/tmp/gpuhg.jpg
Học văn cần có trí sáng tạo, có nền tảng kiến thức, kỹ năng vững chắc thì sẽ dễ dàng chạm đến kết quả cao trong từng bài làm văn. Phương pháp làm văn đa phần học sinh bỏ qua dàn ý nhưng thật ra thao tác này rất quan trọng, nó sẽ giúp học sinh dễ dàng trong việc sắp xếp ý khi làm bài. Dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao dưới đây sẽ là đáp án hay, hữu ích cho bạn, hãy tham khảo nhé!
– Nguyễn Tuân là nhà văn hiện đại có phong cách nghệ thuật nổi bật là chất tài hoa tài tử. Ông vốn là người say mê cái đẹp, suốt đời đi tìm cái đẹp và cái thật.
– Tác phẩm chữ người tử tù là một thi phẩm ghi dấu tên tuổi, thể hiện sự thành công của ông. Truyện của ông có một thời điểm đi theo khuynh hướng viết về những con người tài danh trong quá khức mà nay chỉ còn “vang bóng”, họ đặt mình lên trên xã hội phàm tục bằng thái độ ngông nghênh, khinh bạc. Và nhân vật điển hình trong chữ người tử tù chính là Huấn Cao, một người có tâm hồn nghệ sĩ và mang một trang snh hùng tấn kiệt.
1. Giới thiệu
– Chữ người tử tù là tác phẩm lấy bối cảnh thời phong kiến đã lùi xa. Huấn Cao được lấy từ hình tượng nguyên mẫu là nhân vật trong lịch sử Cao Bá Quát, ông bị nhà Nguyễn kết án tru di tam tộc vì tội mưu phản do tham gia khởi nghĩa.
– Truyện dựng nên một thế giới ngục tù tăm tối, trong đó thì kẻ bất lương hèn hạ lại làm chủ. Và trong bóng tối đó ánh sáng le lói của Huấn Cao, viên quản ngục, viên thơ hiện lên. Đây là những người yêu cái đẹp và trọng nghĩa khí. Họ gặp trong tình huống oái ăm rồi dần hiểu nhau trở thành tri kỷ. Và vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao cũng từ đó được nổi bật lên.
2. Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa
– Huấn Cao nổi tiếng có tài viết chữ đẹp vang lừng khắp thiên hạ, cả vùng Sơn Hưng Tuyên ai cũng biết.
– Viên quản ngục nhận xét chữ Huấn Cao “đẹp lắm, vuông lắm – chữ Huấn Cao là báu vật trên đời nên quản ngục mơ ước xin được chữ Huấn Cao từ thời còn cắp sách.”
– Huấn Cao cho rằng “Chữ nét vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người”. Bởi vì hình tượng chữ Hán được viết ra một từ, cụm từ hoặc một câu được xem là một tác phẩm nghệ thuật. Điểm ở mặt hình thức thì nét chữ vừa mềm mại vừa cứng cỏi, bay bướm, sáng tạo mang dấu ấn riêng. Xét ở mặt nội dung thì bao giờ cũng hàm nghĩa sâu xa.
– Huấn Cao là người sáng tạo ra cái đẹp của nghệ thuật thư pháp, sáng tạo ra cái đẹp, cái quý, hiếm có nên có thể gọi ông là một nghệ sĩ lớn, tài hoa.
Þ Nguyễn Tuân sử dụng biện pháp cường điệu để phi thường hóa tài năng của nhân vật, Huấn Cao vì thế hiện lên đầy nét lãng mạn, tài hoa
3. Huấn Cao là một người anh hùng, khí phách hiên ngang
– Sự nghiệp cao cả, chính nghĩa của Huấn Cao là đứng về phía dân nghèo khổ, nổi dậy khởi nghĩa chống lại triều đình mục nát nhưng lại không thành. Khi bị khép vào tội phản nghịch và phải chịu án tử hình nhưng thái độ của ông vô cùng bình tĩnh, không sợ hãi hay hối tiếc. Sống mạnh mẽ, hoài bão lớn nhưng không bận tâm đến chuyện thành bại ở đời là dũng khí nên ông sẵn sàng hy sinh cho lẽ phải, sống hiên ngang và chết bình thản à Một tính cách anh hùng, phi thường
– Huấn Cao bước vào ngục một cách hiên ngang khi cổ mang gông, chân vướng xiềng. Trước những trò thị oai, hăm dọa của bọn lính ngục, Huấn Cao vẫn thản nhiên, lạnh lùng rỗ gông đánh thuỳnh một cái, cơn mưa rệp rơi lấm tấm xuống nền đá xanh nhạt.
– Trong tù được biệt đãi Huấn Cao thản nhiên, ung dung thưởng thức như thú bình sinh, chẳng một chút nghĩ ngợi, sợ hãi. Ông coi thường hiểm nguy, một người có bản lĩnh, khí phách.
– Huấn Cao tỏ ra vô lễ, không biết điều mà sỉ nhục viên quản ngục khi ông đến hỏi thăm, Huấn Cao mắng dù biết sẽ lãnh trận đòn thù, ông không vì quyền uy mà run sợ à Một người quân tử bất khuất trước tàn bạo với một bản lĩnh cứng cỏi, khảng khái, chí khí ngang tàng…
– Trong nhà giam, Huấn Cao anh dũng: “bần tiện bất năng di, phú quý bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất” àNguyễn Tuân đặt nhân vật đặt nhân vật vào tình huống xung khắc để tự bộc lộ tính cách riêng.
⇒ Huấn Cao là một người văn võ song toàn.
4. Huấn Cao có một tâm hồn trong sáng, cao thượng
– Huấn Cso là người đứng đầu đứng trên lẽ sống cao đẹp, đạp mọi sự bất công đem lại ấm no cho dân chúng, mang đến một xã hội tốt đẹp hơn àMột tâm hồn cao thượng, sống vì mọi người.
– Huấn Cao tâm sự về việc cho chữ: “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi”. Ông cho chữ vì tình nghĩa chứ không mong đợi tiền bạc, uy quyền àCách cư xử cho thấy tính cách nghĩa kí, chính trực, trọng nghĩa khinh tài.
– Với viên quản ngục lúc đầu chưa hiểu rõ sự cao quý đó nên Huấn Cao khinh bỉ, sau đó ông hiểu ra cảm động nói: “Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Huấn Cao hiểu lòng quản ngục nên đã cho chử, lấy tấm lòng đối đáp tấm lòng nên họ trở thành tri âm, tri kỷ.
5. Cảnh cho chữ
– Cảnh cho chữ xua tan đi tất cả những xấu xa tàn bạo mà trở thành nơi cái đẹp ngự trị, tung hoành: ánh đuốc sáng rực, chậu mực thơm phức, phiến lụa trắng tinh còn nguyên vẹn lần hồ. àCái đẹp lên ngôi đẩy lùi xấu xa, tăm tối.
– Huấn Cao không còn là tử tù mà hiện lên vóc dáng của người nghệ sĩ tự do với tư thế đàng hoàng biểu diễn nét tài hoa.
– Cho chữ xong, Huấn Cao đỡ quản ngục dậy khuyên ông nên bỏ nghề, sống lối sống khác trong sạch hơn
⇒ Dáng ngồi uy dũng, bàn tay điêu luyện toát lên vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ, lời khuyên bộc lộ lẽ sống đẹp. Ba vẻ đẹp: tài, tâm, dũng cùng tỏa sáng.
– Huấn Cao là một vẻ đẹp toàn bích, qua đó Nguyễn Tuân muốn ca ngợi nhân cách đẹp của người Việt.
– Nguyễn Tuân thể hiện tư tưởng: cái đẹp đi liền với cái dũng, mà nền tảng là cái tâm để cái đẹp mãi bất tử, thăng hoa.