/tmp/dwxwe.jpg
Câu hỏi (trang 63 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)
Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh cho câu nói đó.
Soạn cách 1
“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.”
Qua nhận định đó của Hoài Thanh, chúng ta có thể thấy văn chương là nơi con người được sống trong cảm xúc, được thấm thía những nỗi niềm theo từng cung bậc khác nhau. Và vì vậy, văn chương có sức hút mãnh liệt làm nảy nở, phát triển và nhân rộng cảm xúc con người.
Ví dụ: trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao, gấp lại những trang sách của tác giả, chúng ta thấy đọng lại những suy nghĩ và sự đau xót cho một số phận bất hạnh của những người nông dân trong xã hội trước cách mạng tháng tám. Không những thế, còn tạo cho người đọc thái độ căm ghét chế độ xã hội thối nát, cổ hủ, đàn áp người nông dân.
Nhận xét – ý nghĩa
Văn chương chính là môi trường tạo lập những cảm xúc, tình cảm cho con người. Nếu như, cuộc sống là sự khô khan hữu cơ vốn có, thì văn chương như một phép màu phủ lên sự sinh động, ngọt ngào gây cho con người những cung bậc cảm xúc khác nhau. Nhờ văn chương, mà cuộc sống không còn khô khan, mà nó trở nên ngọt ngào, nhiều màu, muôn vẻ và nhiều cung bậc hơn bao giờ hết.
Soạn cách 2
– Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có
+ Tình cảm mà ta không có đó có thể là tình yêu đối với một khung cảnh thiên nhiên xa lạ nào đó, nhưng khi đọc văn chương ta được khơi dậy tình cảm ấy. Ví như khi đọc Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi ta bỗng có tình yêu với Côn Sơn,…
+ Tình cảm mà ta không có đó là khơi dậy niềm yêu thích, tình yêu đối với những điều mới mẻ mà ta chưa từng được biết tới, được nhìn thấy nhưng lại được cảm nhận chân thực qua văn chương
– Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có
+ Đó là giúp ta thêm yêu thương cha mẹ, yêu thương con người,…
+ Làm giàu thêm những tình cảm với thiên nhiên quê hương đất nước