Dàn ý thuyết minh Phú sông Bạch Đằng lớp 10 (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn

Tuyển chọn những bài văn hay chủ đề Dàn ý thuyết minh Phú sông Bạch Đằng lớp 10. Các bài văn mẫu được biên soạn, tổng hợp ngắn gọn, chi tiết, đầy đủ từ các bài viết hay, xuất sắc nhất của các bạn học sinh trên cả nước. Mời các em cùng tham khảo nhé! 

Dàn ý thuyết minh Phú sông Bạch Đằng – Mẫu số 1

1, Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả Trương Hán Siêu (những nét chính về tiểu sử, cuộc đời, con người, sự nghiệp sáng tác,…)

– Giới thiệu chung về bài “Phú sông Bạch Đằng”

2, Thân bài

a, Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

– Ra đời khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên trên sông Bạch Đằng giành thắng lợi.

– Sau chiến thắng của Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán và Trần Quốc Tuấn đánh tan giặc Mông – Nguyên xâm lược, dòng sông này đã trở thành nguồn cảm hứng thi ca với nhiều tác giả, tác phẩm nổi tiếng nhưng “Phú sông Bạch Đằng” là tác phẩm nổi tiếng và để lại nhiều dấu ấn hơn cả.

b, Đặc điểm thể loại của tác phẩm – thể phú

– Phú là một thể văn cổ có nguồn gốc từ Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam từ rất sớm.

– Thể văn có vần hoặc xen lẫn vào trong nó văn vần hoặc văn xuôi.

– Được dùng để miêu tả cảnh vật, phong tục, bàn về các sự việc hay kể chuyện đời,…

c, Bố cục của bài phú

Gồm 4 đoạn:

– Đoạn mở đầu: tái hiện một cách chân thực và sâu sắc những cảm xúc của nhân vật khách trước vẻ đẹp của sông Bạch Đằng

– Đoạn hai: tái hiện lại lời kể của các bô lão với nhân vật khách về các chiến công trên sông Bạch Đằng

– Đoạn ba: những suy nghĩ, bình luận của các bô lão về các chiến công

– Đoạn kết: cất lên lời ngợi ca sâu sắc công ơn, đức độ của con người. Lời ca kết thúc bài phú luôn khắc sâu vào trái tim của mỗi người bởi nó không chỉ thể hiện niềm tự hào, lòng tự tôn dân tộc mà còn có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

d, Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài phú

– Giá trị nội dung:

     + Thể hiện lòng yêu nước và tự hào sâu sắc của con người Việt Nam về những chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng

Xem thêm:  Dẫn chứng về lòng tự trọng trong cuộc sống | Myphamthucuc.vn

     + Bài ca ca ngợi truyền thống anh hùng, bất khuất, trọng đạo nghĩa của con người Việt Nam

– Giá trị nghệ thuật:

     + Hình tượng nghệ thuật độc đáo, giàu ý nghĩa

     + Lời văn biến hóa linh hoạt

     + Ngôn từ lắng đọng, giàu chất suy tư

     + Hệ thống các điển tích điển cố được sử dụng chọn lọc và mang lại hiệu quả to lớn.

3, Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của bài phú và nêu cảm nghĩ của bản thân về bài “Phú sông Bạch Đằng”

Dàn ý thuyết minh Phú sông Bạch Đằng – Mấu số 2

1. Mở bài

Nhắc đến Trương Hán Siêu, người ta nghĩ đến Phú sông Bạch Đằng. Và trở lại, Phú sông Bạch Đằng cũng đủ làm nên tên tuổi Trương Hán Siêu.

2. Thân bài

– Vài nét về Trương Hán Siêu.

– Thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng:

+ Được viết vào khoảng năm mươi năm sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, đời Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông, khi nhà Trần có dấu hiệu bắt đầu suy thoái.

+ Bạch Đằng là con sông ghi dấu nhiều chiến công hiển hách trong sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ thời Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán đến nhà Trần chiến thắng quân Nguyên Mông.

+ Bài phú được viết theo lối phú cổ thể.

+ Cảm hứng: Niềm tự hào, vừa đọng nỗi đau, vừa thể hiện triết lí về sự thay đổi, biến thiên và xoay vần của tạo hóa.

+ Nội dung: Cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật khách và các bô lão trên sông Bạch Đằng. khách và các bô lão bình luận về chiến thắng, công đức của các vua Trần.

Phú sông Bạch Đằng bộc lộ lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống anh hùng, truyền thống nhân nghĩa của đất nước ta.

+ Nghệ thuật: Tác phẩm có cấu tứ đơn giản, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, từ ngữ gợi hình sắc, giọng điệu hào hùng trang trọng, có lúc lắng đọng gợi cảm, lúc lại triết lí sâu xa.

3. Kết bài

– Phú sông Bạch Đằng là đỉnh cao nghệ thuật phú trong văn học trung đại.

Dàn ý thuyết minh Phú sông Bạch Đằng – Mẫu số 3

Mở bài:

– Giới thiệu tác phẩm và tác giả cần chứng minh: Trương Hán Siêu và “Phú sông Bạch Đằng”.

Thân bài:

– Giới thiệu về tác giả Trương Hán Siêu:

+ Cuộc đời.

+ Sự nghiệp văn chương.

– Giới thiệu về tác phẩm “Phú sông Bạch Đằng”:

+ Vị trí của bài phú trong sáng tác của Trương Hán Siêu.

+ Thể loại.

+ Hoàn cảnh sáng tác.

+ Giá trị nội dung.

+ Giá trị nghệ thuật.

Xem thêm:  Soạn Sinh 9: Bài 56-57. Thực hành : Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương | Giải Sinh 9 | Myphamthucuc.vn

– Đánh giá về giá trị của “Phú sông Bạch Đằng” và vị trí của Trương Hán Siêu trong văn học Việt Nam.

Kết bài:

– Khẳng định lại vị trí của Trương Hán Siêu và “Phú sông Bạch Đằng”

Dàn ý thuyết minh Phú sông Bạch Đằng – Mẫu số 4

A. Mở bài

 – Giới thiệu về Trương Hán Siêu và Phú Sông Bạch Đằng

 – Giới thiệu vấn đề

B. Thân bài

– Hoàn cảnh sáng tác

+ Được viết vào khoảng năm mươi năm sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, đời Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông, khi nhà Trần có dấu hiệu bắt đầu suy thoái.

– Nội dung

+ Bạch Đằng là con sông ghi dấu nhiều chiến công hiển hách trong sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ thời Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán đến nhà Trần chiến thắng quân Nguyên Mông.

+ Bài phú được viết theo lối phú cổ thể.

+ Cảm hứng: Niềm tự hào, vừa đọng nỗi đau, vừa thể hiện triết lí về sự thay đổi, biến thiên và xoay vần của tạo hóa.

+  Cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật khách và các bô lão trên sông Bạch Đằng. khách và các bô lão bình luận về chiến thắng, công đức của các vua Trần.

⇒ Phú sông Bạch Đằng bộc lộ lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống anh hùng, truyền thống nhân nghĩa của đất nước ta.

 – Nghệ thuật

+ Tác phẩm có cấu tứ đơn giản, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, từ ngữ gợi hình sắc, giọng điệu hào hùng trang trọng, có lúc lắng đọng gợi cảm, lúc lại triết lí sâu xa.

C. Kết bài

– Phú sông Bạch Đằng là đỉnh cao nghệ thuật phú trong văn học trung đại.

Dàn ý thuyết minh Phú sông Bạch Đằng – Mẫu số 5

1. Mở bài

– Giới thiệu tác phẩm “Phú Sông Bạch Đằng” và tác giả Trương Hán Siêu

2. Thân bài

a. Khái quát về tác phẩm

– Hoàn cảnh sáng tác: Vương triều nhà Trần đang có biểu hiện suy thoái, có nguy cơ sụp đổ. Tác giả là một trọng thần, tình cờ dạo chơi đến sông Bạch Đằng và nhớ lại lịch sử hào hùng của dân tộc

– Cảm hứng bao trùm: Phú Sông Bạch Đằng vừa mang cảm hứng lịch sử, vừa mang cảm hứng thời thế, vừa có những triết lí được đúc rút thành bài học.

– Bố cục: 3 phần

+ Phần mở đầu (từ đầu cho đến … dấu vết luống còn lưu), giới thiệu nhân vật và lý do sáng tác.

+ Phần thứ hai (từ Bên sông các bô lão… cho đến Nhớ người xa chừ lệ chan) là nội dung đối đáp của nhân vật “khách” và các bô lão hai bên bờ sông.

+ Phần kết thúc còn lại là lời ngợi ca của của nhân vật “khách”.

Xem thêm:  Bài 17. Hô hấp ở động vật (ngắn nhất) | Myphamthucuc.vn

– Nhân vật “Khách” xuất hiện trong tác phẩm có thể là tác giả, cũng có thể là một nhân vật trữ tình vô danh không rõ ràng.

b. Thuyết minh nội dung tác phẩm

– Phần mở đầu, tác giả tái hiện cảnh dạo thuyền chơi sông của nhân vật “khách”

+ Khách là người yêu du ngoạn, mạnh mẽ, phóng khoáng. Ông đang mải mê ngược dòng thời gian để tìm về lịch sử hào hùng của dân tộc Đại Việt.

+ Tâm trạng của “khách” chứa chất nhiều nỗi suy tư

+ “Khách” phải chăng chính là “cái tôi” của tác giả, nhạy cảm, nặng lòng ưu ái với đất nước và lịch sử dân tộc.

– Cuộc gặp gỡ và đối đáp của “khách” với bô lão

+ “Bô lão” là chứng nhân của lịch sử, xuất hiện tạo ra không khí đối đáp tự nhiên, giúp “khách” sống lại với những trận thuỷ chiến lẫy lừng từng diễn ra ở nơi đây.

+ Những kỳ tích oai phong được gợi lên chân thực qua những hình ảnh liệt kê trùng trùng điệp điệp

+ Chiến thắng trên sông Bạch Đằng được tái hiện dưới hình thức bài thơ tự sự đậm chất anh hùng ca.

+ Chiến thắng hiển hách của dân tộc không chỉ nhờ vào địa thế hiểm trở mà còn nhờ vào nhân tài đất nước.

– Lời ca ngợi

+ Khẳng định sự tồn tại vĩnh hằng của dòng sông lịch sử và những chiến công hiển hách nơi đây.

+ Đồng thời cũng khẳng định sự tồn tại vĩnh hằng của chân lí: bất nghĩa tất yếu sẽ tiêu vong, chỉ có anh hùng là lưu danh thiên cổ.

+ “Khách” ca ngợi 2 vị vua anh minh, tài đức, thể hiện quan niệm vững chắc vào vai trò của con người trong việc “giữ cuộc điện an” – một quan niệm tiến bộ và hết sức nhân văn.

c. Thuyết minh nghệ thuật của tác phẩm

– “Phú Sông Bạch Đằng” được đánh giá là tác phẩm đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam.

– Cấu tứ đơn giản mà hấp dẫn, bố cục chặt chẽ, những chi tiết chọn lọc đích đáng, súc tích, liền mạch cuồn cuộn cảm hứng.

– Sự xuất hiện của nhiều điển tích, điển cố chọn lọc

– Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng thành công những câu văn ngắn dài, đan xen thêm câu thơ tạo nên âm điệu hào hùng cho tác phẩm.

3. Kết bài

– Khẳng định lại giá trị của tác phẩm

—/—

Dựa vào Dàn ý thuyết minh Phú sông Bạch Đằng lớp 10 được Top lời giải sưu tầm được, hy vọng các em sẽ có thêm nhiều kiến thức và những gợi ý hay để có thể làm tốt bài văn của mình. Chúc các em học tốt!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập