/tmp/vuppw.jpg Lý thuyết Hóa 10: Bài 38. Cân bằng hóa học | Myphamthucuc.vn - Giáo dục trung học Đồng Nai

Lý thuyết Hóa 10: Bài 38. Cân bằng hóa học | Myphamthucuc.vn

Lý thuyết Hóa 10 Bài 38. Cân bằng hóa học

I. PHẢN ỨNG MỘT CHIỀU, PHẢN ỨNG THUẬN NGHỊCH VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC

1. Phản ứng một chiều

– Là phản ứng chỉ xảy ra một chiều từ trái sang phải.

– Trong phương trình hóa học của phản ứng một chiều, người ta dùng một mũi tên chỉ chiều phản ứng.

2. Phản ứng thuận nghịch

– Là những phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau trong cùng điều kiện.

Lý thuyết Hóa 10: Bài 38. Cân bằng hóa học | Giải Hóa 10

– Trong phương trình hóa học của phản ứng thuận nghịch, người ta dùng hai mũi tên ngược chiều nhau.

3. Cân bằng hóa học

* Xét phản ứng thuận nghịch sau:

Lý thuyết Hóa 10: Bài 38. Cân bằng hóa học | Giải Hóa 10

– Sự biến đổi của tốc độ phản ứng thuận vtvt và phản ứng nghịch vnvn được xác định theo đồ thị sau:

Lý thuyết Hóa 10: Bài 38. Cân bằng hóa học | Giải Hóa 10

– Khi vt=vn  thì phản ứng đạt trạng thái cân bằng và được gọi là cân bằng hóa học.

* Kết luận:

– Định nghĩa: Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

– Cân bằng hóa học là một cân bằng động.

Xem thêm:  Phân tích khổ 3 bài Nhớ rừng (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn

– Ở trạng thái cân bằng, trong hệ luôn luôn có mặt các chất phản ứng và các chất sản phẩm.

II. SỰ CHUYỂN DỊCH CÂN BẰNG HÓA HỌC

1. Thí nghiệm

– Lắp bộ dụng cụ gồm 2 ống nghiệm có nhánh (a) và (b), được nối với nhau bằng một ống nhựa mềm, có khóa K như hình:

Lý thuyết Hóa 10: Bài 38. Cân bằng hóa học | Giải Hóa 10

– Nạp đầy khí NOvào cả hai ống nghiệm ở nhiệt độ thường. Nút kín cả hai ống, xét cân bằng:

Lý thuyết Hóa 10: Bài 38. Cân bằng hóa học | Giải Hóa 10

– Màu của hỗn hợp khí trong cân bằng ở cả hai ống là như nhau.

– Đóng khóa K, ngăn khí ở 2 ống khuếch tán vào nhau.

– Ngâm ống (a) vào nước đá, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm NO2 và tăng N2O4 nên màu của ống nghiệm (a) nhạt hơn lúc ban đầu.

⟹ Hiện tượng đó được gọi là sự chuyển dịch cân bằng hóa học.

2. Định nghĩa

– Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là sự di chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác do tác động của các yếu tố từ bên ngoài lên cân bằng.

III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂN BẰNG HÓA HỌC

1. Ảnh hưởng của nồng độ

* Xét cân bằng sau:

Lý thuyết Hóa 10: Bài 38. Cân bằng hóa học | Giải Hóa 10

– Khi tăng CO2 thì cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận (chiều làm giảm CO2).

– Khi giảm CO2 thì cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch (chiều làm tăng CO2).

* Kết luận:

– Khi tăng hoặc giảm nồng độ một chất trong cân bằng thì cân bằng bao giờ cũng chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động của việc tăng hoặc giảm nồng độ của chất đó.

Xem thêm:  [CHUẨN NHẤT] Điều chế NH3 trong phòng thí nghiệm | Myphamthucuc.vn

– Lưu ý: Chất rắn không làm ảnh hưởng đến cân bằng của hệ.

2. Ảnh hưởng của áp suất

* Xét cân bằng sau:

Lý thuyết Hóa 10: Bài 38. Cân bằng hóa học | Giải Hóa 10

– Khi tăng áp suất thì cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm áp suất.

– Khi giảm áp suất thì cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng áp suất.

* Kết luận:

– Khi tăng hoặc giảm áp suất chung của hệ cân bằng thì cân bằng bao giờ cũng chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động của việc tăng hoặc giảm áp suất đó.

– Lưu ý: Khi số mol khí ở 2 vế bằng nhau (hoặc phản ứng không có chất khí) thì áp suất không ảnh hưởng đến cân bằng.

Thí dụ:

Lý thuyết Hóa 10: Bài 38. Cân bằng hóa học | Giải Hóa 10

3. Ảnh hưởng của nhiệt độ

* Phản ứng thu nhiệt và phản ứng tỏa nhiệt:

– Phản ứng thu nhiệt là phản ứng lấy thêm năng lượng để tạo sản phẩm. Kí hiệu ΔH > 0.

– Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng mất bớt năng lượng. Kí hiệu ΔH < 0.

* Ví dụ: Xét phản ứng sau:

Lý thuyết Hóa 10: Bài 38. Cân bằng hóa học | Giải Hóa 10

– Nhận xét:

+ Phản ứng thuận thu nhiệt vì ΔH = +58 kJ > 0

+ Phản ứng nghịch tỏa nhiệt vì ΔH = −58 kJ < 0

⟹ Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cân bằng hóa học: Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt (giảm tác động tăng nhiệt độ). Khi giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng tỏa nhiệt (giảm tác động giảm nhiệt độ).

* Kết luận:

– Nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê: Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.

Xem thêm:  Tìm số liền sau của số tự nhiên chẵn lớn nhất có 5 chữ số khác nhau | Myphamthucuc.vn

4. Vai trò của chất xúc tác

– Chất xúc tác không ảnh hưởng đến cân bằng hóa học.

– Vai trò chất xúc tác là làm tăng tốc độ phản ứng thuận và phản ứng nghịch với số lần bằng nhau.

– Khi chưa cân bằng thì chất xúc tác làm cho cân bằng thiết lập nhanh hơn.

IV. Ý NGHĨA CỦA TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC TRONG SẢN XUẤT HÓA HỌC

Xem xét một số thí dụ sau để thấy ý nghĩa của tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học trong sản xuất hóa học:

* Thí dụ 1:

Lý thuyết Hóa 10: Bài 38. Cân bằng hóa học | Giải Hóa 10

– Ở nhiệt độ thường, phản ứng xảy ra chậm. Để tăng tốc độ phản ứng phải dùng chất xúc tác và tăng nhiệt độ. Nhưng đây là phản ứng tỏa nhiệt, nên khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch làm giảm hiệu suất phản ứng. Để hạn chế tác dụng này, người ta dùng một lượng dư không khí, nghĩa là tăng nồng độ oxi, làm cho cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

* Thí dụ 2:

Lý thuyết Hóa 10: Bài 38. Cân bằng hóa học | Giải Hóa 10

– Ở nhiệt độ thường, tốc độ phản ứng xảy ra rất chậm; nhưng ở nhiệt độ cao, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch; do đó, phản ứng này phải được thực hiện ở nhiệt độ thích hợp, áp suất cao và dùng chất xúc tác.

Xem thêm Giải Hóa 10: Bài 38. Cân bằng hóa học

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập

Bài viết hay nhất

Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu