/tmp/bblhg.jpg
A. Cu
B. Fe
C. Ag
D. Al
Lời giải:
Đáp án đúng: D. Al
Giải thích:
– Al có thể phản ứng với dung dịch NaOH:
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
– Nhôm tan dần, sinh ra khí không màu – đây là phản ứng dùng để nhận biết Al.
Cùng Top lời giải đi tìm hiểu chi tiết về Nhôm -Al nhé.
Nội dung bài viết
– Nhôm là tên một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Al. Nhôm là nguyên tố phổ biến thứ 3, và là kim loại phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất.
– Kí hiệu: Al
– Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p1 hay [Ne]3s223p1
– Số hiệu nguyên tử: 13
– Khối lượng nguyên tử: 27 g/mol
– Vị trí trong bảng tuần hoàn
+ Ô: số 13
+ Nhóm: IIIA
+ Chu kì: 3
– Đồng vị: Thường chỉ gặp 27Al
– Độ âm điện: 1,61
1. Tính chất vật lí:
– Là kim loại trắng bạc, mềm, dễ dát mỏng và kéo sợi.
– Là kim loại nhẹ (2,7g / cm3) nóng chảy ở nhiệt độ 66C
– Dẫn nhiệt, dẫn điện tốt (kém hơn đồng, mạnh hơn sắt)
2. Nhận biết
– Cho Al phản ứng với dung dịch NaOH (hoặc KOH). Hiện tượng quan sát được: Nhôm tan dần, sinh ra khí không màu.
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
– Nhôm là kim loại có tính khử mạnh, nên nó dễ bị oxi hóa thành ion Al3+. Ta có: Al → Al3+ +3e
a) Tác dụng với oxi
– Bột Al cháy trong không khí khi được đun nóng cho ngọn lửa màu sáng chói.
2Al + 3O2 → Al2O3
* Lưu ý:
– Al chỉ phản ứng với oxi trên bề mặt (vì tạo ra lớp màng oxit bao phủ bề mặt, bảo vệ và ngăn cản Al tham gia phản ứng tiếp):
– Muốn phản ứng xảy ra hoàn toàn thì phải loại bỏ lớp oxit bao phủ trên bề mặt Al (bằng cách tạo hỗn hống Al – Hg hoặc dùng Al bột đun nóng).
b) Tác dụng với phi kim khác
+ Axit không có tính oxi hóa: dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑
+ Axit có tính oxi hóa mạnh: dung dịch HNO3 loãng, HNO3 đặc, nóng và H2SO4 đặc, nóng.
M + HNO3 → M(NO3)n + {NO2, NO, N2O, N2, NH4NO3} + H2O
Ví dụ:
Al + 6HNO3 đặc, nóng → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
Al + 4HNO3 loãng → Al(NO3)3 + NO + 2H2O
– Nhôm tác dụng với H2SO4 đặc, nóng
2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
* Lưu ý:
– Al thụ động với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội → có thể dùng thùng Al để chuyên chở axit HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.
Lưu ý: Nhôm chỉ khử oxit của các kim loại đứng sau nhôm
Khi giải bài tập về phản ứng nhiệt nhôm:
– Nếu hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch kiềm → H2 thì Al còn dư sau phản ứng nhiệt nhôm hoặc hiệu suất H của phản ứng < 100%
– Nếu hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch kiềm không có khí thoát ra chứng tỏ không dư Al.
– Khối lượng hỗn hợp trước và sau phản ứng không đổi (bảo toàn khối lượng).
– Phá bỏ lớp oxit trên bề mặt Al (hoặc tạo thành hỗn hống Al-Hg thì Al sẽ phản ứng với nước ở nhiệt độ thường)
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3↓ + 3H2↑
* Lưu ý:
– Al(OH)3 là chất kết tủa dạng keo màu trắng khi sinh ra sẽ bao kín bề mặt của Al kim loại ngăn cách không cho Al tiếp xúc với nước để phản ứng tiếp nữa. Phản ứng này chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết.
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
– Al đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng:
2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
– Phản ứng với muối nitrat trong môi trường kiềm:
8Al + 3NaNO3 + 5NaOH + 2H2O → 8NaAlO2 + 3NH3
– Phản ứng với muối nitrat trong môi trường axit (giống phản ứng với HNO3):
Al + 4H+ + NO3– → Al3+ + NO + 2H2O
– Trong tự nhiên chỉ tồn tại dưới dạng hợp chất.
– Có trong: Đất sét (Al2O3.2SiO2.2H2O), mica (K2O.Al2O2.6H2O), boxit (Al2O3.2H2O), criolit (3.NaF.AlF3)…
– Nguyên liệu là quặng Boxit (Al2O3.2H2O).
– Điện phân nóng chảy oxit nhôm trong criolit.
– Hợp kim nhôm, nhẹ và bền, được dùng để chế tạo các chi tiết của phương tiện vận tải (ô tô, máy bay, xe tải, toa xe tàu hỏa, tàu biển, v.v.)
– Nhôm và hợp kim của nhôm được dùng trong xây dựng nhà cửa và trang trí nội thất.
– Nhôm được dùng làm dây dẫn điện thay cho đồng.
– Dùng làm dụng cụ nhà bếp.
– Bột nhôm trộn với bột sắt oxit (hỗn hợp tecmit) được dùng để hàn đường ray.