/tmp/simto.jpg
“Chinh phụ ngâm” một trong các tác phẩm nổi tiếng, dược lưu truyền sâu rộng, mang giá trị nghệ thuật cao. Có rất nhiều thi sĩ đã dịch sang bản chữ Nôm, nhưng có lẽ bản dịch Đoàn Thị Điểm – Một người phụ nữ toàn diện được đánh giá là toàn diện nhất. Chúng ta cùng phân tích tám câu giữa bài chinh phụ ngâm để thấy được sự tài giỏi trong thơ ca chữ Nôm của bà.
Đoàn Thị Điểm là người phụ nữ tài giỏi nhưng đến năm 37 tuổi bà mới lấy chồng. Nhưng khi vừa cưới ông Nguyễn Kiều thì ông phải đi xứ ở Trung Quốc. Trong thời gian ông đi xứ bà sống cuộc sống như một người chinh phụ có lẽ thế nên khi dịch tác phẩm “Chinh phụ ngâm” bà có những sự đồng cảm sâu sắc với người chinh phụ. Tám câu thơ giữa của đoạn trích là nỗi sầu muộn triền miên dai dẳng.
Nỗi buồn của người chinh phụ ngâm được diễn tả qua các cảnh vật xung quanh. Tiếng gà báo hiệu canh năm và hình ảnh người vợ thao thức suốt cả đêm nhớ chồng đi xa. Cây hòe phất phơ trong đêm gợi lên một cảm giác hoang vắng đáng sợ. Một đêm dài thao thức ngỡ như cả một năm trôi qua. Qua việc sử dụng biện pháp so sánh tác giả muốn nhấn mạnh thời gian một đêm dài lê thê, làm cho nỗi buồn của người chinh phụ thêm trĩu lại, kéo dài thêm thời gian lắng động khiến ta cảm nhận không gian như mênh mông hơn. Từ cách cảm nhận thời gian của người chinh phụ có thể thấy nàng đang trong tâm trạng sầu muộn, lo âu khắc khoải. Nỗi buồn của nàng nặng trĩu, dai dẳng theo thời gian, sâu và rộng như biển cả. Ngoại cảnh góp phần diễn tả tâm trangjc ủa người chinh phụ, vì vậy được tác giả gơi tả khá kỹ. Mọi âm thanh cảnh vật, tâm trạng con người đều được tác giả chọn lựa từ ngữ cẩn thận, trau truốt. Tâm trạng u sầu của người chinh phụ đã lan khắp không gian, nỗi buồn như gắn liền với ngoại cảnh.. Cặp từ láy “đằng đẵng – dằng dặc” nếu như so với bản gốc thì không có. Trong bản dịch Nôm của Đoàn Thị Điểm bà không chỉ dịch sát nghĩa mà còn thể hiện sự sáng tạo của mình cho người đọc cảm nhận được nỗi buồn, tâm tư sầu muộn cứ kéo dài, dai dẳng không có điểm dừng.
Người chinh phụ đốt hương, soi gương, gảy đàn với mong muốn quên đi nỗi sầu. Nhưng từ gượng xuất hiện ba lần nhấn mạnh sự miễn cưỡng phải làm một cách gượng gạo, chán chường, có phần uể oải, rầu rĩ. Nàng đi đi lại lại ở hiên nhà, rồi vào phòng kéo dèm trông tin của chim thước nhưng chẳng thấy đâu. Các hành động cứ lặp đi lặp lại cho thấy sự bế tắc trong lòng nàng. Đến đây nỗi buồn xa cách còn cộng thêm cả sự lo lắng. Bởi theo quan niệm của người xưa “day uyên kinh đứt”, “phím loan ngại ngùng” báo hiệu sự không may mắn của tình cảm vợ chồng. Người chồng đi chiến trận không biết bao giờ mời trở về càng khiến nàng đau khổ và cô đơn hơn.Đây là biểu hiện của tình yêu, tình cảm vợ chồng son sắt, người vợ ngày đêm luôn một lòng nghĩ về chồng. Liên hệ với bài thơ Khuê oán của Vương Xương Linh, cũng trong hoàn cảnh chồng đi chinh chiến xa nhà bài thơ nói lên nỗi sầu oán của người thiếu phụ đồng thời phê phán những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã gieo đau khổ, chết chóc và giết chết tuổi xuân của nàng trong thầm lặng. Từ đó thấy được chủ nghĩa nhân đạo thể hiện sâu sắc trong hai tác phẩm này.
Tám câu thơ là nhưng cung bậc cảm xúc là cá sắc thái của sự cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ.Khát khao của nàng như bao người phụ nữ khác là được hạnh phúc bên chồng của mình. Người chinh phụ được tác giả đặt vào thiên nhiên để mượn hình ảnh thiên nhiên cho nàng dãi bày tâm trạng. Đây là cái tài của nhà thơ trong việc sử dụng các biện pháp ước lệ tượng trưng.