/tmp/nqwte.jpg
Ở bài viết này Toploigiai sẽ gửi đến bạn tham khảo sơ đồ tư duy tác phẩm Vội vàng. Bài viết sẽ giúp các bạn hiểu hơn về tác phẩm!
“Lí thuyết” của sự “vội vàng” đến đây đã định hình rất rõ: vì thời gian không nhân nhượng, vì khát vọng của con người rất nồng nàn; cả hai cái ấy không dung hòa nhau. Bi kịch? Và bi kịch sẽ là tất yếu nếu con người không điều chính cách sống cho phù hợp, nếu con người ta không biết vồ vập, vội vàng hơn, cụ thêểhơn, thiết thực hơn trong cuộc sống! Cái lí lẽ ấy, mới nghe tưởng như thuyết “sống gấp” xuất hiện trong văn học đồi trụy phương Tây những năm cuối của thế kỉ XX. Thực ra, phải đặt trong thời điểm những năm đầu thế ki trước, khi văn học Việt Nam, cách nghĩ của người Việt Nam phần lớn còn nhuốm đậm màu sắc phong kiến, luôn xa lạ, rẻ rúng những gì cụ thể, thực dụng, trái lại, chỉ thích tìm đến cái vĩnh hằng, cao cả nhưng không có thực, xa lạ với cuộc sống của con người. Phải đặt trong thời dại ấy, ta mới hay ràng, bài thơ của Xuân Diệu, dẫu có cổ động cho lối sống “vội vàng”, thì cũng chi là một cách để chống lại lối tư duy phong kiến cũ kĩ, thể hiện cái “tôi” cá nhân mang tính mới mẻ nhờ tiếp thu văn hóa phương Tây, cùng với lòng yêu tha thiết với cuộc sống cụ thể, trần tục này mà thôi. Đây là một bài thơ trữ tình, dưới hình thức triết lý nhân sinh, nhưng giá trị của nó không nằm hoàn toàn ở triết lý nhân sinh. Bạn đọc cảm nhận được ở đây một tâm hồn nồng nàn tình yêu cuộc sống, một trái tim sôi nổi trẻ trung, một tài năng xuất sắc, một nghệ sĩ đa tình… Nói tóm lại, bài thơ xứng đáng như một sáng tác bất hủ trong đời sống thơ ca dân tộc Việt Nam.
Sơ đồ 1
Sơ đồ 2
Trên đây là toàn bộ kiến thức chúng tôi muốn chia sẻ về sơ đồ tư duy Vội vàng ngắn gọn, cùng học vui chúc các bạn đạt được điểm số cao!