/tmp/jfjzh.jpg
Nội dung bài viết
1. Thí nghiệm
– Ống nghiệm 1: 5ml dung dịch BaCl2
– Ống nghiệm 2: 5ml dung dịch Na2S2O3
⟶ Cho đồng thời vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 5ml dung dịch H2SO4 loãng.
* Ống nghiệm 1:
⟹ Kết tủa xuất hiện ngay tức khắc.
* Ống nghiệm 2:
⟹ Sau một thời gian thấy kết tủa trắng đục xuất hiện.
2. Nhận xét
– Phản ứng (1) xảy ra nhanh hơn phản ứng (2).
⟹ Các phản ứng hóa học khác nhau có tốc độ phản ứng nhanh hay chậm khác nhau.
– Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.
– Tốc độ trung bình
1. Ảnh hưởng của nồng độ
* Thí nghiệm:
– Ống nghiệm 1: 5ml dung dịch Na2S2O3
– Ống nghiệm 2: 2,5ml Na2S2O3(dd) + 2,5ml H2O
⟶ Cho đồng thời vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 5ml dung dịch H2SO4 loãng.
* Nhận xét:
– Kết tủa ở ống nghiệm 1 xuất hiện trước.
⟶ Phản ứng ở ống nghiệm 1 xảy ra nhanh hơn.
* Kết luận:
– Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
2. Ảnh hưởng của áp suất
– Áp suất ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng có chất khí.
– Khi tăng áp suất, nồng độ chất khí tăng theo, nên tốc độ phản ứng tăng.
3. Ảnh hưởng của nhiệt độ
* Thí nghiệm:
– Ống nghiệm 1: 5ml dung dịch Na2S2O3
– Ống nghiệm 2: 5ml dung dịch Na2S2O3 đun nóng
⟶ Cho đồng thời vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 5ml dung dịch H2SO4 loãng.
* Nhận xét:
– Kết tủa ở ống nghiệm 2 xuất hiện trước.
⟶ Phản ứng ở ống nghiệm 2 xảy ra nhanh hơn.
* Kết luận:
– Khi tăng nhiệt độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
4. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc
* Cho axit HCl tác dụng với 2 mẫu đá vôi có kích thước khác nhau.
* Kết luận:
– Khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
5. Ảnh hưởng của chất xúc tác
* Thí nghiệm:
– Xét sự phân hủy chậm của H2O2 trong dung dịch ở nhiệt độ thường
– Khi cho vào một ít bột MnO2 ⟶ bọt oxi thoát ra rất mạnh.
* Kết luận:
– Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.
– Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng được vận dụng nhiều trong đời sống và sản xuất.
– Thí dụ:
+ Nhiệt độ của ngọn lửa axetilen cháy trong oxi cao hơn nhiều so với cháy trong không khí, nên tạo nhiệt độ hàn cao hơn.
+ Thực phẩm nấu trong nồi áp suất mau chín hơn so với khi nấu ở áp suất thường.
+ Các chất đốt rắn như than, củi có kích thước nhỏ hơn sẽ cháy nhanh hơn.
+ Để tăng tốc độ tổng hợp NH3 từ N2 và H2, người ta dùng chất xúc tác, tăng nhiệt độ và thực hiện ở áp suất cao.
Xem thêm Giải Hóa 10: Bài 36. Tốc độ phản ứng hóa học