Bài 25 phần 4. Phong trào Tây Sơn | Myphamthucuc.vn

Bài 25 phần 4. Phong trào Tây Sơn

IV. TÂY SƠN ĐÁNH TAN QUÂN THANH

1. Quang Trung đại phá quân Thanh (1789)

– Lê Chiêu Thống sai người sang cầu cứu nhà Thanh. Vua Càn Long nhà Thanh nhân cơ hội này thực hiện âm mưu xâm lược nước ta để mở rộng lãnh thổ xuống phía nam.

– Cuối năm 1788, nhà Thanh tiến hành xâm lược nước ta. Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân, chia thành 4 đạo tiến vào nước ta.

– Trước thế mạnh lúc đầu của giặc, Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm một mặt cho quân rút khỏi Thăng Long về xây dựng phòng tuyến ở Tam Điệp – Biện Sơn; một mặt cho người về Phú Xuân cấp báo với Nguyễn Huệ.

– Tại Thăng Long, quân Thanh ra sức cướp bóc, đốt nhà, giết người rất tàn bạo. Lê Chiêu Thống tìm cách trả thù, báo oán rất tàn ngược… khiến cho lòng căm thù của nhân dân ta đối với quân cướp nước và bè lũ bán nước đã lên cao độ.

– Trước tình thế đó, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (1788), lấy niên hiệu là Quang Trung và lập tức tiến quân ra Bắc. Trên đường đi, đến Nghệ An và Thanh Hoá, Quang Trung đều tuyển thêm quân.

– Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm 5 đạo:

Xem thêm:  Lý thuyết GDCD 12: Bài 8. Pháp luật với sự phát triển của công dân | Myphamthucuc.vn

+ Đạo chủ lực do Quang Trung chỉ huy tiến thẳng về Thăng Long.

+ Đạo thứ hai và thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long và yểm hộ cho đạo chủ lực.

+ Đạo thứ tư tiến ra Hải Dương.

+ Đạo thứ năm tiến lên Lạng Giang (Bắc Giang) chặn đường rút lui của giặc.

– Đêm 30 Tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu.

2. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn

– Nguyên nhân thắng lợi:

+ Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại.

– Ý nghĩa lịch sử:

+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn – Trịnh – Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.

Xem tiếp: Lý thuyết sử 7 Bài 26. Quang Trung xây dựng đất nước

Xem thêm:  Bài 27. Ứng dụng tế bào trong công tác giống (ngắn nhất) | Myphamthucuc.vn
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập