     Tái hiện hình ảnh của người chinh phụ một mình ở nhà, hết đi ra ngoài hiên lại vào trong phòng, cuốn rèm lên rồi lại rủ rèm xuống. Những động tác, cử chỉ lặp đi được lặp đi lặp lại nhiều lần như không mục đích, diễn ra theo sự chi phối của sự xáo động trong tâm hồn. Thời gian dường như trôi đi một cách nhàm chán, nặng nề, tẻ nhạt, ẩn giấu trong trạng thái tâm lí khắc khoải, bồn chồn, không biết chia sẻ cùng ai.

Câu 3: Hãy tìm và phân tích các chi tiết ngoại cảnh có tác dụng biểu hiện tâm trạng cô đơn, xót xa của người chinh phụ (từ câu 17 đến câu 28).

Gợi ý:

     Các chi tiết ngoại cảnh có tác dụng biểu hiện tâm trạng cô đơn, xót xa của người chinh phụ: cành cây sương đượm, tiếng trùng, mưa phun, tuyết, cây liễu, cành ngô, sâu tường, chuông chùa.

     Nơi mà người ra chiến trận không biết ngày trở về, để lại nơi quê nhà bao người phụ nữ đã hóa vọng phu. Cái không gian xa vời mà nỗi nhớ phải đi qua tiếp tục được khắc họa. Đó là sự xa cách vô hạn của nỗi nhớ, sự xa cách tình chồng vợ giữa chinh phu và chinh phụ khiến nỗi nhớ nhung chìm vào vô vọng. Nỗi nhớ khi thì thăm thẳm, lúc thì dàn trải được so sánh với đường lên bằng trời. Nỗi nhớ vô hạn, mênh mông, không thể đến đích, không thể đền đáp, không dễ gì đo đếm. Tác giả đã cụ thể hóa và hình tượng hóa nỗi nhớ triền miên, vô tận, choán đầy tâm trí, choán ngợp không gian, vừa da diết, giằng xé, vừa giày vò tâm trí người chinh phụ. Trời đất thì khôn cùng, nỗi nhớ cũng khôn cùng, suy tưởng thì có hạn, người chinh phụ đành trở về để đối mặt với thực tại.

     Trở về, hướng ra ngoại cảnh nhưng tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này. Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, thiên nhiên cũng thấm đẫm nội tâm con người. Những yếu tố ngoại cảnh soi chiếu vào nhau, cái buồn như dâng lên ở mọi phía, người chinh phụ nhỏ bé càng thêm cô độc, thiểu não.

Câu 4: Tâm trạng người chinh phụ trong đoạn cuối (từ câu 29 đến câu 36) có gì khác so với hai đoạn trên? Học thuộc lòng tám câu cuối.

Gợi ý:

     Tám câu cuối là bức tranh tả cảnh ngụ tình đặc sắc nhất trong Chinh phụ ngâm. Chữ thốc rất mạnh trong câu “Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên” báo hiệu sự chuyển sang một tâm trạng mới ở người chinh phụ. Cảnh hoa – nguyệt giao hoà khiến lòng người rạo rực, khao khát hạnh phúc lứa đôi.

Câu 5: Phân tích các biện pháp tu từ, nhạc điệu làm nên giá trị nghệ thuật của khúc ngâm qua đoạn trích.

Gợi ý:

     Tác giả chọn và dùng từ rất đắt: Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước, Sương như búa, bổ mòn gốc liễu, Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô, Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên,…

Đặc biệt, tác giả đã khai thác và sử dụng hàng loạt từ láy: gà eo óc, hòe phất phơ, khắc giờ đằng đẵng, mối sầu dằng dặc, hồn mê mải, lệ châu chan, trời thăm thẳm, nhớ đau đáu,…

     Về nhạc điệu, tác giả đã phát huy một cách tài tình nhạc điệu trầm bổng, du dương của thể song thất lục bát giống như những đợt sóng dào dạt diễn tả tâm trạng người chinh phụ hết nhớ lại thương, hết thương lại nhớ trong tình cảnh lẻ loi đơn chiếc.

Câu 6: Nêu khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.

Gợi ý:

     Bằng nghệ thuật tả cảnh tả tình điêu luyện, tác giả đã diễn tả thành công những cung bậc cảm xúc khác nhau trong lòng người chinh phụ và thông qua đó lên án chiến tranh phi nghĩa, đề cao hạnh phúc lứa đôi…

     Tác phẩm Chinh phụ ngâm đã toát lẻn tư tưởng chủ đạo trong ván chương một thời, đó là tư tưởng đòi quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc rất chính đáng của con người.

>> Xem thêm: Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ngắn gọn nhất

Sau khi đã cùng Top lời giải trả lời các câu hỏi bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ nâng cao nâng cao trong chương trình Ngữ văn 10 nâng cao, mời các bạn tham khảo bài văn mẫu phân tích bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ nâng cao nâng cao sau đây để tìm hiểu chi tiết hơn về tác phẩm nhé

Phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ chương trình nâng cao

     Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” được trích trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn. Với thể loại ngâm khúc, bài thơ đã thể hiện một cách sâu sắc và thấm thía nỗi khổ đau, tình cảnh cô đơn lẻ loi của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến. Đoạn trích còn mang ý nghĩa lên án chiến tranh phi nghĩa của chế độ phong kiến đương thời, bộc lộ sự cảm thông của nhà thơ với hoàn cảnh và khát khao của người chinh phụ. 

     Chồng phải chinh chiến nơi biên ải xa xôi, sau khi tiễn chồng đi, người chinh phụ trở về bắt đầu cuộc sống với những nỗi cô đơn, lẻ bóng. Tám câu thơ đầu đã khắc họa rất rõ tình cảnh đơn côi của người phụ nữ thông qua những cử chỉ, hành động:

“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước

Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen”

     Đi dạo trên hiên vắng nhưng thực chất chỉ là đi đi lại lại bởi tâm thế bây giờ không phải đi dạo để thưởng hoa vọng nguyệt, tiếp đến là hành động cuốn rèm, cứ buông rèm rồi lại cuốn rèm làm đi làm lại nhiều lần cũng không để tâm tới. Những hành động lặp đi lặp lại vô nghĩa cho thấy sự thẫn thờ, ngẩn ngơ và chất chứa đầy nỗi ưu tư của người chinh phụ. Chồng đã ra trận, chỉ còn lại một mình nàng, nàng đang phải gồng mình chống chọi với nỗi cô đơn trong âm thầm, không thể tâm sự hay san sẻ cùng với bất kỳ ai. Câu hỏi tu từ “Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?” càng tô đậm thêm nỗi day dứt và khắc khoải trong lòng người chinh phụ, hình ảnh “hoa đèn” và “bóng người” là sự so sánh sức sống của người phụ nữ đã lụi tàn, số phận như tàn đèn.

“Gà eo óc gáy sương năm trống,

Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên”

     Đây thực chất là câu thơ tả cảnh ngụ tình, tiếng gà eo óc, bóng cây hòe rủ phất phơ trong đêm, dường như cảnh vật và sự sống nhìn qua con mắt của người chinh phụ giờ đây đều nhuốm màu buồn, gợi nên cảm giác trống trải, hoang vắng tột cùng. Thời gian theo cảm nhận cũng đầy ắp nỗi niềm tâm trạng, “đằng đẵng”, “dằng dặc”, đó là biểu tượng cho những nỗi buồn, nỗi đau khổ đang kéo dài vô tận không biết điểm dừng. Nỗi buồn của người phòng khuê làm cách biệt không gian và thời gian, một giờ bằng cả một năm, mối sầu như biển cả mênh mông. Nỗi buồn khổ ấy đã đẩy lên đỉnh điểm, khiến cho mọi hành động của người chinh phụ chỉ là gượng gạo, miễn cưỡng:

“Hương gượng đốt hồn đà mê mải

Gương gượng soi lệ lại châu chan

Sắt cầm gượng gảy ngón đàn

Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng”

     Sự rối bời đến đây đã bộc lộ rõ ràng, đốt hương mà hồn lại mê man, soi gương mà nước mắt chứa chan, gảy đàn mà lại thấy điềm báo gở chẳng lành, tất cả đang dồn ép vào nỗi lòng người chinh phụ khiến nàng không thể giải tỏa, càng cố gượng gạo thì nỗi buồn sầu càng thêm chất chứa. Bỏ qua nỗi buồn của mình, người chinh phụ nhớ đến chồng đang biên ải xa xôi, hướng nỗi niềm nhớ mong tới miền biên ải.

“Non Yên dù chẳng tới miền,

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.”

     Nỗi nhớ chồng của người chinh phụ đã hòa tan vào không gian rộng lớn, không gian ấy gợi sự xa xôi, cách biệt nghìn trùng không thể đi tới được, “trời thăm thẳm” không đáy như chính sự nhớ mong triền miên không dứt, nỗi nhớ “đau đáu” ẩn chứa cả sự vô vọng, ngóng trông chờ đợi trong mỏi mòn. Thực sự nhà thơ đã đem nỗi lòng người chinh phụ phơi bày ra, bởi chính nỗi nhớ thương ấy cũng không thể bao bọc được nữa.

 

“Cảnh buồn người thiết tha lòng,

Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun”

     Người chinh phụ khao khát được sẻ chia nỗi lòng với cảnh vật, tìm sự đồng cảm nhưng lại trở về với vô vọng, “sương đượm” như chính cõi lòng nàng đã giá băng, tiếng hạt “mưa phun” như tiếng lòng nàng đang vỡ nát, tan tành theo nỗi nhớ. Đó cũng chính là sự tan vỡ của những khao khát hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ. 

     Với việc sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật như so sánh, câu hỏi tu từ, hình ảnh ước lệ, điệp từ, cùng với bút pháp tả cảnh ngụ tình đầy bộc lộ nội tâm nhân vật một cách tinh tế. Những câu thơ trong “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” như chứa chất nỗi đau, nỗi nhớ và khao khát hạnh đôi lứa, thể hiện sâu sắc và thấm thía nhất chủ đề của tác phẩm.

Như vậy, Top lời giải đã hướng dẫn các bạn Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ nâng cao, hi vọng qua bài soạn này các bạn đã nắm được nội dung của tác phẩm, qua đó có thêm kiến thức cơ bản để học tốt bộ môn Ngữ văn 10 nâng cao. Đừng quên xem thêm các bài Văn mẫu 10 hay nhất của Top lời giải nhé. Chúc các bạn học tốt!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập
Xem thêm:  Soạn Anh 8: Unit 6. SPEAK | Myphamthucuc.vn

Bài viết hay nhất

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

jun88

Liên hệ telegram @hanievu