/tmp/kcahd.jpg
Nội dung bài viết
I. KIỂM TRA BÀI CŨ:
– HS viết bảng con các từ ứng dụng ở bài trước, mỗi tổ viết 1 từ.
– Vài HS đọc các từ ở bảng con và phân tích một số tiếng.
– 2 HS lên bảng đọc đoạn ứng dụng và yêu cầu HS tìm tiếng có chứa vần vừa học và phân tích tiếng đó:
II. DẠY HỌC BÀI MỚI:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Dạy vần
a) Nhận diện vần – Đánh vần
– HS phân tích vần – đánh vần – đọc trơn (cá nhân, nhóm, cả lớp).
– HS ghép vần – ghép tiếng – HS đọc tiếng vừa ghép.
– GV viết bảng.
– GV yêu cầu HS phân tích tiếng – đánh vần – đọc trơn tiếng (cá nhân, nhóm, cả lớp).
– GV treo tranh giới thiệu từ khoá.
– HS đọc từ (cá nhân, nhóm, cả lớp).
– HS: Đọc trơn (đọc xuôi, đọc ngược): 3 bậc (cá nhân, nhóm, cả lớp).
GV chỉnh sửa nhịp đọc trơn cho HS.
* GV giới thiệu vần thứ hai: Tương tự vần thứ nhất.
HS so sánh hai vần vừa mới học.
– GV: Đúng rồi! Chính vì sự khác nhau đó nên có cách đọc khác nhau. Các em cần nắm vững sự giống nhau và khác nhau đó để khi viết khỏi bị nhầm lẫn.
* Nghỉ giữa tiết: Trò chơi “Gieo hạt! nảy mầm”
b) Hướng dẫn viết
– GV viết mẫu. Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết.
– HS viết vào bảng con vần và từ khoá.
– GV nhận xét, sửa cho HS.
c) Đọc từ ngữ ứng dụng
– GV ghi hoặc gắn các từ ứng dụng lên bảng.
– GV yêu cầu HS đọc thầm các từ này. HS đọc thầm.
– GV yêu cầu HS lên bảng tìm và gạch dưới những tiếng chứa vần vừa học.
– GV: Hãy đọc và phân tích các tiếng đó.
– GV giải nghĩa các từ ứng dụng và đọc mẫu:
– GV: Các em theo dõi cô đọc để đọc cho đúng nhé.
– HS đọc từ ngữ ứng dụng(cá nhân, nhóm, cả lớp).
– GV nhận xét, chỉnh sửa.
Hoạt động 3: Luyện tập
a) Luyện đọc
– HS đọc lại toàn bài ở tiết 1 (cá nhân)
* Luyện đọc câu, đoạn ứng dụng:
– HS quan sát tranh, nêu nội dung tranh.
– HS đọc câu hoặc đoạn ứng dụng (cá nhân, lớp)
– HS tìm và phân tích tiếng có vần mới.
b) Luyện viết:
– HS luyện viết vào vở tập viết.
c) Luyện nói:
– HS quan sát tranh.
– HS đọc tên chủ đề luyện nói.
– HS luyện nói trong nhóm, trước lớp theo hướng dẫn của GV.
III. Củng cố, dặn dò:
– HS đọc lại toàn bài – Trò chơi.
– Về nhà tìm chữ có vần vừa học trong các sách báo. Đọc bài và xem bài sau.
I. KIỂM TRA BÀI CŨ:
– GV gọi 2 – 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi ở bài tập đọc trước.
– GV nhận xét, cho điểm.
II. DẠY HỌC BÀI MỚI:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
– GV cho cả lớp hát bài Mẹ và cô rồi hỏi: Bài hát này nói tới ai?
– GV giới thiệu và ghi đề bài lên bảng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc
a) GV đọc mẫu lần 1: HS nghe, xác định câu, dòng.
– HS chỉ và nêu câu: Câu 1 từ … đến … GV đánh vị trí câu.
– GV: Bài này có tất cả mấy câu?
– HS: Tìm tiếng có vần khó đọc.
– HS nêu, GV gạch chân.
b) Hướng dẫn HS luyện đọc
* Luyện các tiếng, từ ngữ:
– GV gọi HS đọc (cá nhân, cả lớp). Chú ý đọc theo GV chỉ.
– GV yêu cầu HS phân tích các tiếng khó, HS ghép các từ ngữ.
– GV giải nghĩa các từ, ngữ khó.
* Luyện đọc câu
– Mỗi câu 2 HS đọc, mỗi bàn đọc đồng thanh 1 câu.
– HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
* Luyện đọc đoạn, bài
– Mỗi đoạn 2 – 3 HS đọc. HS đọc nối tiếp đoạn (cá nhân)
– 2 HS đọc toàn bài, cả lớp đọc đồng thanh.
* Thi đọc trơn cả bài
– Mỗi tổ cử 1 HS thi đọc, 1 HS chấm điểm.
– GV nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 3: Ôn các vần
a) Tìm tiếng trong bài có vần… (bài tập 1)
– GV cho HS tìm tiếng trong bài có vần …
– HS đọc và phân tích các tiếng vừa tìm.
b) Tìm tiếng ngoài bài có vần … (bài tập 2)
– GV gọi 2 HS đọc từ mẫu trong SGK và chia nhóm (4 HS thành một nhóm).
– HS thảo luận, tìm tiếng có vần … sau đó đại diện nhóm nói tiếng có vần …
– GV gọi các nhóm khác bổ sung, GV ghi nhanh các tiếng, từ HS tìm được lên bảng và yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh toàn bộ các từ trên bảng.
c) Nói câu có tiếng chứa vần …
– GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi bên một nhóm.
– HS quan sát tranh trong SGK, đọc câu mẫu.
– GV chia một bên nói câu có tiếng chứa vần …, một bên nói câu có tiếng chứa vần …. Bên nào nói được một câu tính 10 điểm, bên nào chưa nói kịp trừ 10 điểm. Sau 3 phút, GV tổng kết đội nào nói được nhiều điểm hơn sẽ thắng.
Hoạt động 4: Luyện đọc đoạn, tìm hiểu bài đọc và luyện nói
a) Luyện đọc
– HS đọc nối tiếp từng câu.
– HS đọc nối tiếp từng đoạn.
– HS đọc cả bài (cá nhân, lớp)
b) Tìm hiểu bài:
– HS đọc cá nhân từng câu hoặc đoạn của bài.
– HS đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi của bài.
c) Thi đọc hay:
– HS thi đua đọc giữa các tổ.
d) Luyện nói
– HS đọc tên bài luyện nói.
– HS luyện nói theo gợi ý của GV.
III. CỦNG CỐ:
– HS đọc toàn bài. Về nhà đọc bài và xem bài sau.
Trên đây là bài Quy trình dạy học vần, tập đọc lớp 1 mà Toploigiai đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt môn Tiếng Việt 1 hơn.