/tmp/frklr.jpg Nêu cảm nghĩ sâu sắc về truyện ngắn Chiếc lược ngà ngắn gọn nhất | Myphamthucuc.vn - Giáo dục trung học Đồng Nai

Nêu cảm nghĩ sâu sắc về truyện ngắn Chiếc lược ngà ngắn gọn nhất | Myphamthucuc.vn

Hướng dẫn lập dàn ý Nêu cảm nghĩ sâu sắc về truyện ngắn Chiếc lược ngà ngắn gọn, chi tiết, hay nhất. Với các bài dàn ý và văn mẫu được tổng hợp và biên soạn dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé! 

Dàn ý Nêu cảm nghĩ sâu sắc về truyện ngắn Chiếc lược ngà

Mở Bài

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:Hình tượng chiếc lược ngà là một sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Quang Sáng, tượng trưng cho tình cha con đậm sâu, thiêng liêng, bất tử.

Thân Bài

a) Tóm tắt truyện

    Ông Sáu sau 8 năm xa nhà đi kháng chiến được nghỉ ba ngày phép về thăm nhà, thăm con. ông đã vô cùng hạnh phúc, xúc động, mong chờ được nghe con gọi một tiếng ba nhưng bé Thu đã không nhận ông là cha. ông đã cố gắng tìm mọi cách để được gần gũi với con nhưng không được. Chỉ đến lúc ông phải lên đường về lại đơn vị, bé Thu mới nhận ra ông. Hai cha con tạm biệt nhau trong nước mắt.

– Trở lại đơn vị, ông Sáu dồn cả tình yêu, nỗi nhớ, nỗi ân hận, day dứt vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con nhưng chưa kịp trao cho con thì ông đã hi sinh trong 1 trận càn lớn của Mĩ – Ngụy. Sau này, chiếc lược được bác Ba, đồng đội của ông trao lại cho Thu.

b) Hình tượng chiếc lược ngà

* Câu chuyện chiếc lược

– Trong giờ phút chia tay ba, bé Thu thổ lộ mong muốn và dặn dò: “Bơ về, ba mua cho con một cây lược nghe ba!”.

    Ông Sáu đã mang theo lời dặn ấy vào chiến trường, dồn tất cả tình yêu thương và nỗi nhớ, cùng cả nỗi ân hận (vì đã lỡ tay đánh con) để làm chiếc lược.

+ Ông Sáu không giấu nổi niềm hạnh phúc khi tìm được khúc ngà, liền “hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.”

+ Ông tỉ mỉ làm chiếc lược bằng tất cả say mê và yêu thương: “lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc.”

+ Ông khắc lên đó tình yêu và nỗi nhớ con khôn nguôi Yêu nhớ tặng Thu, con của ba”.

+ “Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con.”

=> Chiếc lược đã gỡ rối được phẩn nào tâm trạng của ông.

    Nhưng tiếc thay, ông mất khi chưa kịp trao chiếc lược cho con. Trong những phút cuối đời, ông đã gửi lại đồng đội chiếc lược với thỉnh cầu bằng đôi mắt thiết tha, nhờ trao tận tay chiếc lược cho con gái. Viên đạn của kẻ thù khiến ông phải từ giã cõi đời nhưng lời hứa, tình yêu thương con vẫn còn mãi mãi.

* Ý nghĩa của hình tượng chiếc lược ngà

– Là kỉ vật thiêng liêng, là chiếc cầu nối giữa cha con ông Sáu.

– Là biểu tượng cho tình cha con bất diệt, không gì ngăn cản được.

– Góp phần thúc đầy sự phát triển của cốt truyện, tạo ra tình huống éo le thứ hai và tăng thêm những cảm xúc đầy lắng đọng, dư ba.

c) Đặc sắc nghệ thuật

– Xây dựng tình huống truyện éo le, đau xót và đầy bất ngờ.

– Lựa chọn ngôi kể thứ nhất – lời kể tỉ mỉ của một người chứng kiến toàn bộ câu chuyện cùng giọng văn trầm lắng, đậm chất suy tư làm tăng sự khách quan, chân thực của truyện và tạo sự ám ảnh trong tâm trí người đọc.

Xem thêm:  ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen? | Myphamthucuc.vn

– Xây dựng hình ảnh có tính biểu tượng cao.

Kết Bài

– Khẳng định sự sáng tạo của nhà văn đã tạo nên một hình ảnh có tính biểu tượng cao, góp phần thể hiện thành công chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

– Khẳng định sức sống lâu bền của tác phẩm.

Nêu cảm nghĩ sâu sắc về truyện ngắn Chiếc lược ngà

Nêu cảm nghĩ sâu sắc về truyện ngắn Chiếc lược ngà ngắn gọn nhất (ảnh 2)

     Ra đời cách đây gần 50 năm (1966), nhưng truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, mỗi lần đọc lại, vẫn đem đến cho chúng ta niềm xúc động mới mẻ lạ thường. Sức hấp dẫn của Chiếc lược ngà không phải chỉ ở cốt truyện ít nhiều li kì, hay tính cách nhân vật khác lạ mà chính là ở nội dung sâu sắc và cảm động của câu chuyện. Thêm nữa, tác giả của nó – nhà văn Nguyễn Quang Sáng lại truyền đến người đọc bằng một lối kể chuyện thủ thỉ thấm đẫm nỗi niềm đau đáu của người cầm bút về số phận của con người, tình cảm con người trong những năm đất nước phải đối mặt vói cuộc chiến tranh tàn khốc nhất của thế kỉ XX.

     Theo tác giả Chiếc lược ngà, chúng ta đến với gia đình anh Sáu ở miền Đông Nam Bộ những năm đầu của thập kỉ 60, thế kỉ XX. Gia đình anh Sáu cũng giống như bao gia đình khác có chồng, có vợ, có con. Nhưng gia đình ấy không được đoàn tụ mỗi ngày. Anh “thoát li đi kháng chiến đầu năm 1946, sau khi tỉnh nhà bị chiếm”, lúc đứa con duy nhất chưa đầy một tuổi. Vợ chồng chỉ được gặp nhau trong những thời khắc ngắn ngủi. Anh chỉ được nhìn con qua tấm ảnh nhỏ.

     Từ xa cách đến xa lạ là một khoảng cách rất gần. Lúc trở về, anh Sáu khao khát được gặp con gái, anh chỉ “mong được nghe một tiếng “ba” của con bé”. Tuy nhiên sự thật bình thường lại không đơn giản chút nào “con bé chẳng bao giờ chịu gọi”. Khoan! Đừng vội trách đứa con gái bé bỏng tội nghiệp’. Niềm tin ngây thơ trong trắng của nó chưa hề vướng bận vào chiến tranh, nhưng chiến tranh đã can thiệp vào đời sông tình cảm của nó. Vết thẹo dài bên má anh Sáu “bị Tây bắn bị thương” hồi nào, không ai ngờ lại là vật cản đường con bé đến với ba nó. Sự xung khắc giữa hai bô’ con trong những ngày anh Sáu thăm nhà có nguồn gốc từ đây. Đúng vậy, chiến tranh đã không chỉ làm hình dạng con người thay đổi mà theo đó còn làm cho con người ta xa cách ngay cả khi ở gần nhau.

     Năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Việt Nam được kí kết, đất nước ta phải chia làm hai miền, một lần nữa gia đình anh Sáu lại li tán. Có ai ngờ lần về thăm nhà này lại là lần cuối cùng đoàn tụ của gia đình anh. Xa vợ, xa con, niềm mong ước được gặp lại con mình không lúc nào nguôi trong lòng anh Sáu. Nhưng mọi cố gắng của người cha không vượt qua nổi sự khắc nghiệt của chiến tranh. “Trong một trận càn của Mĩ – Nguỵ, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực”. Niềm mong mỏi gặp lại đứa con yêu dấu của mình, anh Sáu đã không thực hiện được. Anh đã ra đi mãi mãi. Cây lược ngà có thể gỡ rối được phần nào nỗi khổ tâm của anh, nhưng anh không còn cơ hội tận tay mang nó đến cho đứa con yêu dấu của mình mặc dù niềm tin vào tình cha con của anh không bao giờ mất.

     Đã có nhiều tác phẩm văn học nói về tình mẫu tử, còn tình phụ tử, chúng tôi nghĩ đây chính là một đóng góp của tác giả Chiếc lược ngà.

     Trong vai người chứng kiến, tác giả dẫn người đọc đi từ đầu câu chuyện đến cuối câu chuyện với một niềm “xúc động ngậm ngùi”. Bài ca về tình phụ tử trong Chiếc lược ngà đã làm cho biết bao thế hệ người đọc rơi nước mắt. Câu chuyện diễn ra như một màn kịch cổ điển có mỏ đầu, diễn biên, có thắt nút, cởi nút…làm cho người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Và cũng ở đây chúng ta được chứng kiến một Nguyễn Quang Sáng rất sâu sắc, tinh tế trong nghệ thuật khắc hoạ tâm lí nhân vật. Quả thật đọc bao nhiêu lần, tôi không thể nào phân biệt nổi đâu là cái tài của tác giả, đâu là cái thật của câu chuyện. Chỉ biết rằng các tình tiết, diễn biến cứ liên tiếp xuất hiện, liên tiếp mở ra dưới ngòi bút của tác giả như chính nó có trong đời thực. Lúc anh ỏ xa nhà, chị đi thăm không mang con theo được, đành vậy. Nhố con anh chỉ thấy con qua tấm ảnh nhỏ. Lần này được về qua nhà chuẩn bị cho một chuyên đi xa “cái tình người cha cứ nôn nao trong anh”. Rồi “không thể chờ xuồng cập lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên… bước vội vàng vối những bước dài”. Chỉ thế thôi ta đã hiểu được sự nóng lòng gặp con của anh đến chừng độ nào. Nguyễn Quang Sáng đã khắc hoạ hình ảnh một người cha yêu thương con thật vồ vập, thật bản năng. Bản năng của người cha trong anh Sáu dường như đã truyền sang người kể chuyện, ông đoán “chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cô anh”. Quả có thế, chúng ta hãy xem động tác của anh Sáu: “vừa bước chân, vừa khom người đưa tay đón chờ con”. Tưởng như bé Thu sẽ hồ hởi đón chò anh, nhưng thật lạ “con bé giật mình, tròn mắt nhìn…ngơ ngác lạ lùng”. Anh Sáu bị bất ngờ trước thái độ sợ hãi của con gái. Một cú sốc thật sự làm trái tim của người cha bị tổn thương. Từ xúc động, anh Sáu chuyển sang đau đớn và thất vọng.

Xem thêm:  Giải Toán 8: Bài 36 trang 51 SGK Toán 8 tập 2 | Myphamthucuc.vn

     Ba ngày ngắn ngủi trong gia đình, vợ chồng anh Sáu đã làm tất cả để cái tình cha con trở lại. Tuy nhiên, dường như mọi người càng cố gắng bao nhiêu thì khoảng cách tình cảm giữa anh Sáu và đứa con gái duy nhất càng xa cách bấy nhiêu. Mâu thuẫn của câu chuyện cứ tăng dần. Người cha chỉ mong sao có được một tiếng gọi “ba”, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi. Nghe mẹ giục gọi ba thì nó bảo: Thì má cứ kêu đi”, khi bắt buộc phải gọi thì sự đáp lại của con bé là những lòi trông không tức tưởi: “Vô ăn cơm”, “Cơm chín rồi”, “Con kêu rồi mà người ta không nghe”. Hai tiếng “người ta” phát ra từ miệng của một đứa bé bảy, tám tuổi gọi cha của mình mà Nguyễn Quang Sáng dùng rất đúng chỗ đã không ít lần làm người đọc phải buông tiếng thở dài buồn bã. Bị dồn vào tình thế khó khăn, mọi người hi vọng quan hệ từ phía người con sẽ được cải thiện. Song tình huống này, thêm một lần nữa lại đẩy mâu thuẫn của câu chuyện lên cao. Cái tài của người cầm bút cũng thêm một lần được thể hiện, đó là sáng tạo ra một tình huống thật độc đáo cho tính cách phô diễn. Lối khắc hoạ tính cách nhân vật tuy không mới, nhưng đã lôi cuốn người đọc vào thế giới câu chuyện rất tự nhiên và giàu cảm xúc. Bé Thu bị đặt vào một hoàn cảnh khó khăn, nồi cơm hơi to so với đứa bé bảy, tám tuổi lại đang sôi. Đe hoàn thành nhiệm vụ mà mẹ giao không thể không cầu cứu người trợ giúp. Kịch tính được đẩy dần lên, nhưng vẫn những câu nói “trổng” (nói trống không) của con bé: – “Cơm sồi rồi, chắt nước giùm cái! – Cơm sôi rồi, nhão bây giò!”. Hình ảnh bé Thu lúc này thật tội nghiệp “nhìn xuống, hơi sợ, lại nhìn lên… nhăn nhó muốn khóc… luýnh quýnh… loay hoay”. Và thật bất ngờ, Thu “đáo để” tự mình giải quyết mâu thuẫn “lấy cái vá múc ra từng vá nước, miệng lẩm bẩm điều gì không rõ”. Tình cha con mỗi lúc như một xa. Điểm nhấn cuối cùng của mâu thuẫn là bữa ăn. Một bên là ngươi cha “gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén” cho con; một bên là người con “lấy đũa soi vào chén… bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung toé cả mâm”. Đây chính là giọt nước tràn li, anh Sáu “vung tay đánh” con, còn Thu, cô bé “cứng đầu” không khóc mà “ngồi im, đầu cúi gằm xuống… cầm đũa, gắp lại cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm” sang bên nhà ngoại “dỗ mãi cũng không về”. Mâu thuẫn của câu chuyện không thể đẩy cao hơn được nữa. Là người trong cuộc anh Sáu tưởng như không còn hi vọng có được tình cha con trong lần về thăm nhà ngắn ngủi này. Nhưng không, người xưa từng nói “phụ tử tình thâm”, người đọc không thể mất hi vọng, anh Sáu cũng có quyền hi vọng. Và tình cha con của anh trở lại đúng vào thời khắc ngắn ngủi nhất, đem lại cho người đọc nỗi xúc động nghẹn ngào nhất. Bé Thu cũng có mặt trong buổi đưa tiễn, nhưng lại mang tâm trạng hoàn toàn khác “không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu” và cái nhìn cũng khác “đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa”. Người đọc nhận thấy thái độ, tình cảm của bé Thu đã biến chuyển trong ánh mắt “xôn xao” của con bé qua nhãn quan và cách miêu tả tinh tế của người viết truyện. Nỗi khát khao tình cha con bấy lâu nay bị kìm nén trong bé Thu nay bỗng bật lên. Bắt đầu là tiếng thét gọi “Ba… a… a… ba!”, rồi “nó vừa kêu vừa chạy xô tối… dang tay ông chặt lấy cổ cha nó”, “nó nói trong tiếng khó. – Ba! Không cho ba đi nữa, ba ở nhà với con!”, “nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa”. Tất cả hành động của bé Thu thật gấp gáp, dồn dập trái hẳn vối những gì chúng ta chứng kiến ỏ đầu câu chuyện.

Xem thêm:  Lý thuyết Vật lý 10: Tổng kết chương II. Động lực học chất điểm | Myphamthucuc.vn

     Vâng! Đúng là thế, tình cảm cha con anh Sáu không hề mất đi dẫu có bị chiến tranh làm tổn thương, trái lại nó sẽ còn làm xúc động bao trái tim người đọc. Ai đã từng một lần đọc Chiếc lược ngà không thể không xúc động rơi nước mắt như những người chứng kiến buổi chia li sáng hôm ấy. Tất cả mọi người đều không ngờ tới đó là lần gặp nhau cuối cùng, là buổi chia xa mãi mãi của cha con anh Sáu. Nhưng “Cây lược ngà”, kỉ vật anh Sáu đã dành bao tâm sức, chất chứa bao tâm sự với con thì cuối cùng đã trở về với đứa con gái yêu dấu theo đúng lòi hẹn ước. Đó cũng là một minh chứng hùng hồn cho tình cha con bất tử.

     Thời gian rồi trôi đi, bé Thu ngày nào đã trở thành một cô giao liên dũng cảm, tiếp tục con đường cách mạng của ba mình. Câu chuyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã kết thúc mà nỗi ám ảnh của nó về bi kịch một thòi chiến tranh, dư âm của nó về tình cha con bất tử vẫn còn làm thổn thức bao trái tim người đọc. Hiểu được như vậy là chúng ta đã tri ân người cầm bút đã có công sáng tạo ra nó, góp thêm một tiếng nói khăng định: vượt qua bi kịch, phụ tử bao giờ cũng tình thâm

—/—

Như vậy, Top lời giải đã vừa cung cấp những dàn ý cơ bản cũng như một số bài văn mẫu hay Nêu cảm nghĩ sâu sắc về truyện ngắn Chiếc lược ngà để các em tham khảo và có thể tự viết được một bài văn mẫu hoàn chỉnh. Chúc các em học tốt môn Ngữ Văn !

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập

Bài viết hay nhất

Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu