/tmp/qzhgi.jpg
Câu hỏi: Tập tính xã hội của kiến như thế nào?
Lời giải:
Kiến có tập tính xã hội cực cao thuộc họ Formicidae, có bà con với loài ong, bộ Hymenoptera. Kiến là một loài côn trùng xã hội thu nhỏ của loài người, sống bầy đàn và tập tính xã hội cực cao. Kiến biết bảo vệ lẫn nhau, trao đổi thông tin, “chăn nuôi” sâu bọ và nấm làm thức ăn, cũng như bóc lột hay bắt nô lệ.
Tổ kiến là nơi trú ẩn của hàng triệu cá thể kiến, sắp xếp theo từng thứ bậc. Đứng đầu là kiến chúa, còn lại hầu như là các kiến thợ cái với cơ quan sinh sản phát triển chưa đầy đủ với những nhiệm vụ như tìm kiếm thực ăn, nuôi nấng kiến con và đánh nhau khi có chiến tranh. Kiến đực có nhưng chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn làm nhiệm vụ giao phối với kiến chúa để duy trì nòi giống.
Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về loài kiến nhé:
“Kiến sử dụng Pheromone để đánh dấu đường đi”
Có một chất hóa học đặc biệt giúp kiến liên hệ với nhau gọi là pheromone. Bộ râu dài của kiến có chức năng giống với nhiều loại côn trùng khác như định vị được mùi vị, vị trí của thức ăn, Cặp râu cũng là nơi thu thập thông tin về môi trường ngoài cho kiến.
Khi di chuyển, kiến tiết ra pheromone trên đường đi giúp các con kiến khác trong đàn tìm được đường và lần theo. Trên đường đi nếu dấu vết bị cắt khúc, kiến sẽ chủ động tìm ra một con đường mới dẫn đến vị trí của thức ăn. Nếu thành công, chúng sẽ lại đánh dấu lại dấu vết trên con đường này để các cá thê 3 kiến khác lần theo. Có một điểm thú vị là vị trí của tổ kiến được xác định dựa trên trí nhớ về địa hình và hướng của mặt trời.
Pheromone còn đặc biệt quan trọng trong mùa sinh sản, pheromone tiết ra giúp kiến chúa thu hút các con đực.
Một công dụng khác của pheromone là cảnh báo. Khi một cá thể kiến bị thương nặng trong quá trình bảo vệ tổ sẽ sẽ tiết ra chất pheromone có nồng độ cao hơn bình thường để làm tín hiệu cảnh báo cho các cá thể khác nhận ra kẻ thù mà chúng đang đối mặt vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt, ở một số loài kiến khác, pheromone còn được dùng như một chất gây nhiễu kiến kẻ thù tự quay sang tiêu diệt lẫn nhau.
Ngoài ra, tình trạng sức khỏe của một cá thể kiến nào đó cũng có thể đươc nhận biết bởi pheromone còn lưu lại trên thức ăn.
Kiến dùng lợi thế của mình là đôi hàm chắc khỏe để tấn công kẻ thù, hòng tự vệ và bảo vệ tổ khỏi sự xâm phạm.
Ngoài việc dùng đôi hàm chắc khỏe, nhiều loài kiến còn có khả năng tiêm chất độc thông qua vòi chích hay vết cắn.
Ngoài tự vệ, kiến có một nghĩa vụ khác là bảo vê 5 tổ khỏi dịch bệnh lây nhiễm.
Một số con trong đàn sẽ được phân công dọn dẹp, giữ vệ sinh cho tổ, dọn dẹp cũng như mai táng xác những con kiến đã chết như đã nói ở trên.
Cấu trúc tổ:
Tổ kiến có thể được xây dựng dưới đất hay đặt trên cây tùy từng loài. Tổ kiến có cấu tạo phức tạp với rất nhiều lối đi, các loài kiến du mục cũng thường xuyên thay đổi vị trí đặt tổ. Vật liệu làm tổ là những thứ kiến có thể dễ dàng tìm được như đất, lá, rễ cây,… Vị trí đặt tổ cũng được chúng nghiên cứu và chọn lựa kĩ càng.
Thức ăn:
Thức ăn của kiến rất đa dạng. Một số ăn hạt giống, săn động vật nhỏ hay cả nấm… nhưng hầu hết chúng thích đồ ngọt như mật của rệp vừng. Hầu hết những gì chúng làm được là nhờ vào bản năng. Kiến tìm kiếm thức ăn ở khắp mọi nơi, đôi khi là cướp được từ những tổ kiến khác.
Kiến đen
Vòng đời
– Ấu trùng nở ra khỏi trứng thành một ấu trùng màu trắng hẹp hơn về phần đầu. Chúng được các con kiến trưởng thành nuôi dưỡng.
– Ấu trùng phát triển thành nhộng và có màu trắng kem, trông giống như con trưởng thành. Đôi khi chúng có kén tơ bảo vệ quanh chúng.
– Con trưởng thành phát triển có ba phần thân rõ ràng: đầu, ngực và bụng.
– Thời gian giữa giai đoạn trứng và kiến phát triển thành con trưởng thành có thể mất từ 6 tuần trở lên; nó tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loài kiến, nhiệt độ, lượng thức ăn.
– Trứng thụ tinh trở thành con cái, trứng không thụ tinh trở thành con đực.
Thói quen
– Các loài kiến này được xem là sự phiền toái và tìm thức ăn trong nhà bếp, rác và phân chó, do đó có khả năng lây bệnh như bệnh khuẩn salmonella.
– Biện pháp kiểm soát hiệu quả nhất là tìm ra tổ và xử lý chúng.
Kiến lửa
Hình dáng
– Kiến chúa dài 5/8”.
– Kiến thợ dài 1/8”-1/4”.
– Màu nâu đồng trên đầu và thân, có bụng màu sậm hơn.
– Kiến lửa có râu chia làm hai phần rõ nét, dễ thấy nhất khi nhìn từ phần trước của kiến sinh sản cái.
Vòng đời
– Sau khi phân đàn khỏi tổ và giao phối, kiến chúa tìm kiếm nơi phù hợp để đẻ trứng. Khi bị phát hiện, nó có thể đẻ lên đến 125 trứng vào cuối mùa Xuân.
– Ấu trùng nở trong vòng 8 đến 10 ngày, và giai đoạn nhộng kéo dài từ 9 đến 16 ngày.
– Ấu trùng ăn các chất tiết ra từ các tuyến nước bọt của kiến chúa và các cơ cánh gãy cho đến khi các kiến thợ đầu tiên xuất hiện. Sau khi lứa ấu trùng đầu tiên này nở thành kiến thợ, vai trò của kiến chúa trở lại giai đoạn đẻ trứng – kiến chúa có thể đẻ đến 1.500 trứng một ngày. Kiến thợ tiếp tục chăm sóc ấu trùng, xây tổ và tìm thức ăn.
– Kiến đực có khả năng sinh sản được sinh ra vào cuối mùa.
Thói quen
– Kiến thợ tìm kiếm các nguồn thức ăn là động vật chết, bao gồm côn trùng, giun đất, và động vật có xương sống. Kiến thợ còn thu gom dịch ngọt và tìm thức ăn ngọt, protein và chất béo.
– Tổ kiến có thể là một ụ đất cao đến 40 cm hay kế các vật trên mặt đất, chẳng hạn khúc gỗ.
– Nếu bị chọc tức, các con kiến này phản ứng hung hăng và có thể chích rất đau, gây ra một vết mụn nhọt trong vòng 48 giờ sau.
– Các con kiến này là loài dịch hại chính trong nông nghiệp và khu vực thành thị, phá hoại cây trồng và xâm nhập các khu dân cư từ trong ra ngoài.
Kiến ma
Hình dáng
– Chân và bụng xanh xao/ mờ
– dài 16mm.
Vòng đời
– Đàn kiến sinh sản liên tục
Thói quen
– Thức ăn – trong nhà: các chất ngọt và chất nhớt; bên ngoài: côn trùng tiết dịch ngọt.
– Xây tổ – trong nhà: các không gian nhỏ, hốc tường; bên ngoài: trong các chậu hoa, dưới các vật trên mặt đất, dưới vỏ cây lỏng lẻo.
– Địa điểm – bị hấp dẫn bởi các khu vực có độ ẩm cao, có thể tìm thấy trong tủ bếp và tủ nhà tắm.
– Các đàn kiến có thể sử dụng nhiều địa điểm để xây tổ.