/tmp/tomcn.jpg
Nội dung thuyết lượng tử ánh sáng của Anhxtanh
– Ánh sáng được tạo bởi các hạt gọi là phôtôn.
– Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều giống nhau, mỗi phôtôn mang năng lượng ε = hf
– Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động. Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ c = 3.108 (m/s) dọc theo các tia sáng.
– Mỗi lần một nguyên tử hay phân tử phát xạ hoặc hấp thụ ánh sáng thì chúng phát ra hoặc hấp thụ một phôtôn.
– Khi ánh sáng truyền đi, các lượng tử ánh sáng ε = hf
– Không bị thay đổi và không phụ thuộc vào khoảng cách tới nguồn sáng.
– Tuy mỗi lượng tử ánh sáng ε = hf mang năng lượng rất nhỏ nhưng trong chùm sáng lại có một số rất lớn lượng tử ánh sáng, vì thế ta có cảm giác chùm sáng là liên tục.
Câu hỏi 1: Khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ánh sáng được tạo bởi các hạt gọi là photon.
B. Năng lượng photon càng nhỏ khi cường độ chùm ánh sáng càng nhỏ.
C. Photon có thể chuyển động hay đứng yên tùy thuộc vào nguồn sáng chuyển động hay đứng yên.
D. Năng lượng của photon càng lớn khi tần số của ánh sáng ứng với photon đó càng nhỏ.
Đáp án đúng: A
Câu hỏi 2: Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai?
A. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.
B. Trong chân không, các phôtôn bay dọc theo tia sáng với tốc độ 3.108m/s.
C. Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động. Không có phôtôn đứng yên.
D. Năng lượng của các phôtôn ứng với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là như nhau.
Đáp án đúng: D
Câu 3: Chọn phát biểu sai về thuyết lượng tử ánh sáng?
A. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.
B. Mỗi lần một nguyên tử hay phân tử phát xạ hay hấp thụ ánh sáng thì cúng phát ra hay hấp thụ một phôtôn.
C. Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, dù đứng yên hay chuyển động mỗi phôtôn có năng lượng hf.
D. Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ c = 3.108
Đáp án đúng: C
Cùng Toploigiai tìm hiểu thêm về thuyết lượng tử ánh sáng nhé:
– Giải thích hiện tượng quang điện ngoài
– Giải thích hiện tượng quang điện trong
– Giải thích hiện tượng quang phát quang
– Là tiền đề để phát triển vật lí lượng tử
– Thuyết lượng tử ánh sáng nói riêng và các thuyết khác nói chung đều xuất phát từ các bài toán thực tế, thí nghiệm về hiện tượng quang điện ngoài là một thực tế tồn tại sẵn và tất cả các lý thuyết vật lí trước đó đều không giải quyết được → cần phải có lý thuyết mới.
– Xuất phát từ nhu cầu đó kết hợp với tư duy toán học buộc nhận thức của con người phải phát triển để theo kịp tự nhiên → xuất hiện những con người kiệt xuất trong lĩnh vực vật lí học tại các thời điểm khác nhau.
– Tuy nhiên trường hợp của nhà vật lí học Anhxtanh thì lại khác, việc ra đời thuyết tương đối là một lý thuyết đi trước hàng trăm năm so với nhận thức của nhân loại, hiểu và chứng minh thuyết tương đối thành công nhờ thực nghiệm phải đợi gần 100 năm. đó chính là lý do vì sao Anhxtanh trở nên vĩ đại.
A. TRẮC NGHIỆM ĐỊNH TÍNH
1. Pin quang điện là nguồn điện hoạt động dựa trên hiện tượng
A. quang điện trong. B. huỳnh quang.
C. quang – phát quang. D. tán sắc ánh sáng.
2. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về phôtôn ánh sáng?
A. Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động.
B. Mỗi phôtôn có một năng lượng xác định.
C. Năng lượng của phôtôn của ánh sáng tím lớn hơn năng lượng phôtôn của ánh sáng đỏ.
D. Năng lượng của các phôtôn của các ánh sáng đơn sắc khác nhau đều bằng nhau.
3. Chọn phát biểu đúng, khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng
A. Năng lượng phôtôn càng nhỏ khi cường độ chùm ánh sáng càng nhỏ.
B. Phôtôn có thể chuyển động hay đứng yên tùy thuộc vào nguồn sáng chuyển động hay đứng yên.
C. Năng lượng của phôtôn càng lớn khi tần số của ánh sáng ứng với phôtôn đó càng nhỏ.
D. Ánh sáng được tạo bởi các hạt gọi là phôtôn.
4. Dùng thuyết lượng tử ánh sáng không giải thích được
A. hiện tượng quang – phát quang.
B. hiện tượng giao thoa ánh sáng.
C. nguyên tắc hoạt động của pin quang điện.
D. hiện tượng quang điện ngoài.
5. Pin quang điện là nguồn điện, trong đó
A. hóa năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
B. quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
C. cơ năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
D. nhiệt năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
6. Gọi năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ, ánh sáng lục và ánh sáng tím lần lượt là εĐ, εL và εT thì
A. εT > εL > εĐ. B. εT > εĐ > εL. C. εĐ > εL > εT. D. εL > εT > εĐ.
7. Khi chiếu vào một chất lỏng ánh sáng màu chàm thì ánh sáng huỳnh quang phát ra không thể là
A. ánh sáng màu tím. B. ánh sáng màu vàng.
C. ánh sáng màu đỏ. D. ánh sáng màu lục.
8. Trong một thí nghiệm, hiện tượng quang điện xảy ra khi chiếu chùm sáng đơn sắc tới bề mặt tấm kim loại. Nếu giữ nguyên bước sóng ánh sáng kích thích mà tăng cường độ của chùm sáng thì
A. số electron bật ra khỏi tấm kim loại trong một giây tăng lên.
B. động năng ban đầu cực đại của êlectron quang điện tăng lên.
C. giới hạn quang điện của kim loại bị giảm xuống.
D. vận tốc ban đầu cực đại của các êlectron quang điện tăng lên.
9. Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.
B. Năng lượng của các phôtôn ánh sáng là như nhau, không phụ thuộc tần số của ánh sáng.
C. Trong chân không, các phôtôn bay dọc theo tia sáng với tốc độ c = 3.108 m/s.
D. Phân tử, nguyên tử phát xạ hay hấp thụ ánh sáng, cũng có nghĩa là chúng phát xạ hay hấp thụ phôtôn.
10. Khi chiếu chùm tia tử ngoại vào một ống nghiệm đựng dung dịch fluorexêin thì thấy dung dịch này phát ra ánh sáng màu lục. Đó là hiện tượng
A. phản xạ ánh sáng. B. quang – phát quang.
C. hóa – phát quang. D. tán sắc ánh sáng.
11. Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Khi ánh sáng truyền đi, lượng tử ánh sáng không bị thay đổi và không phụ thuộc vào khoảng cách tới nguồn sáng.
B. Năng lượng của lượng tử của ánh sáng màu đỏ lớn hơn năng lượng của lượng tử của ánh sáng tím.
C. Nguyên tử hay phân tử vật chất không hấp thụ hay bức xạ ánh sáng một cách liên tục mà thành từng phần riêng biệt, đứt quãng.
D. Mỗi chùm ánh sáng dù rất yếu cũng chứa một số lượng rất nhiều các lượng tử ánh sáng.
12. Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phôtôn ứng với mỗi ánh sáng đơn sắc có năng lượng càng lớn nếu ánh sáng đơn sắc đó có
A. tần số càng lớn. B. tốc độ truyền càng lớn.
C. bước sóng càng lớn. D. chu kì càng lớn.
13. Trong nguyên tử hiđrô, với r0 là bán kính Bo thì bán kính quỹ đạo dừng của electron không thể là
A. 12r0. B. 25r0. C. 9r0. D. 16r0.
14. Trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử hiđrô, nếu electron đang ở trên quỹ đạo N (n = 4) thì sẽ có tối đa bao nhiêu vạch quang phổ khi electron trở về quỹ đạo K (n = 1)
A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.
15. Nguyên tắc hoạt động của quang điện trở dựa vào
A. hiện tượng tán sắc ánh sáng.
B. hiện tượng quang điện ngoài.
C. hiện tượng quang điện trong.
D. hiện tượng phát quang của chất rắn.
16. Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng electron bị bứt ra khỏi tấm kim loại khi
A. chiếu vào tấm kim loại này một chùm hạt nhân hêli.
B. chiếu vào tấm kim loại này một bức xạ điện từ có bước sóng thích hợp.
C. cho dòng điện chạy qua tấm kim loại này.
D. tấm kim loại này bị nung nóng bởi một nguồn nhiệt.
17. Theo mẫu nguyên tử Bo, trạng thái dừng của nguyên tử
A. chỉ là trạng thái kích thích.
B. có thể là trạng thái cơ bản hoặc trạng thái kích thích.
C. chỉ là trạng thái cơ bản.
D. là trạng thái mà các electron trong nguyên tử dừng chuyển động.
Đáp án: 1A. 2D. 3D. 4B. 5B. 6A. 7A. 8A. 9B. 10B. 11B. 12A. 13A. 14A. 15C. 16B. 17B
Giải chi tiết:
1. Pin quang điện là nguồn điện hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện trong. Đáp án A.
2. Các ánh sáng đơn sắc khác nhau có tần số khác nhau nên năng lượng của các phôtôn của các ánh sáng đơn sắc khác nhau sẽ khác nhau. Đáp án D.
3. Ánh sáng được tạo bởi các hạt gọi là phôtôn. Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động. Không có phôtôn đứng yên. Năng lượng của phôtôn ε = hf. Đáp án D.
4. Dùng thuyết lượng tử ánh sáng giải thích được hiện tượng quang điện, không giải thích được hiện tượng giao thoa ánh sáng. Đáp án B.
5. Pin quang điện biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng. Đáp án B.
6. ε = hf; fT > fL > fĐ ⇒ εT > εL > εĐ. Đáp án A.
7. Tần số của ánh sáng phát quang luôn nhỏ hơn tần số của ánh sáng kích thích; fT > fC. Đáp án A.
8. Số phôtôn đến đập vào bề mặt kim loại trong một giây tỉ lệ với cường độ chùm sáng còn số electron bứt ra khỏi bề mặt kim loại trong một giây thì tỉ lệ với số phôtôn đến đập vào bề mặt kim loại trong một giây. Đáp án A.
9. Năng lượng của các phôtôn ánh sáng phụ thuộc vào tần số của ánh sáng. Đáp án B.
10. Chiếu một chùm bức xạ điện từ vào một vật nào đó mà làm vật đó phát sáng thì đó là hiện tượng quang – phát quang. Đáp án B.
11. ε = hf; fĐ < fT ⇒ εĐ < εT. Đáp án B.
12. ε = hf ⇒ f càng lớn thì ε càng lớn. Đáp án A.
13. rn = n2r0; 12 không phải là số chính phương. Đáp án A.
14. Từ 4 chuyển trực tiếp về 3; 2 và 1 có 3 vạch; từ 3 chuyển trực tiếp và 2 và 1 có 2 vạch; từ 2 chuyển về 1 có 1 vạch. Số vạch tối đa = 3 + 2 + 1 = 6. Đáp án A.
15. Quang điện trở hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện trong. Đáp án C.
16. Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng: chiếu ánh sáng (chùm bức xạ điện từ) thích hợp vào bề mặt tấm kim loại thì làm các electron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại đó. Đáp án B.
17. Trạng thái dừng gồm cả trạng thái cơ bản và các trạng thái kích thích. Đáp án B.