/tmp/pjxpf.jpg
Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục là câu truyện đả kích, châm biếm sâu cay những thói hư tật xấu trong xã hội Pháp lúc bấy giờ. Cùng TOPLOIGIAI soạn bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục ngắn nhất các bạn sẽ hiểu hơn về nghệ thuật viết kịch bậc thầy của tác giả truyện Mô-li-e.
Nội dung bài viết
Được thừa kế khối tài sản lớn từ gia đình, ông Giuốc-đanh (40 tuổi) mong muốn mình trở thành một người quý tộc nên học đòi bước vào xã hội thượng lưu. Ông thuê người về dạy mình từ âm nhạc, kiếm thuật, triết lí cuộc sống, ăn mặc sao cho thành người quý tộc.Giuốc-đanh có một cô con gái đến tuổi gả chồng,chàng trai Cle-ông đến cầu thân nhưng bị Giuốc-đanh từ chối vì chàng không phải quý tộc.Cuối cùng Cle-ong đã cải trang thành hoàng tử Thổ Nhĩ Kì đến nhà Giuốc-đanh hỏi vợ một lần nữa, lần này Giuốc-đanh đã đồng ý.
1. Lớp kịch gồm hai cảnh:
– Cảnh 1: Ông Giuốc-đanh và phó may
+ Số lượng nhân vật: 4 người (ông Giuốc-đanh, bác phó may, gia nhân,thợ phụ mang lễ phục)
– Cảnh 2: Ông Giuốc-đanh và thợ phụ
+ Số lượng nhân vật: 6 người (ông Giốc-đanh, thợ phụ, 4 tên thợ phụ giúp ông mặc lễ phục)
2. Cảnh 1:
– Tính cách đòi làm sang của Giuốc-đanh được thể hiện qua những chuyện về đôi bít tất,chuyện bộ tóc giả, lông đính mũ,bộ lễ phục mới với bông hoa ngược.
– Giuốc- đanh bị lợi dụng thể hiện ở chỗ:
+ khi ông phát hiện ra phó may ăn bớt vải nhưng bác thợ phụ hướng ông đến bộ lễ phục là ông quên ngay.
+ Khi ông phát hiện ra lỗi trên bộ lễ phục thì bác phó may dễ dàng lấp liếm chuyện đó “người quý phái đều mặc như vậy cả.”
+ Bác phó may mặc cái áo bằng vải ăn bớt của Giuốc-đanh đến nhà ông một cách tự tin.
3. Cảnh 2:
– Tính cách đòi làm sang được thể hiện ở việc thợ phụ liên tục gọi Giuốc-đanh là “ông lớn”, “cụ lớn” khi ông đang mặc lễ phục, ông thấy mình như trở thành tầng lớp quý tộc.
– Giuốc- đanh bị lợi dụng khi tay thợ phụ liên tiếp đưa ra những câu nịnh nọt để moi tiền thưởng thưởng của ông.
4. Lớp kịch này gây cười cho người đọc ở những khía cạnh:
– Tác giả tạo nên nhân vật gây cười cho thấy cái ngu dốt,ngớ ngẩn với giấc mộng học đòi làm sang.
– Khéo léo tạo tình huống gây cười
– Giấc mộng muốn trở thành thượng lưu nhưng không có kiến thức đẩy Giuốc-đanh trở thành mẻ lố bịch.
Qua câu truyện Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục tác giả Mô-li-e phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội, đó là sĩ diện hão, đua đòi và nịnh bợ.
Các bài viết liên quan truyện Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục: