/tmp/jylam.jpg
I. Định nghĩa quy nạp và diễn dịch
– Quy nạp là phương pháp đi từ tri thức về cái riêng đến tri thức về cái chung, từ tri thức ít chung đến tri thức chung hơn.
Ví dụ: Nghiên cứu đặc điểm của từng cá thể lạc đà, từ đó rút ra kết luận về đặc điểm chung của loài lạc đà nói chung.
– Diễn dịch là phương pháp đi từ tri thức về cái chung đến tri thức về cái riêng, từ tri thức chung đến tri thức ít chung hơn.
Ví dụ: Với những kiến thức chung về loài hoa, ta đi tìm hiểu cụ thể về riêng loài hoa hồng.
II. Đặc điểm của quy nạp và diễn dịch
Phương pháp quy nạp và phương pháp diễn dịch đều dẫn tới tri thức mới, từ cái biết rồi để tìm cái chưa biết, tức là khám phá ra tri thức mới.
1. Quy nạp
– Quy nạp là quá trình rút ra nguyên lý chung từ sự quan sát một loạt những sự vật riêng lẻ. Điều kiện khách quan của quy nạp là tính lặp lại của một loại hiện tượng nào đó.
Có hai loại quy nạp:Quy nạp hoàn toàn,Quy nạp không hoàn toàn.
+ Phương pháp quy nạp hoàn toàn có tiền để bao chứa toàn bộ đối tượng của sự vật được nói đến, từ đó mà có thể rút ra kết luận chung có tính phổ biến về đối tượng.
+ Phương pháp quy nạp không hoàn toàn trước hết là phương pháp quy nạp giản đơn. Phương pháp này thông qua quan sát nghiên cứu mà tìm ra một thuộc tính nào đó ven có trong sự vật, thuộc tính đó được lặp đi lặp lại nhiều lần và không có gì thay đổi. Từ đó rút ra kết luận các đối tượng thuộc loại này đều có thuộc tính như vậy. Kết luận của phương pháp quy nạp giản đơn có tính chất hoặc nhiên, nó có thể là đúng mà cũng có thể là sai. Phương pháp quy nạp khoa học khắc phục được những hạn chế của quy nạp giản đơn.
– Phương pháp quy nạp giúp cho việc khái quát kinh nghiệm thực tiễn về những cái riêng để có được tri thức kết luận chung. Quy nạp đóng vai trò lớn lao trong việc khám phá ra quy luật, đề ra các giả thuyết.
– Tuy nhiên, quy nạp cũng có những hạn chế của nó, nhất là đối với loại quy nạp phổ thông theo lối liệt kê giản đơn. Thuộc tính chung được rút ra bằng quy nạp từ một số hiện tượng lại có thể không có ở tất cả các hiện tượng cùng loại nếu nó không liên quan đến bản chất của hiện tượng và do các điều kiện bên ngoài quy định. Quy nạp chưa thể xác định được thuộc tính đó là tất nhiên hay ngẫu nhiên.
– Để khắc phục hạn chế của quy nạp, cần phải có diễn dịch và bổ sung bằng diễn dịch.
2. Diễn dịch
– Diễn dịch là quá trình vận dụng nguyên lý chung để xem xét cái riêng, rút ra kết luận riêng từ nguyên lý chung đã biết. Tuy nhiên, muốn rút ra kết luận đúng bằng con đường diễn dịch thì tiền đề phải đúng và phải tuân theo các quy tắc lô-gíc, phải có quan điểm lịch sử – cụ thể khi vận dụng cái chung vào cái riêng.
Phương pháp diễn dịch bao gồm ba bộ phận là: tiền đề, quy tắc suy luận logic và kết luận.
+ Tiền đề là những phán đoán đã biết, chúng là căn cứ và lý do để suy luận.
+ Quy tắc suy luận logic là kết cấu hình thức phải tuân theo trong quá trình suy luận. Kết luận là phán đoán được rút ra từ tiền đề theo những quy tác của logic, là kết quả của toàn bộ quá trình suy luận.
+ Kết luận của phương pháp diễn dịch tất nhiên đã ẩn chứa ỏ trong tiền để, nhưng không vì thế mà cho ràng phương pháp diễn dịch không mang lại điểu gì mới mẻ. Trên thực tê phương pháp diễn dịch đã góp phần xác định rõ kết luận và đã trả lời một cách trực tiếp điều mà tiền đề không trực tiếp trả lời. Như vậy, trên một ý nghĩa nhất định có thể nói đó là đi từ cái đã biết đến cái chưa biết.
– Nếu quy nạp là phương pháp dùng để khái quát các sự kiện và tài liệu kinh nghiệm thì diễn dịch là phương thức xây dựng lý thuyết mở rộng. Phương pháp diễn dịch có ý nghĩa quan trọng đối với các khoa học lý thuyết như toán học…
Ngày nay, trên cơ sở diễn dịch, người ta xây dựng trong khoa học các phương pháp như phương pháp tiên đề, phương pháp giả thuyết – diễn dịch.
II. Mối quan hệ giữa quy nạp và diễn dịch
– Mặc dù quy nạp và diễn dịch là hai phương pháp nhận thức có chiều hướng đối lập nhau, nhưng chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, làm tiền đề cho nhau, cái này đòi hỏi cái kia và bổ sung cho cái kia.
Do đó, không nên tách rời quy nạp và diễn dịch, cường điệu phương pháp này mà hạ thấp phương pháp kia và ngược lại. Chúng phải đi đôi với nhau như tổng hợp và phân tích. Ta phải sử dụng mỗi cái đúng chỗ và chỉ như vậy thì mới có thể góp phần nhận thức được đúng đắn sự vật, hiện tượng.
– Nhờ khái quát các tài liệu kinh nghiệm đã được tích lũy, quy nạp chuẩn bị căn cứ để dự kiến về nguyên nhân các hiện tượng nghiên cứu, về sự tồn tại một mối liên hệ tất yếu nhất định.
Còn diễn dịch thì luận chứng về mặt lý thuyết cho những kết luận thu được bằng con đường quy nạp, loại trừ tính không chắc chắn của những kết luận ấy và biến chúng thành những tri thức tin cậy.
Quy nạp giúp ta hiểu được cái chung, còn diễn dịch giúp ta đi từ cái chung để hiểu cái riêng. Quá trình nhận thức là đi từ cái riêng đến cái chung và từ cái chung đến cái riêng. Vì vậy, ta phải vận dụng tổng hợp cả quy nập và diễn dịch trong nhận thức và nghiên cứu khoa học.