/tmp/oyfoe.jpg
Tuyển chọn những bài văn hay chủ đề Phân tích đoạn thơ sau trong bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm: Em ơi em…. Nhưng họ đã làm ra Đất Nước. Các bài văn mẫu được biên soạn, tổng hợp ngắn gọn, chi tiết, đầy đủ từ các bài viết hay, xuất sắc nhất của các bạn học sinh trên cả nước. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ ông giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén, mang màu sắc trữ tình chính hậu, thể hiện tâm tư cảu lớp người tri thức nói riêng và lớp trẻ nói ching về đất nước và con người Việt Nam. Nguyễn Khoa Điềm thể hiện rất thành công với đề tài Đất Nước. Năm 2000 ông được nhận giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Ông có nhiều tác phẩm chính như: Đất ngoại ô, ngôi nhà có ngọn lửa ấm, Mặt đường khát vọng, … Đặc biệt là trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị – Thiên. Viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiến miền Nam. Đoạn trích Đất Nước là phần đầu chương V của trường ca, là một rong những đoạn thơ hay về đề tài Đất nước trong thơ Việt Nam hiện đại. Tiêu biểu trong Đất Nước có đoạn thơ mà tác giả đã khẳng định vai trò của nhân dân trong việc làm nên lịch sử và truyền thống dựng nước và giữ nước.
“Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn ngàn năm Đất Nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ
Những em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại”
Trường Ca Mặt đường khát vọng gồm có 9 chương, đoạn trích Đất Nước thuộc phần đầu của chương V. Đoạn trích khái quát tâm tư của tác giả về Đất Nước. Đoạn thơ trên thuộc phần 2 của đoạn trích Đất Nước.
Mở đầu đoạn trích là 3 câu, nhà thơ đã sử dụng tâm tư “Em ơi em” để tìm sự đồng cảm của tất cả mọi người
“Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn ngàn năm Đất Nước”
“Em” là nhân vật trữ tình không xác định chủ, cũng là sự phân thân của tác giả để độc thoại với chính mình. Lời tâm tình nặng trĩu suy tư. Với lối tâm tình từ chuyện nhà thơ đã đưa chúng ta về quá khứ, lịch sử 4000 năm Đất Nước.
Tiếp theo là 6 câu khi nghĩ về bốn ngàn năm của Đất Nước, nhà thơ đã rút ra một sự thật đó là: Người làm nên lịch sử không chỉ là những anh hùng nổi tiếng mà là những người dân bình dụ”
“Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh”
Trong 4000 năm lịch sử Đất Nước, bao thế hệ đi qua đã chiến đấu hi sinh dũng cảm và tên tuổi của họ cả anh và em đều biết nhưng có hàng trăm, hàng triệu con người đã đóng góp, quên mình trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước nhưng không ai nhớ mặt đặt tên. Có thể nói đây cũng là một khái niệm mới về Đất Nước của tác giả. Và từ quan niệm này, Nguyễn Khoa Điềm đã ca ngợi lòng yêu nước của nhân dân. Những con người góp phần làm nên đất nước và bảo vệ đất nước chính là những con người bình dị và vô danh. Họ là những người lao động cần cù, chịu đựng, chịu khó nhưng khi có giặc ngoại xâm thì họ đã trở thành những anh hùng yêu nước. Khi có giặc người con trai ra trận, người con gái nuối cái cày con. Đã thể hiện được sự chung sức chung lòng để cứu nước. Và “ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh”, làm ta liên tưởng đến các anh hùng như chị Tịch, Nguyễn Thị Minh Khai,… Từ đó, nhà thơ đã khẳng định truyền thống của dân tộc Việt Nam: Sức mạnh đoàn kết, nhất trí một lòng và có lòng căm thù sâu sắc. Đó là truyền thống lâu đời và đưuọc phát huy từ đời này sang đời khác.
“Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ
Những em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”
Nhìn vào lịch sử 4000 năm Đất Nước, nhà thơ đã không nhắc lại các triều đại hay kể tên các bậc vua chúa, các vị anh hùng mà những người được kể tên lại chính là những người vô danh trong cuộc sống giản dị, cống hiến và hi sinh một cách tự nguyện. bằng những câu thơ tuy ngắn ngủi nhưng Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định Đất Nước là của nhân dân.
Và nhân dân đã tạo nên, gìn giữ và truyền lại cho các thế hệ sau, mọi giá trị văn hóa, tinh thần và vật chất của đất nước như: hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói,…
“Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hái trái”
Ở đoạn thơ này, các dòng thơ đều bắt đầu bằng đại từ “họ” kết hợp với các động từ “giữ” “truyền” “gánh” và một loạt các hình ảnh được liệt kê trong câu thơ. Chủ ngữ “họ” được điệp ở đầu các câu thơ đem đến cảm giác về sự đông đảo, có tác dụng làm nổi rõ vai trò chủ đạo của nhân dân đối với đất nước. Nhà thơ đã sử dụng một loạt các hình ảnh vô hình và hữu hình nhưng có ý nghĩa khái quát vô cùng to lớn. Với tư tưởng “Đất Nước là của nhân dân”, tác giả đã khẳng ddingj tất cả những gì do nhân dân làm ra, những gì do nhân dân làm những gì thuộc về nhân dân như “hạt lúa”, “ngọn lúa” “giọng nói” “tên xã” “tên làng”,… cũng như chính những con người vô danh bình dị đó đã góp phần giữ và truyền lại cho thế hệ sau mọi giá trị văn hóa, văn minh, tinh thần và vật chất của Đất Nước. Chính họ đã tạo nền móng sự sống cho Đất Nước và không những vậy, họ còn vùng lên đánh nội thù chống ngoại xâm và bảo vệ Đất Nước.
Qua đoạn thơ, tác giả đã biểu dương, ngợi ca vai trò của lịch sử bằng những hình ảnh thơ giản dị, mộc mạc, giọng thơ vừa tự sự vừa trữ tình khẳng định sức mạnh lớn lao của nhân dân trong sự nghiệp dựng nước.
Tóm lại, đoạn thơ đã tái hiện cụ thể công lao đóng góp to lớn của nhân dân với đất nước. Nhà thơ đã nhìn nhận về đất nước và tư tưởng đất nước của nhân dân trên nhiều bình diện. cùng với giọng điệu trữ tình chính trị vừa thể hiện chiều sâu tư tưởng vừa thấm thía mà sức lay động trái tim con người, đặc biệt là tinh thần của thế hệ trẻ trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước đương thời. Đoạn thơ là những suy tư, phát hiện mới mẻ về vai trò của nhân dân trong lịch sử, khẳng định một tư tưởng mang tính thời đại: Đất Nước là của nhân dân. Đất nước không chỉ thể hiện tình cảm yêu nước sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm mà còn khơi dậy niềm tự hào về quê hương, tổ quốc trong lòng mỗi người. Với thế hẹ trẻ hiện nay cần phải cố gắng học tập để làm tròn trách nhiệm mà người đi trước để lại.
—/—
Trên đây là các bài văn mẫu Phân tích đoạn thơ sau trong bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm Em ơi em…. Nhưng họ đã làm ra Đất Nước. do Top lời giải sưu tầm và tổng hợp được, mong rằng với nội dung tham khảo này thì các em sẽ có thể hoàn thiện bài văn của mình tốt nhất!