/tmp/cklqi.jpg
Nội dung bài viết
1. Kiến thức: Giúp cho học sinh hiểu được những nét chính về lịch sử, bản chất, truyền thống anh hùng của quân đội và công an nhân dân Việt Nam. Từ truyền thống anh hùng của lực lượng vũ trang, rút ra được nét cơ bản của nghệ thuật quân sự qua mỗi giai đoạn.
2. Thái độ: Có ý thức tu dưỡng, rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào lực lượng quân đội và công an nhân dân Việt Nam; có thái độ học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1. Giáo viên
– Nghiên cứu bài 1 trong SGK và SGV
– Có thể sưu tầm một số tranh ảnh, về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc.
2. Học sinh.
– Đọc trước bài
– Chuẩn bị SGK, vở, bút ghi chép bài.
Họat động 1: Thủ tục lên lớp (thao trường) (8 phút).
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH |
NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
1. Nhận lớp: (điểm danh, phổ biến yêu cầu giờ học). 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Nêu truyền thống ĐGGN của DTVN? Câu 2: Trách nhiệm của học sinh trong phát huy các truyền thống ĐGGN? Gv gọi 2 học sinh lên trả lời, học sinh còn lại nghe và nhận xét, bổ sung. 3. Phổ biến nội dung bài học: Gv phổ biến nọi dung chương trình học THPT và nội dung của buổi học |
– GV và HS làm thủ tục nhận lớp
Hs nghe.
Hs lên trả lời, hs còn lại nghe và bổ sung.
Hs nghe và hiểu. |
Hoạt động: Lịch sử, truyền thống của quân đội và công an nhân dân Việt Nam.(32 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH |
NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
I. Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam. 1. Thời kì hình thành.
<?>Ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày nào? Học sinh chú ý nghe giảng và ghi theo ý hiểu của mình
2. Thời kì xây dựng, trưởng thành và chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược. a. Trong kháng chiến chống thức dân Pháp (1945-1954). <?> Những thành phần nào cấu thành Quân đội nhân dân Việt Nam ? Củng cố, bổ sung, kết luận. – Thành phần cấu thành Quân đội nhân dân Việt Nam gồm Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương.
* Quá trình chiến đấu chiến thắng. <?> Quân đội ta đã đã có những chiến thắng nào? Củng cố, bổ sung, kết luận. Để hoàn thành mục tiêu cuộc cách mạng giải phóng dân tộc dưới hình thức chiên tranh cách mạng, quân đội ta và chiên đấu vừa xây dượng, trưởng thành và lập được nhiều chiến công hiển hách như : <?> Cuộc thắng lợi đó của dân tộc ta không thể không nối đến các anh húng hi sinh quên mình dó là nhũng anh hùng nào? Củng cố, bổ sung, kết luận: b. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược (1954 – 1975). – Từ năm 1954 đến năm 1965 quân đội ta ở miền Bắc bước vào xây dựng chính quy và thực hiện phong trào thi đua “ba nhất” góp phần khôi phục kinh tế. – Ngày 15 tháng 1 năm 1961 các lực lượng vũ trang tại miền Nam được thống nhất với tên gọi “Quân giải phóng”. những thắng lợi ở áp Bắc, Bình Giá, Đồng Xoài đã góp phần chia bể gẫy chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và đánh bại “Chiến tranh cục bộ” ơ miền Nam Việt Nam. + Đánh bại hai cuộc hành quân của Mĩ vào mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967 trên chiến trường miền Nam. + Tổng tiến công và nổi dận tết Mậu Thân năm 1968. + Việt Nam hóa chiến tranh . + Đánh bại Điện Biên Phủ trên không. + Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. c . Thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa – Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi, đật nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội trong niềm tự hào của dân tộc và sự khâm phục của bề bạn Quốc tế. – Quân đội ta tiếp tục công cuộc bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa. – Quân đội xây dưng theo hướng “cách mạng chính quy tinh nhuệ và từng bước hiện đại”. |
Tháng 2 năm 1930 đã đề cập: “Tổ chức ra quân đội công nông” Tháng 10 năm 1930 đã xác định chủ trương xây dựng đội: “Tự vệ công nông”. – Ngày 22 tháng 12 năm 1944. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phòng quân chính thức được thành lập theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh + Tháng 4.1945, tại Hội nghị Bắc kỳ của Đảng quyết định hợp nhất tổ chức thành “Việt Nam giải phong quân”.
* Quá trình phát triển: – Tên gọi của Quân đội nhân dân Việt Nam gắn liên với nhiệm vụ cách mạng qua từng thời kì. + Sau cách mạng tháng tám, Đội Việt Nam giải phóng quân được đổi thành “Vệ quốc đoàn” + Ngày 22 tháng 5 năm 1949 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh 71/ SL thành lập quân đội quốc gia Việt Nam: Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng năm 1951 đổi tên thành quân đội nhân dân Việt Nam và được gọi cho đến ngày nay.
+ Chiến thắng Việt Bấc – Thu Đông 1947. + Chiến dịch Biên Giới 1950. + Tây Bắc 1952; Thượng Lào 1953… + Đông Xuân 1953 – 1954. + Đỉnh cao là Chiến Dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954).
– Chiễn sĩ La Văn Cầu – Chiến sĩ Bế Văn Đàn – Chiến sĩ Tô Vĩnh Diện – Chiến sĩ Phan Đình Giót …
* Kết luận: – Qua bài học các em phải nắm được quá trình hình thành, thành lập của Quân đội nhân dân Việt Nam và các cuộc chiến thắng của quân đội ta trước hai thế lực hùng mạnh là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. – Về nhà học bài cũ và đọc trước phần II truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam. |
– Củng cố nội dung bài học.
– Giao nhiệm vụ ôn về nhà: Nghiên cứu: Lịch sử -Truyền thống của quân đội và công an(tiếp).
– Nhận xét tiết học
– Xuống lớp.
1. Kiến thức
Giúp cho học sinh hiểu được những nét chính về lịch sử, bản chất, truyền thống anh hùng của quân đội nhân dân Việt Nam.
Từ truyền thống anh hùng của lực lượng vũ trang, rút ra được nét cơ bản của nghệ thuật quân sự qua mỗi giai đoạn.
2. Thái độ: Có ý thức tu dưỡng, rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào lực lượng quân đội và công an nhân dân Việt Nam; có thái độ học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1. Giáo viên
– Nghiên cứu bài 1 trong SGK và SGV
– Có thể sưu tầm một số tranh ảnh, về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc.
2. Học sinh.
– Đọc trước bài
– Chuẩn bị SGK, vở, bút ghi chép bài.
Họat động 1: Thủ tục lên lớp (thao trường) (8 phút).
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH |
NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
1. Nhận lớp: (điểm danh, phổ biến yêu cầu giờ học). 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Nêu thời kì hình thành của QĐNDVN? Câu 2: Nêu thời kì phát triển của QĐNDVN? Gv gọi 2 học sinh lên trả lời, học sinh còn lại nghe và nhận xét, bổ sung. 3. Phổ biến nội dung bài học: Gv phổ biến nọi dung chương trình học THPT và nội dung của buổi học |
– GV và HS làm thủ tục nhận lớp
Hs nghe. Hs lên trả lời, hs còn lại nghe và bổ sung. Hs nghe và hiểu. |
Hoạt động 2: Truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam(32 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH |
NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
1. Trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng. Sự trung thành của Quân đội nhân dân Việt Nam. trước hết trong chiến đấu vì mục tiêu, lí tưởng của Đảng là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. – Đảng lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam theo nguyên tắc “Tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt” Tổ chức Đảng trong quân đội được thể hiện theo hệ thống dọc từ Trung ương đến cơ sở. <?> Câu nói của Bác với Quân đội là gì ?
Củng cố, bổ sung, kết luận. 2. Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng. – Là đội quân nhỏ nhưng đã đánh thắng nhiều kể thù lớn và bọn đế quốc. Quân đội nhân dân Việt Nam đã làm nên truyền thống quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng. – Truyền thống đó trước hết được thể hiện ở quyết tâm đánh giặc giữ nước, quyết không sợ hi sinh gian khổ, xả thân vì sựh nghiệp cách mạng của Đảng. Mặt khác Quân đội nhân dân Việt Nam đã sử dụng nghệ thuật quân sự củ chiến tranh cách mạng. Đó là nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ chống lớn; nghệ thuật tranh thời, dùng mưu, lập thế để tạo ra sức mạnh đánh thắng quân thù. <?> Em hãy lấy ví dụ chứng tỏ quân đội ta biết đánh biết thắng? Củng cố, bổ sung, kết luận.
3. Gắn bó máu thịt với nhân dân. Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra vì nhân dân mà chiến đấu với chức năng: Đội quân chiến đấu, đội quân công tác và lao động sản xuất. Quân đội ta đã làm nên truyền thống gắn bó máu thịt với nhân dân. Truyền thống đó được được thể hiện tập trung trong 10 lời thề danh dự của của quân nhân và 12 điều kỉ luật khi quan hệ với nhân dân của quân nhân. * Kết luận. <?> Học sinh nghiên cứu rút ra kết luận? Củng cố, bổ sung, kết luận. |
HS nghiên cứu SGK, thảo luận tra lời câu hỏi. Ghi phần kết luận. – Bác Hồ đã từng nói: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sắn sàng hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành khó khăn nào cũng vượt qua, kể thù nào cũng đánh thắng”.
HS nghiên cứu SGK, thảo luận tra lời Ghi phần kết luận
– Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. – Chiến thắng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975. Đã tô thắm truyền thống quyết chiến, quyết thắng, và biết đánh, biết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam
Sau khi học song chúng ta phải hiểu được các truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam đó là truyền thống trung thành với sự nghiệp cách mạng với Đảng. truyền thống quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng và truyền thống gắn bó máu thịt với nhân dân. Ghi chép |
– Củng cố nội dung bài học.
– Giao nhiệm vụ ôn về nhà: Nghiên cứu: Lịch sử -Truyền thống của quân đội và công an(tiếp).
– Nhận xét tiết học
– Xuống lớp.
1. Kiến thức:
– Giúp cho học sinh hiểu được những nét chính về lịch sử, bản chất, truyền thống anh hùng của quân đội nhân dân Việt Nam.
– Từ truyền thống anh hùng của lực lượng vũ trang, rút ra được nét cơ bản của nghệ thuật quân sự qua mỗi giai đoạn.
2. Thái độ: Có ý thức tu dưỡng, rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào lực lượng quân đội và công an nhân dân Việt Nam; có thái độ học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1. Giáo viên
– Nghiên cứu bài 1 trong SGK và SGV
– Có thể sưu tầm một số tranh ảnh, về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc.
2. Học sinh.
– Đọc trước bài
– Chuẩn bị SGK, vở, bút ghi chép bài.
Họat động 1: Thủ tục lên lớp (thao trường) (8 phút).
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH |
NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
1. Nhận lớp: (điểm danh, phổ biến yêu cầu giờ học). 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Phân tích truyền thống 1? Câu 2: Phân tích truyền thống 3 Gv gọi 2 học sinh lên trả lời, học sinh còn lại nghe và nhận xét, bổ sung. 3. Phổ biến nội dung bài học: Gv phổ biến nọi dung chương trình học THPT và nội dung của buổi học |
– GV và HS làm thủ tục nhận lớp
Hs nghe.
Hs lên trả lời, hs còn lại nghe và bổ sung. Hs nghe và hiểu. |
Hoạt động 2: Truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam (32 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH |
NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
4. Nội bộ đoàn kết thống nhất, kỉ luật tự giác, nghiêm minh. <?> Khẩu hiệu sức mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Củng cố, bổ sung, kết luận. – Sức mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam được xây dựng nội bộ đoàn kết thống nhất và kỉ luật tự giác nghiêm minh. – Trên 60 năm xây dựng và trưởng thành, quân đội ta luôn giải quyết tốt mối quan hệ nội bộ giữa cán bộ với chiên sĩ, giữa cán bộ với cán bộ, giữa chiến sỉ với chiến sĩ và giữa lãnh đạo với chỉ huy “Đoàn kết chắt chẽ với nhau như ruột thịt, trên tình thương yêu giai cấp, hết lòng giúp đỡ nhau lúc thường cũng như lúc ra trận, thực hiện toàn quân một ý chí”. – Hệ thống điều lệnh, điều lệ và những quy định trong quân đội chặt chẽ, thống nhất được cán bộ, chiến sĩ tự giác chấp hành. 5. Độc lập, tự chủ, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước. – Quá trình xây dựng, chiến đấu trưởng thành của quân đội nhân dân gắn liền với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta qua các thời kì. Qua đó quân đội ta đã phát huy tốt tinh thần khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ cả trong chiến đấu, trong lao động sản xuất và cộng tác với tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường, góp phần tô thắm lên truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 6. Nêu cao tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, đoàn kết, thủy chung với bạn bè quốc tế. – Quyân đội nhân dân Việt Nam chiến đấu không những giải phóng dân tộc mình mà còn góp phần thực hiện tốt nghĩa vụ quốc tế. Liên minh chiến đấu giữa quân tình nguyện Việt Nam với quân đội Pathét Lào và bộ đội yêu nước Cam-phu-chia trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Chiến dịch “Thập vạn đại sơn: là bằng chứng về sự liên minh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam với quân đội nhân dân Trung Quốc, để lại trong lòng nhân dân hai nước những kĩ ức đẹp. <?> Ngày nay chúng ta đoàn kết với những nước hay tổ chức nào? Củng cố, bổ sung, kết luận. Đông Dương, tổ chức Asean, trên thê giới chung ta gia nhập WTO và chính thức là ủy viên không thường trực của Liên Hiệp Quốc… * Kết luận: <?> Học sinh nghiên cứu rút ra kết luận ? Củng cố, bổ sung, kết luận. Qua bài học các em phải thấy được các truyền thống qúy báu của Quân đội nhân dân Việt Nam. Qua bài học chúng ta đã học được những gì của những truyền thống đó? |
HS nghiên cứu SGK, thảo luận tra lời câu hỏi.
Ghi phần củng cố, bổ sung, kết luận
HS chú ý nghe giảng nghi theo ý hiểu của mình.
HS chú ý nghe giảng ghi theo ý hiểu của mình.
HS chú ý nghe giảng ghi theo ý hiểu của mình. Ghi phần củng cố, bổ sung, kết luận
HS nghiên cứu SGK và sự hiểu biết của mình thảo luận tra lời câu hỏi. Ghi phần củng cố, bổ sung, kết luận |
– Củng cố nội dung bài học.
– Giao nhiệm vụ ôn về nhà: Nghiên cứu: Lịch sử -Truyền thống của quân đội và công an(tiếp).
– Nhận xét tiết học
– Xuống lớp.
1. Kiến thức: Giúp cho học sinh hiểu được những nét chính về lịch sử, bản chất, truyền thống anh hùng của công an nhân dân Việt Nam.
2. Thái độ:
– Có ý thức tu dưỡng, rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào lực lượng quân đội và công an nhân dân Việt Nam.
– Có thái độ học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1. Giáo viên
– Nghiên cứu bài 2 trong SGK và SGV
2. Học sinh.
– Đọc trước bài
– Chuẩn bị SGK, vở, bút ghi chép bài.
Họat động 1: Thủ tục lên lớp (thao trường) (8 phút).
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH |
NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
1. Nhận lớp: (điểm danh, phổ biến yêu cầu giờ học). 2. Kiểm tra bài cũ : Câu 1: Nêu truyền thống của QĐNDVN? Câu 2: Trách nhiệm của học sinh trong phát huy các truyền thống? Gv gọi 2 học sinh lên trả lời, học sinh còn lại nghe và nhận xét, bổ sung. 3. Phổ biến nội dung bài học: Gv phổ biến nọi dung chương trình học THPT và nội dung của buổi học |
– GV và HS làm thủ tục nhận lớp
Hs nghe.
Hs lên trả lời, hs còn lại nghe và bổ sung.
Hs nghe và hiểu. |
Họat động 2: Lịch sử công an nhân dân Việt Nam (32 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH |
NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
1. Thời kì hình thành. <?> Công an nhân dân Việt Nam được thành lập khi nào? do ai thành lập?
Gv nghe hoc sinh trả lời.
Củng cố, bổ sung, kết luận. 2. Thời kì xây dựng và trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (1945 – 1975) a. Thời khì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Trong cuộc kháng chiến chống Pháp công an đã xây hựng và trưởng thành như thế nào ?
Gv nghe hs trả lời, nhận xét và chuyển nội dung. <?> Trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã có những tấm gương công an anh dũng hi sinh nào ? Củng cố, bổ sung, kết luận. – Võ Thị Sáu, đội viên công an xung phong Bà Rịa – Trần Việt Hùng, đội trưởng trừ gian của công an tỉnh Hải Dương. – Trần Văn Châu, đội trưởng công an tỉnh Nam Định b. Thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954-1975) – Giai đoạn từ 1954-1960 – Giai đoạn từ 1961-1965 – Giai đoạn từ 1965 – 1968 -Giai đoạn từ 1969-1973 – Giai đoạn từ 1973-1975 3. Thời kì đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội (từ 1975 đến nay). – Công an nhân dân đã đổi mới tổ chức và hoạt động, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xa hội trong mọi tình huống. – Trên 60 năm xây dựng và trưởng thành Công an nhân dân Việt Nam đã được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh Hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Huân chương sao vàng, huân chương Hồ Chí Minh và những phần thưởng cao quý khác. |
HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi. Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Chủ Tịch Hồ Chí Minh, lực lượng Công an được thành lập ngày 19 thàng 8 năm 1945 để cùng với các lực lượng khác bảo vệ thành quả cách mạng….. Bắc Bộ đã thành lập “Sở Liêm phong” và “Sở Cảnh sát” các tỉnh đều thành lập “Tì Liêm phong” và “Tì Cảnh sát”. …… Ghi phần củng cố, bổ sung, kết luận
Hs nghe, đọc SGK và trả lời câu hỏi của gv: Đầu năm 1947: Văn phòng, Tì Điệp báo, Tì Chính trị, Bộ phận An toàn khu. – Ngày 15/1/1950, xác định Công an nhân dân Việt Nam có ba tính chất: “Dân tộc, dân chủ, khoa học” – Ngày 28 tháng 2 năm 1950 ban thường vụ TW Đảng ra quyết định sát nhập bộ phận Tình Báo Quân Đội vào Nhà Công an”. – Trong chiến dịch Điện Biên Phủ nhiệm vụ là bảo vệ các lực lượng tham gia chiến dịch, bảo vệ dân công…. đã góp phần làm nên chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hs ghi nội dung kếy luận của GV
HS chú ý nghe giảng ghi theo ý hiểu của mình.
HS nghiên cứu SGK và sự hiểu biết của mình thảo luận tra lời câu hỏi. Ghi phần củng cố, bổ sung, kết luận
HS chú ý nghe giảng ghi theo ý hiểu của mình. |
– Củng cố nội dung bài học.
– Giao nhiệm vụ ôn về nhà: Nghiên cứu: Lịch sử -Truyền thống của quân đội và công an(tiếp).
– Nhận xét tiết học
– Xuống lớp.
1. Kiến thức: Giúp cho học sinh hiểu được những nét chính về bản chất, truyền thống anh hùng của công an nhân dân Việt Nam.
2. Thái độ:
– Có ý thức tu dưỡng, rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào lực lượng quân đội và công an nhân dân Việt Nam.
– Có thái độ học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1. Giáo viên
– Nghiên cứu bài 2 trong SGK và SGV
2. Học sinh.
– Đọc trước bài
– Chuẩn bị SGK, vở, bút ghi chép bài.
Họat động 1: Thủ tục lên lớp (thao trường) (8 phút).
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH |
NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
1. Nhận lớp: (điểm danh, phổ biến yêu cầu giờ học). 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Nêu thời kì phát triển của CAND trong k/c chống Pháp? Câu 2: Nêu thời kì phát triển của CAND trong k/c chống Mĩ? Gv gọi 2 học sinh lên trả lời, học sinh còn lại nghe và nhận xét, bổ sung. 3. Phổ biến nội dung bài học: Gv phổ biến nọi dung chương trình học THPT và nội dung của buổi học |
– GV và HS làm thủ tục nhận lớp
Hs nghe.
Hs lên trả lời, hs còn lại nghe và bổ sung.
Hs nghe và hiểu. |
Hoạt động 2: Truyền thống Công an nhân dân Việt Nam(32 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH |
NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
1. Trung thành tuyệt đối với sự nghiệp của Đảng. – Cũng như quân đội nhân dân, Công an nhân dân chiến đấu vì mục tiêu, lí tưởng của Đảng và trở thành công cụ bạo lực sắc bén của nhà nước trong việc chống thù trong, giặc ngoài, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. – Trung thành với mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng qua từng thời kì. <?> Đảng lãnh đạo công an như thế nào? tổ chức Đảng trong lực lượng được phân bố ra sao? Củng cố, bổ sung, kết luận. Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo công an nhân dân theo nguyên tắc “tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt” Tổ chức Đảng trong lực lượng công an theo hệ thống dọc từ TW đến cơ sở. – Truyền thống trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng trở thành niềm tự hào trong lực lượng công an và trong lòng dân tộc. 2. Vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân làm việc và chiến đấu. Công an nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra vì nhân dân mà chiến đấu đã lập bao nhiêu chiên công hiển hách trong sư nghiệp xây dựng và chiến đấu của mình. 3. Độc lập, tự chủ, tự cường và tiếp thu vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm bảo vệ an ninh, trật tự và những thành tựu khoa học -công nghệ phục vụ công tác và chiến đấu. – Quán triệt đường lối độc lập, tự chủ của Đảng. Công an nhân dân Việt Nam trong lịch sử của mình đẵ phát huy đầy đủ các nhân tố nội lực, làm nên sức mạnh giành thắng lợi. Với tinh thần “người Việt phải tự giải phóng lấy mình, tự cứu mình trước khi chờ cứu”. 4. Tận tuỵ trong công việc, cảnh giác, bí mật, mưu trí, sáng tạo, dúng cảm, kiên cường, khôn khéo trong chiến đấu. – Kẻ thù chống phá cách mạng thường sự dụng trăm phương ngàn kế với những âm mưu thủ đoạn rất tinh vi, xảo quyệt. Muốn đánh thắng chúng lực lượng công an phải luôn Tận tuỵ trong công việc, cảnh giác, bí mật, mưu trí, sáng tạo, dúng cảm, kiên cường, khôn khéo trong chiến đấu. 5. Quan hệ hợp tác quốc tế trong sáng, thuỷ chung, nghĩa tình. – Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cộng sản quốc tế, bởi vậy mục tiêu chiến đấu của lực lượng vũ trang nói chung và lực lượng công an nói riêng phảI góp phần hoàn thành nghĩa vụ cao cả. Hợp tác quốc tế trong sáng, thuỷ chung, nghĩa tình. Là những phẩm chất không thể thiếu giúp công an nhân dân Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ. |
HS chú ý nghe giảng ghi theo ý hiểu của mình HS nghiên cứu SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. Ghi phần kết luận.
HS chú ý nghe giảng ghi theo ý hiểu của mình
HS chú ý nghe giảng ghi theo ý hiểu của mình
HS chú ý nghe giảng ghi theo ý hiểu của mình
HS chú ý nghe giảng ghi theo ý hiểu của mình
|
– Củng cố nội dung bài học.
– Giao nhiệm vụ ôn về nhà: Nghiên cứulại Bài 1 và Bài 2 để kiểm tra 45 phút.
– Nhận xét tiết học
– Xuống lớp.