Phân tích ý nghĩa và giá trị văn bản của Vào phủ chúa Trịnh (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn

Tuyển chọn những bài văn hay chủ đề Phân tích ý nghĩa và giá trị văn bản của Vào phủ chúa Trịnh. Các bài văn mẫu được biên soạn, tổng hợp ngắn gọn, chi tiết, đầy đủ từ các bài viết hay, xuất sắc nhất của các bạn học sinh trên cả nước. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Sơ lược về tác giả, tác phẩm

     Dù nội dung của bài viết tập trung vào phần tóm tắt văn bản nhưng chúng ta cũng rất cần điểm qua một vài chính nét về tác giả, tác phẩm các bạn nhé!

1. Tác giả Lê Hữu Trác

Nguồn: Internet

     Lê Hữu Trác (1724 – 1791) xuất thân là người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc địa phận tỉnh Hưng Yên). Ông nổi tiếng với tên hiệu Hải Thượng Lãn Ông. Trong tên hiệu, có thể dễ hình dung là hai chữ “Hải Thượng” được ông lấy từ hai chữ đầu của tỉnh Hải Dương và phủ Thượng Hồng. Hai chữ còn lại là “Lãn ông”, có nghĩa là “ông lười”. Tuy nhiên “lười” ở đây không mang nghĩa trái ngược với đức tính siêng năng, chịu khó của con người mà mang nghĩa là chán ghét, lười biếng tranh quyền đoạt vị vì bản tính của Lê Hữu Trác là người lúc nào cũng mong muốn tự giải phóng mình khỏi những khuôn khổ, ràng buộc của quyền hành, chức tước. Thế nên, ông đã chọn cho mình lĩnh vực y học là điều suốt đời gắn bó để thực hiện lí tưởng của bản thân.

     Cả đời phụng sự cho y học đã tạo cơ hội cho Lê Hữu Trác viết nên Bộ “Hải Thượng y tông tâm tĩnh”. Đây được xem là một công trình nghiên cứu không chỉ có ý nghĩa y học mà còn là một đóng góp giàu giá trị cho văn học Việt Nam. Nói như thế là bởi vì tuy chỉ ghi lại những bài thuốc hay những câu chuyện về hành trình chữa bệnh cứu người của Lê Hữu Trác nhưng dường như thấp thoáng trong đó là những tình cảm, nỗi niềm của một con người rộng lòng yêu đời, yêu người.

Xem thêm:  Lý thuyết Công nghệ 6: Bài 21. Tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình | Myphamthucuc.vn

2. Văn bản Vào phủ chúa Trịnh

     Vào phủ chúa Trịnh vốn là một đoạn trích có vị trí nằm ở phần đầu của tác phẩm. Ý nghĩa chính yếu của truyện có lẽ là tác giả đã bày tỏ thái độ của mình trước hiện thực xa hoa nơi phủ chúa. Ý nghĩa đó được thể hiện rất khéo léo thông qua việc tác giả thuật lại câu chuyện ông vào kinh đô, được dẫn vào phủ chúa Trịnh để bắt mạch, kê đơn cho thế tử Trịnh Cán.

Phân tích ý nghĩa và giá trị văn bản “Vào phủ chúa Trịnh” của Lê Hữu Trác – Bài mẫu

Phân tích ý nghĩa và giá trị văn bản của Vào phủ chúa Trịnh (ngắn gọn, hay nhất) (ảnh 2)

1. Mở bài:

     Lê Hữu Trác (1724 – 1791) là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách, mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học. Tuy là người tinh thông y học, dịch lý, văn chương, nhưng ông được biết đến nhiều hơn với vai trò lang y bốc thuốc cứu người. Văn bản Vào Phủ chúa Trịnh trích trong tập Thượng Kinh kí sự, một tập kí xuất sắc của Lê Hữu Trác.

2. Thân bài:

     Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh mang giá trị hiện thực sâu sắc. Bằng tài quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực, sắc sảo, tác giả đã vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa trịnh, đồng thời cũng bộc lộ thái độ coi thường danh lợi.

Sự cao sang, quyền uy cùng cuộc sống hưởng thụ cực điểm của nhà chúa

Quang cảnh nghiêm mật và xa hoa, tráng lệ trong phủ chúa:

     Phủ chúa là nơi hết sức nghiêm mật, canh phòng chặt chẽ. Khi vào phủ phải qua nhiều lần cửa với “những dãy hành lang quanh co nố nhau liên tiếp”. Ở mỗi cửa đều có vệ sĩ canh gác, “ai muốn ra vào phải có thẻ”. Vườn hoa trong phủ chúa “cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương”… “Đến nội cung thế tử phải qua năm, sáu lần trướng gấm, trong có ghế rồng sơn son thiếp vàng, màn che ngang sân, “xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt”…

Xem thêm:  Phân tích 16 câu đầu Chinh Phụ Ngâm | Myphamthucuc.vn

     Phủ chứa được trang hoàng hết sức xa hoa, tráng lệ. Bên trong phủ là những “đại đường”, “gác tía”, với võng điều, đồ nghi trượng sơn son thiếp vàng và “những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy”.

     Mọi thứ đều làm rất công phu, nhiều công sức. Một gác điếm làm bên cái hồ, có những cái cây lạ lùng và những hòn đá kì lạ. Trong điếm cột và bao lơn lượn vòng, kiểu cách thật là xinh đẹp.

     Đến cả vật dụng ăn uống cũng hết sức quý giá, tất cả đều là mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ.

Quang cảnh ở phủ chúa cực kỳ tráng lệ, lộng lẫy, không đâu sánh bằng.

Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa.

     Khi tác giả lên cáng vào phủ theo lệnh chúa thì có “tên đầy tớ chạy đàng trước hét đường”. Trong phủ chúa “người giữ cửa truyền báo rộn rang, người có việc quan qua lại như mắc cửi”. Lời lẽ nhắc đến chúa Trịnh và thế tử đều phải cung kính, lễ độ, bằng các mĩ  từ: “Thánh thượng”, “hầu mạch Đông cung thế tử”… Tuyệt đối không nhắc đến từ thuốc vì đó là một tù cấm kị. Số là ở đây kiêng danh từ “thuốc” và thường gọi thuốc là “trà” vì thái tử bệnh rất nặng

     Chúa Trịnh luôn luôn có “phi tần chầu chực” xung quanh. Nội cung trang nghiêm đến nổi tác giả phải “nín thở đứng chờ ở xa”, “khúm núm đến trước sập xem mạch”.

     Thế tử có đến bảy, tám thầy thuốc phục dịch và lúc nào cũng có “mấy người hầu đứng hai bên”…

     Cung cách sinh hoạt trong phủ chú Trịnh với nhiều lễ nghi, khuôn phép, cách nói năng, người hầu kẻ hạ,…Phủ chúa là nơi quyền uy tối thượng, uy thế lấn lướt cả cung vua.

Xem thêm:  Vẽ theo mẫu – Lọ hoa và quả

     Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của Lê Hữu Trác:

     Đứng trước cảnh phủ chúa xa hoa lộng lẫy, tấp nập người hầu kẻ hạ, tác gải nhận xét “bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường”, “Cả trời Nam sang nhất là đây”. Đường vào nội cung thế tử được tác giả cảm nhận “ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả”. Nói về bệnh trạng của thế tử, tác giả nhận xét “vì thế tử ở trong chốn màn the trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”.

     Ông dửng dung trước những quyến rũ vật chất, không đồng tình trước cuộc sống no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do.

     Tâm trạng khi kê đơn cho thế tử: Lúc đầu, có ý định chữa bệnh cầm chừng để tránh bị công danh rang buộc. Sau đó vì chữ trung, trách nhiệm, vì lương y nên ông thẳng thắng đưa ra cách chữa đúng bệnh, kiên trì giải thích, dù khác ý với các quan thái y.

     Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Lê Hữu Trác: một thầy thuốc giỏi, bản lĩnh, giùa kinh nghiệm, ý đức cao, xem thường danh lợi, quyền quý, yêu tự do và nếp sống thanh đạm.

3. Kết bài:

     Lê Hữu Trác tỏ ra có tài quan sát tinh tế, sâu sắc vô cùng trong bài kí Vào phủ chúa Trịnh. Dường như ông tường tận tất cả trong phủ chúa chỉ sau một chuyện đi.  Ngòi bút ghi chép cũng hết sức tài tình, chi tiết, chân thực, sắc sảo, lối kể hấp dẫn hài hước. Bài kí kết hợp giữa văn xuôi và thơ làm tăng chất trữ tình cho tác phẩm, góp phần thể hiện kính đáo của người viết.

—/—

Trên đây là các bài văn mẫu Phân tích ý nghĩa và giá trị văn bản của Vào phủ chúa Trịnh do Top lời giải sưu tầm và tổng hợp được, mong rằng với nội dung tham khảo này thì các em sẽ có thể hoàn thiện bài văn của mình tốt nhất!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập