/tmp/tmuoi.jpg
Việt Bắc là khúc dân ca ngọt ngào của bản tình ca thấm đẫm nghĩa tình cách mạng, cũng là bản hùng ca hào hùng của thời kỳ kháng chiến, được ngòi bút đằm thắm nghĩa tình của Tố Hữu chắp bút, chính vì thế, chính trị mà không khô khan, “chính trị mà rất đỗi trữ tình”.
Tố Hữu từng tâm sự rất mực chân thành về tấm lòng của mình dành cho đất nước: “Tôi phải lòng đất nước và nhân dân mình như phải lòng người con gái tôi yêu”. Có lẽ vì thế chăng mà lời thơ lúc nào cũng ăm ắp tình cảm, lúc nào cũng thắm thiết mặn nồng, ông nói về vấn đề chính trị lớn lao, về lẽ sống lớn, tình cảm lớn nhưng không hề khô khan mà rất đỗi ngọt ngào. Bài thơ mở đầu bằng nỗi nhớ của người ra đi và người ở lại:
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”
4 câu thơ, câu trên gợi nhắc về thời gian gắn bó nghĩa tình, thủy chung, thì câu dưới gợi mở về không gian, tạo nên sự đăng đối, hòa hợp cho cả đoạn thơ. Những năm tháng chiến đấu gian khổ là thế nhưng đó cũng là khi mà tình quân dân, tình đồng chí đồng bào thêm thắm thiết mặn nồng, bằng cách cườm vào lời thơ hình ảnh những câu tục ngữ ca dao, “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Tố Hữu một lần nữa kín đáo khẳng định vẻ đẹp truyền thống của đạo lí dân tộc, từ đó làm cho mạch thơ vừa rất cảm xúc, nhưng không bị khô khan, mà rất đỗi trữ tình, cho nên tình cảm lớn, lí tưởng sống lớn của dân tộc được nhập hòa, được chuyển nhịp trong tình cảm riêng, nên càng kêu gọi được sự đồng ý, đồng tình từ những tâm hồn đồng điệu.
Việt Bắc như thế, bằng cách sử dụng cặp đại từ xưng hô “mình – ta” trong ca dao, vốn xuất hiện nhiều trong những câu hát huê tình, nên làm cho lời thơ, điệu thơ đằm thắm yêu thương chứ không khô khan, khẩu hiệu và sáo rộng. Qua đó, vừa thấy được tình cảm lớn của thời đại được nhuần thấm trong tình cảm của mỗi cá nhân.
Nhưng Việt Bắc không chỉ là bản tình ca “15 năm ấy thiết tha mặn nồng”, mà còn là khúc hùng ca hào sảng, mang điệu hồn hùng cường của cả một dân tộc:
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Dấu chân nát đá muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc đèo De, núi Hồng”
Các từ láy “đêm đêm, điệp điệp, trùng trùng” cho thấy sự đông đảo của lực lượng cách mạng, đồng thời nhịp bước chân hào hùng cũng phần nào cho thấy khí thế hào sảng, đồng sức đồng lòng của cả một dân tộc. Cảm giác khi thế hào hùng ấy bước đi khảng khái trên trang sách, để truyền vào đó sức mạnh của một dân tộc quật cường, đến hậu thế mai sau. Bước chân của những người chiến sĩ, của người dân công đỏ đuốc, không phải là bước đi mò mẫm trong bóng tối đêm trường, mà họ được soi sáng bởi lí tưởng cách mạng, bởi lí tưởng của Đảng dẫn đường. Do đó, mang theo cả vẻ đẹp lẫm liệt, và tinh thần hào sảng, khí thế hào hùng, sức mạnh hào kiệt của cả một dân tộc. Họ bước đi, họ dấn thân, họ chiến đấu, hi sinh với một niềm tin sáng mãi vào Đảng, vào dân tộc. Để ý hình tượng thơ có sự vận động rõ rệt từ bóng tối ra ánh sáng, từ vô hữu đến hữu hình, “đèn pha bật sáng như ngày mai lên”, hình ảnh trong câu thơ như đang cụ thể, gần gũi, hữu hình chiến thắng và hòa bình trong tương lai, để tăng thêm sức mạnh tiếp sức cho những người chiến sĩ. Và ngay lập tức, khi đồng sức đồng lòng, tin vui chiến thắng trăm miền đến với cả dân tộc. Đêm trường mù mịt ngột ngạt bế tắc không còn nữa thay vào đó là một đất nước lẫm liệt, hiên ngang đứng dậy sau chiến tranh, tỏa sáng, thiên thu.
Việt Bắc rõ ràng vẫn thể hiện rất rõ phong cách thơ Tố Hữu, thơ chính trị mà rất đỗi trữ tình, cho nên, một lần nữa cái người đọc thực sự cảm nhận được qua mạch vận động của hình tượng thơ đó là “Việt Bắc vừa là khúc tình ca, vừa là bản hùng ca” của cả thời đại.
Các bài viết liên quan: