/tmp/cpult.jpg
Hệ thống lý thuyết Hóa 10 qua Sơ đồ tư duy Hóa 10 chương 2 Bảng tuần hoàn. Tổng hợp loạt bài hướng dẫn lập Sơ đồ tư duy Hóa 10 hay nhất.
Nội dung bài viết
.
I – Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
1. Nguyên tắc sắp xếp
– Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
– Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
– Các nguyên tố có cùng số e hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.
2. Cấu tạo bảng tuần hoàn
a/ Ô nguyên tố: Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.
b/ Chu kỳ: Chu kỳ là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. Số thứ tự của chu kỳ trùng với số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kỳ đó.
Chu kỳ nhỏ: gồm chu kỳ 1, 2, 3.
Chu kỳ lớn: gồm chu kỳ 4, 5, 6, 7.
c/ Nhóm nguyên tố: là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột.
d/ Khối các nguyên tố:
Khối các nguyên tố s: gồm các nguyên tố nhóm IA và IIA. Nguyên tố s là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp s.
Khối các nguyên tố p: gồm các nguyên tố thuộc các nhóm từ IIIA đến VIIIA (trừ He). Nguyên tố p là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp p.
Khối các nguyên tố d: gồm các nguyên tố thuộc nhóm B. Nguyên tố d là các nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp d.
Khối các nguyên tố f: gồm các nguyên tố thuộc họ Lantan và họ Actini. Nguyên tố f là các nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp f.
II – Sự biến đổi tuần hoàn một số tính chất của các nguyên tố
1. Các nguyên tố nhóm A: nguyên tố s và p
– Số thứ tự nhóm = số electron hóa trị = số electron lớp ngoài cùng.
– Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.
2. Các nguyên tố nhóm B: nguyên tố d và f. (kim loại chuyển tiếp)
– Cấu hình electron nguyên tử có dạng: (n – 1)dans2 (a = 1 → 10)
– Số electron hóa trị = số electron lớp n + số electron phân lớp (n – 1)d nhưng chưa bão hòa.
– Đặt S = a + 2, ta có: – S ≤ 8 thì S = số thứ tự nhóm.
– 8 ≤ S ≤ 10 thì nguyên tố ở nhóm VIII B.
3. Sự biến đổi một số đại lượng vật lý
a/ Sự biến đổi bán kính nguyên tử khi điện tích hạt nhân tăng:
– Trong cùng chu kỳ: bán kính giảm.
– Trong cùng nhóm A: bán kính tăng.
b/ Sự biến đổi năng lượng ion hóa thứ nhất của các nguyên tố nhóm A: Khi điện tích hạt nhân tăng:
– Trong cùng chu kỳ năng lượng ion hóa tăng.
– Trong cùng nhóm, năng lượng ion hóa giảm.
– Năng lượng ion hóa thứ nhất (I1) của nguyên tử là năng lượng tối thiểu cần để tách electron thứ nhất ra khỏi nguyên tử ở trạng thái cơ bản. (tính bằng Kj/mol)
4. Độ âm điện
Độ âm điện của một nguyên tử là đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học.
Khi điện tích hạt nhân tăng:
trong cùng chu kỳ, độ âm điện tăng.
trong cùng nhóm, độ âm điện giảm.
5. Sự biến đổi tính kim loại – phi kim
a/ Trong cùng chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng:
* Tính kim loại giảm, tính phi kim tăng dần.
b/ Trong cùng nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng:
* Tính kim loại tăng, tính phi kim giảm dần.
6. Sự biến đổi hóa trị
Trong cùng chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng, hóa trị cao nhất với oxi tăng từ 1 đến 7, hóa trị đối với hidro giảm từ 4 đến 1.
Hóa trị đối với hidro = Số thứ tự nhóm – Hóa trị đối với oxi |
Công thức phân tử ứng với các nhóm nguyên tố (R: là nguyên tố)
R2On: n là số thứ tự của nhóm.
RH8-n: n là số thứ tự của nhóm.
Nhóm |
IA |
IIA |
IIIA |
IVA |
VA |
VIA |
VIIA |
Oxit |
R2O |
RO |
R2O3 |
RO2 |
R2O5 |
RO3 |
R2O7 |
Hiđrua |
|
|
|
RH4 |
RH3 |
RH2 |
RH |
7. Sự biến đổi tính axit-bazơ của oxit và hidroxit tương ứng
a/ Trong cùng chu kỳ , khi điện tích hạt nhân tăng: tính bazơ giảm, tính axit tăng.
b/ Trong cùng nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng: tính bazơ tăng, tính axit giảm.
Tổng kết
8. Định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên
III. Quan hệ giữa vị trí nguyên tố và cấu tạo nguyên tử
1. Mối quan hệ cấu hình và vị trí trong HTTH.
2. Quan hệ hệ giữa vị trí nguyên tố và tính chất của nguyên tố.
Vị trí nguyên tố suy ra:
– Thuộc nhóm kim loại (IA, IIA, IIIA) trừ B và H.
– Hoá trị trong hợp chất oxit cao nhất và trong hợp chất với hiđro.
– Hợp chất oxit cao và hợp chất với hiđro.
– Tính axit, tính bazơ của hợp chất oxit và hiđroxit.
Ví dụ: Cho biết S ở ô thứ 16: Suy ra:
– S ở nhóm VI, CK3, PK
– Hoá trị cao nhất với ôxi 6, với hiđro là 2.
– CT oxit cao nhất SO3, hợp chất với hiđro là H2S.
– SO3 là oxit axit và H2SO4 là axit mạnh.
3. So sánh tính chất hoá học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận.
a. Trong chu kì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, cụ thể về:
Tính kim loại yếu dần, tính phi kim mạnh dần.
Tính bazơ, của oxit và hiđroxit yếu dần, tính axit mạnh dần.
b. Trong nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, cụ thể:
– Tính kim loại mạnh dần, tính phi kim yếu dần.
– Theo chu kỳ: Tính phi kim Si< P< S
– Theo nhóm A: Tính phi kim As < P< N
4. Lưu ý khi xác định vị trí các nguyên tố nhóm B .
a. Nguyên tố họ d: (n-1)dansb với a = 1à10 ; b = 1 à2
+ Nếu a + b < 8 → a + b là số thứ tự của nhóm.
+ Nếu a + b > 10 → (a + b) – 10 là số thự tự của nhóm.
+ Nếu 8 a + b 10 → nguyên tố thuộc nhóm VIII B
b. Nguyên tố họ f: (n-2)fansb với a = 1 à14 ; b = 1 à2
+ Nếu n = 6 → Nguyên tố thuộc họ lantan.
+ Nếu n = 7 → Nguyên tố thuộc họ actini.
(a + b) – 3 = số thứ tự của nguyên tố trong họ
Ví dụ: Z = 62 ; n = 6, a = 6, b = 2→ 6 + 2 – 3 = 5 , thuộc ô thứ 5 trong họ lantan.
B1. Cấp độ biết (5 câu)
Câu 1: Chu kì là dãy các nguyên tố có cùng
số lớp electron.
số electron hóa trị
số proton.
số điện tích hạt nhân.
Câu 2: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn do Mendeleev công bố được sắp xếp theo tăng dần
Khối lượng nguyên tử.
bán kính nguyên tử
số hiệu nguyên tử
độ âm điện của nguyên tử.
Câu 3: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hiện nay được sắp xếp theo tăng dần
Khối lượng nguyên tử.
bán kính nguyên tử
số hiệu nguyên tử.
độ âm điện của nguyên tử.
Câu 4: Trong một nhóm A (phân nhóm chính), trừ nhóm VIIIA (phân nhóm chính nhóm VIII), theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì
tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần.
tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần.
độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần.
tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần.
Câu 5: Các nguyên tố từ Li đến F, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì
Bán kính nguyên tử và độ âm điện đều tăng
Bán kính nguyên tử tăng, độ âm điện giảm
Bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng
Bán kính nguyên tử và độ âm điện đều giảm
B2. Cấp độ hiểu (5 câu)
Câu 6: Số số nguyên tố thuộc chu kì 2, 4, 6 lần lượt là
8, 18, 32.
2, 8, 18.
8, 18, 18.
8, 10, 18.
Câu 7: Chọn phát biểu không đúng
Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng chu kì đều có số lớp electron bằng nhau.
Tính chất hóa học của các nguyên tố trong cùng chu kì nhìn chung tương tự nhau.
Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng nhóm có số electron lớp ngoài cùng nhìn chung bằng nhau.
Tính chất của các nguyên tố trong cùng nhóm là tương tự nhau.
Câu 8: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X là 1s22s22p63s23p4. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là
Ô số 16, chu kì 3, nhóm IVA.
Ô số 16, chu kì 3, nhóm VIA.
Ô số 16, chu kì 3, nhóm IVB.
Ô số 16, chu kì 3, nhóm VIB.
Câu 9: Cấu hình electron của nguyên tử X: 1s22s22p63s23p5. Hợp chất với hidro và oxi cao
nhất có dạng
HX, X2O7.
H2X, XO3
XH4, XO2
H3X, X2O5
Câu 10: Anion X-và cation Y2+đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:
X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).
X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA (phân nhóm chính nhóm VI); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).
X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).
X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).
B3. Cấp độ vận dụng thấp (5 câu)
Câu 11: Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim từ trái sang phải là:
N, P, O, F.
P, N, F, O.
N, P, F, O.
P, N, O, F.
Câu 12: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là
Li, Na, O, F.
F, O, Li, Na.
F, Li, O, Na.
F, Na, O, Li.
Câu 13: Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự
M < X < Y < R.
R < M < X < Y.
Y < M < X < R.
M < X < R < Y.
Câu 14: Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là:
N, Si, Mg, K.
K, Mg, Si, N.
K, Mg, N, Si.
Mg, K, Si, N.
Câu 15: Các kim loại X, Y, Z có cấu hình electron nguyên tử lần lượt là: 1s22s22p63s1; 1s22s22p63s2; 1s22s22p63s23p1 . Dãy gồm các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang phải là:
Z, X, Y.
Y, Z, X.
Z, Y, X.
X, Y, Z.
B4. Cấp độ vận dụng cao (5 câu)
Câu 16: Công thức phân tử hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hiđro là RH3. Trong oxit mà R có hóa trị cao nhất thì oxi chiếm 74,07% về khối lượng. Nguyên tố R là
S.
As.
N.
P.
Câu 17: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hiđro, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxit cao nhất là
50,00%.
27,27%.
60,00%.
40,00%.
Câu 18: Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kì 3, có công thức oxit cao nhất là YO3. Nguyên tốt Y tạo với kim loại M hợp chất có công thức MY, trong đó M chiếm 63,64% về khối lượng. Kim loại M là
Zn
Cu
Mg
Fe
Câu 19: Phần trăm khối lượng của nguyên tố R trong hợp chất khí với hiđro (R có số oxi hóa thấp nhất) và trong oxit cao nhất tương ứng là a% và b%, với a : b = 11 : 4. Phát biểu nào sau đây là đúng?
Phân tử oxit cao nhất của R không có cực.
Nguyên tử R (ở trạng thái cơ bản) có 6 electron s.
Oxit cao nhất của R ở điều kiện thường là chất rắn.
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, R thuộc chu kì 3.
Câu 20: X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ, hai nhóm A liên tiếp. Số proton của nguyên tử Y nhiều hơn số proton của nguyên tử X. Tổng số hạt proton trong nguyên tử X và Y là 33. Nhận xét nào sau đây về X, Y là đúng?
Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y.
Đơn chất X là chất khí ở điều kiện thường.
Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y (ở trạng thái cơ bản) có 5 electron.
Phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X (ở trạng thái cơ bản) có 4 electron.
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
A |
A |
C |
A |
C |
A |
B |
B |
A |
C |
D |
B |
B |
B |
C |
C |
D |
D |
A |
D |