/tmp/fkrec.jpg Mạch cảm xúc của bài thơ Viếng lăng Bác gọn nhất | Myphamthucuc.vn - Giáo dục trung học Đồng Nai

Mạch cảm xúc của bài thơ Viếng lăng Bác gọn nhất | Myphamthucuc.vn

Tuyển chọn những bài văn hay chủ đề Mạch cảm xúc của bài thơ Viếng lăng Bác. Các bài văn mẫu được biên soạn, tổng hợp ngắn gọn, chi tiết, đầy đủ từ các bài viết hay, xuất sắc nhất của các bạn học sinh trên cả nước. Mời các em cùng tham khảo nhé! 

Mạch cảm xúc của bài thơ Viếng lăng bác – Bài mẫu 1

      Bài thơ “Viếng lăng Bác” sáng tác năm 1976 trong lần viếng lăng của nhà thơ Viễn Phương đã ghi lại tiếng lòng kính yêu, thương xót của nhà thơ với Bác.

      Mạch cảm xúc của bài thơ trôi chảy theo dòng thời gian, khi đứng trước lăng, vào trong lăng, khi ra ngoài lăng và khi rời xa lăng. Mạch cảm xúc đó được diễn đạt tướng ứng với bốn khổ thơ.

      Mở đầu bài thơ là lời của đưa con từ miền Nam ra Bắc để thăm lăng Bác.

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.

      Tác giả xưng “con” một cách gần gũi, thân tình, mộc mạc mà giản dị đúng như bản chất con người Nam Bộ. Với một chuyến đi dài đấy những mệt nhọc nhưng khi đứng trước lăng Bác thì tình cảm kính yêu lại dào dạt lên trong lòng nhà thơ.

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

      “Đã thấy” gợi nên một cái nhìn một hành động tưởng chừng như đã biết trước. Cái hình ảnh quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam: “hàng tre xanh xanh” đang lấp ló trong làn sương mờ ảo. Tính từ “bát ngát” như choáng ngợp cái nhìn của Viễn Phương. Ông thốt lên: 

“Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”

      Từ láy tính từ “xanh xanh” đã gợi nên một màn mắc non của hàng tre bao trùm tất cả. Bài màu quen thuộc như dân Việt Nam, hàng tre “bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” hình ẩn dụ “hàng tre” chính là biểu tượng cho tâm hồn thanh cao, sức sống bền bỉ, mãnh liệt, sự kiên cường, bất khuất không gục ngã trước mọi thứ khó khăn thử thách của cả dân tộc Việt Nam.

      Khổ thơ thứ hai được tạo nên từ cặp câu với những hình ảnh thực, ẩn dụ, sóng đôi:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

      “Mặt trời” ở câu đầu là hình ảnh mặt trời thực ơ mặt trời của thiên nhiên rực rỡ, vĩnh hằng, là nguồn sáng đối với vạn vật. “Mặt trời” thứ hai là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hồ kính yêu. Bác là mặt trời cách mạng, soi đường chỉ lối, dẫn dắt dân tộc Việt Nam thoát khỏi kiếp người lầm than, mở ra một tương lai tươi sáng. 
Bác như nguồn sáng rực rỡ không bao giờ tắt trong lòng mỗi người dân đất Việt. Bác được so sánh với mặt trời là thiên thể vĩ đại của vũ trụ, tạo nên sự vĩ đại, ấm áp, tỏa sáng từ trái tim yêu nước thương dân của Bác. Đó cũng là lòng thành kính của nhân dân đối với Bác Hồ.

“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

      Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh thực: đoàn người vào lăng thăm Bác trong mỗi xúc động, bùi ngùi, tiếc thương vô hạn.

      Dòng người đó được tác giả liên tưởng để “tràng hoa” cũng là một hình ảnh ẩn dụ độc đáo. Cuộc đời của họ cũng như bông hoa nở dưới ánh sáng mặt trời rực rõ. “Bảy mươi chín mùa xuân” là cách nói hoán dụ mang ý nghĩa tượng trưng. con người bảy mươi chín mùa xuân ấy đã sống một cuộc đời như mùa xuân góp vào mùa xuân lớn của dân tộc. 

Xem thêm:  Soạn Anh 11: Unit 11. C. Listening | Giải Anh 11 | Myphamthucuc.vn

      Bằng điệp từ “ngày ngày” tác giả đã diễn đạt sự đều đặn của biết bao dòng người với nỗi tiếc thương vô hạn cứ lặng lẽ, lần lượt vào lăng viếng Bác.

      Khi đứng trước linh cữu Người, niềm biết ơn thành kính đã chuyển sang xúc động, nghẹn ngào.

Bác đang nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

      Bác đang ngủ giấc ngủ bình yên, thanh thản trong ánh sáng dịu hiền. Cả cuộc đời Bác lúc nào cũng lo nghĩ cho đất nước có bao giờ yên. Bác ngủ yên giữa đây, khi miền Nam được giải phóng, Bác mới có thể yên lòng, thanh thản nghỉ ngơi. Hai câu thơ sử dụng cách nói giảm nói tránh để thể hiện sự xúc động, dâng trào của nhà thơ Viễn Phương.

      Nhưng mặc dù biết Bác vẫn sáng mãi trong lòng của dân tộc, nhà thơ vẫn phải chấp nhận một cái sự thật là bác đã ra đi mãi mãi.

“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim”

      “Trời xanh” là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho sự vĩnh hằng, cũng như Bác vậy luôn tồn tại mãi mãi trong lòng người dân, người con yêu nước.

      Thế nhưng tác giả vẫn đau xót “nghe nhói ở trong tim” đó là tấm lòng xót thương đến quặn lòng của nhà thơ đứng trước linh cữu Bác.
Đoạn cuối là ước nguyện của nhà thơ trước khi phải rời xa lăng Bác.

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

      Nghĩ đến ngày mai trở về miền Nam, rời xa lăng Bắc, tạm biệt miền Bắc nhà thơ không khỏi bùi ngùi, xúc động, tiếc thương “thương trào nước mắt”. 

      Điệp từ “muốn làm” thể hiện cái ước nguyện nho nhỏ của nhà thơ: chỉ muốn làm con chim để ngày ngày hót ca cho giấc ngủ của Bác, muốn làm một đóa hoa để tỏa hương thơm ngát, muốn làm một cây tre trung hiếu để đứng canh giấc ngủ nghìn thu của Bác.

      Mạch của xúc của bài thơ rất ổn định, tự nhiên cùng nhịp điệu sâu lắng, hài hòa đã tạo nên sự thành công của bài thơ.

      Cảm xúc của nhà thơ cũng là cảm xúc của người con đất Việt dành cho Bác với sự tôm kính, yêu thương, đau xót khi vào thăm lăng, đứng trước linh cữu của Người.

      Với chúng ta Bác sẽ luôn tồn tại trong trái tim, mãi là nguồn sáng vĩnh cửu soi đường chỉ lối cho dân tộc Việt Nam “bước tới đài vinh quàn để sánh vai với các cường quốc năm châu” 

Mạch cảm xúc của bài thơ Viếng lăng bác – Bài mẫu 2

      Nhắc đến Bác Hồ là nhắc đến một vị lãnh tụ vĩ đại và được sự ngưỡng mộ từ người dân khắp nơi. Bác chính là nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca. Có rất nhiều những nhà thơ viết hay, viết tốt về Người thế nhưng trong đó được độc giả nhớ đến nhiều nhất có lẽ là Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương. Với mạch cảm xúc chảy trôi theo dòng chảy của thời gian, tác giả đã đưa người đọc đến với những cung bậc tình cảm rất sâu đậm rất đặc sắc. Viếng lăng Bác chính là nén nhang thơm mà nhà thơ đại diện cho những người con khắp nơi kính dâng lên Người.

      Bài thơ Viếng lăng Bác được Viễn Phương sáng tác vào năm 1976 trong một dịp nhà thơ ra Viếng lăng chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể nói đây là một bài thơ thể hiện vô cùng thành công những nỗi lòng thành kính, thương yêu của con dân Việt Nam đối với vị Cha già dân tộc nói chung và của nhà thơ nói riêng. Bài thơ có mạch cảm xúc rất rõ ràng, theo tuyến thời gian khi đứng trước lăng, lúc vào lăng và khi ra về tương ứng với bốn khổ thơ trong bài.

Xem thêm:  Trả lời câu hỏi bài Mở rộng vốn từ: Nhân dân | Myphamthucuc.vn

      Mở đầu bài thơ Viễn Phương viết:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”

      Tiếng con cất lên một cách đầy tự nhiên và thân thương. Nó như một phản xạ theo bản năng nhưng sâu trong nó ẩn chứa một dụng ý nghệ thuật lớn lao. Đối với Bác, dường như không có khoảng cách giữa một người đứng đầu một đất nước với người dân lao động. Mà đó là sự gắn kết, gần gũi và chan chứa tình yêu. Nhà thơ gọi Bác xưng con đã phần nào thấy được sự mộc mạc và chân thành rồi.

      Hình ảnh hàng tre hiện lên trong sương sớm như choáng ngợp cái nhìn của tác giả. Nhắc đến tre là nhắc đến một hình ảnh vô cùng quen thuộc với con người Việt Nam. Tre kiên cường, mọc thẳng, đoàn kết và đùm bọc lấy nhau giống như tinh thần chiến đấu quật cường, anh dũng của dân tộc Việt Nam vậy.

“Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão tố mưa sa đứng thẳng hàng”

      Đến đây ta bắt gặp một hình ảnh ẩn dụ đầy hấp dẫn. “Bão tố mưa sa” chính là những khó khăn, những thử thách mà lịch sử đã đặt ra cho dân tộc. Thế nhưng dường như nó không đủ để quật ngã những con người phi thường ấy. Hình ảnh hàng tre kiên cường trong bão tố chính là tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, tâm hồn thanh cao và bất khuất của con người Việt Nam. Khổ thơ đầu tiên, nhà thơ nói về phút giây xúc động khi được ra thăm Bác với một tình cảm thiêng liêng.

      Đến khổ thơ thứ hai, nhà thơ đưa ta đến một trường liên tưởng mới đầy thú vị:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

ở đây rất nhiều người sẽ cảm thấy vì sao lại xuất hiện những hai mặt trời? Thế nhưng chỉ có thể nói đây chính là những ẩn dụ độc đáo mà nhà thơ gửi gắm. Mặt trời thứ nhất đó là mặt trời của thiên nhiên. Ánh sáng mặt trời sưởi ấm cho vạn vật thiên nhiên đâm chồi nảy nở, nó cũng xóa tan đi những sự cô tịch của bóng đêm cô quạnh. Còn mặt trời trong lăng đó chính là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hồ – người cha già dân tộc. Bác chính là  mặt trời cách mạng soi đường dẫn lối cho dân tộc Việt Nam đi đến thắng lợi mở ra một kỉ nguyên độc lập tự chủ. Bác là nguồn ánh dương không bao giờ tắt trong trái tim mỗi con người Việt Nam.

“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

      Hình ảnh đoàn người đi trong thương nhớ chính là hình những người người con từ khắp nơi tề tựu về đây để tỏ lòng thành kính với Bác. Nhưng bao trùm trong đó chính là sự xót thương vô hạn. Tràng hoa chính là những tấm lòng người khắp mọi miền tổ quốc đồng lòng hướng về phía “vầng mặt trời” bất diệt trong lăng. Bảy chín mùa xuân chính là số tuổi của Người, Người đã sống một cuộc đời đầy vàng son và để làm nên một mùa xuân lịch sử cho dân tộc,

      Điệp từ “ngày ngày” thể hiện một sự tiếp nối đến vô tận trải từ ngày này qua ngày khác đều đặn và nối tiếp nhau. Những đoàn người cứ thế lặng lẽ và xúc động vô ngần khi vào thăm Người.

Xem thêm:  Bài 9. Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc

      Và mạch cảm xúc bỗng đột ngột chuyển sang một hướng khác. Khi tác giả bước vào trong lăng đứng trước linh cữu của người cha mình:

“ Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng soi dịu hiền”

      Suốt cả một cuộc đời bôn ba  khắp năm châu bốn biển, suy nghĩ cho dân cho nước đến giờ phút này Người đã được nghỉ ngơi. Giấc ngủ của Người vô cùng bình yên và thanh thản. Tác giả đã cố tình nói giảm nói tránh để giảm bớt sự đau thương đồng thời muốn níu kéo Người mãi mãi ở bên con cháu. Vầng trăng ở đây chính là hình ảnh Người vô cùng dịu dàng vô cùng thanh cao và bao dung. Khác hẳn với vầng mặt trời chói lòa thì vầng trăng mang đến cho người đọc sự thanh thản và ấm áp. Nó cũng như chính trái tim của Người vậy.

Thế nhưng dù có tránh đến đâu thì chúng con vẫn phải chấp nhận một sự thật đau lòng chính là Bác đã mãi mãi rời xa chúng con:

“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim”

      Vẫn biết rằng con người chúng ta sinh ra ai cũng không tránh khỏi vòng xoay của tự nhiên có sinh lão bệnh tử thế nhưng dường như điều đó là quá sức với nhà thơ. Khi bắt buộc phải chấp nhận sự thật rằng Bác đã mãi mãi ra đi. Thế nhưng hình ảnh của Người vẫn sống mãi trong trái tim khối óc của chúng con. Đến đây nhà thơ đã diễn tả sự đau xót đến quặn thắt, chan chứa khi đứng trước linh cữu của Người.

      Bốn câu thơ cuối cùng cảm xúc của người con như vỡ òa trong giây phút chia xa mãi mãi ấy.

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim ca hót quanh lăng

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

      Chỉ cần nghĩ đến việc phải chào từ biệt Người mà tác giả đã tưởng như không thể chịu nổi. Cảm xúc như trực trào và vỡ òa trong giây phút ấy: đau thương, xót xa và rồi tiếc nuối.

      Điệp từ muốn làm được lặp lại rất nhiều lần thể hiện sự khát khao của nhà thơ muốn hóa thân thành con chim để ngày ngày hót ca cho giấc ngủ của Người thêm sâu, muốn là đóa hoa để tỏa hương thơm tô điểm cho nhà Bác, và muốn làm một cây tre đời đời canh giấc ngủ cho Người. Đến đây ta bắt gặp hình ảnh hàng tre đã được nhắc đến ở đoạn đầu bài. Như một sự quay vòng và kết thúc đầy ẩn ý. Thể hiện tình yêu thương đất nước, kính trọng và xót thương vô hạn đối với Bác Hồ.

      Mạch cảm xúc trong bài thơ diễn biến vô cùng tự nhiên và ổn định. Nó đúng với tâm trạng của con người. Từ xót xa, đến thương cảm và rồi tiếc nuối ngậm ngùi. Đó không chỉ là những mong muốn của nhờ thơ mà còn là tâm trạng chung của những người dân Việt Nam khi nghĩ về Bác – vị Cha già kính yêu của dân tộc.

      Bác Hồ sẽ mãi mãi tồn tại trong trái tim của mỗi người. Trở thành một ánh dương soi rọi cho chúng con khỏi lầm đường lạc bước. Nghĩ về Bác chính là động lực lớn lao để giúp chúng con vững bước xây dựng nước nhà giàu mạnh và văn minh.

—/—

Trên đây là các bài văn mẫu Mạch cảm xúc của bài thơ Viếng lăng Bác ngắn gọn nhất do Top lời giải sưu tầm và tổng hợp được, mong rằng với nội dung tham khảo này thì các em sẽ có thể hoàn thiện bài văn của mình tốt nhất!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập

Bài viết hay nhất

Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu