/tmp/qhwbt.jpg
Câu hỏi: BaCO3 có kết tủa không, BaCO3 kết tủa màu gì?
Lời giải:
Bari cacbonat là hợp chất dạng tinh thể màu trắng, rất bền, không bị phân hủy và “trơ hoá học” trong men nung chảy. Ở dạng cacbonat, nó có thể được dùng làm chất làm mờ và tạo độ “xỉn” cho mặt men. Oxit Bari còn được nhiều người biết đến vì nó có thể cho mặt men “xỉn” mịn.
BaCO3 kết tủa màu trắng khi cho phản ứng với dung dịch axit H2SO4
BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + H2O + CO2
Hiện tượng: – Xuất hiện kết tủa trắng bari cacbonat và có khí CO2 thoát ra
BARI CACBONAT là gì? BaCO3 là gì? BARI CACBONAT có cấu tạo phân tử như thế nào? Những tính chất lý hóa nào đặc trưng cho hóa chất BARI CACBONAT? BARI CACBONAT được điều chế như thế nào ? Tất cả sẽ được Top lời giải giải đáp qua bài viết dưới đây , mời các em cùng đọc nhé.
Nội dung bài viết
Bari Cacbonat là gì?
Bari Cacbonat là một hợp chất của muối bari với công thức hóa học là BaCO3. Đây là hợp chất dạng tinh thể màu trắng và có tính nguy hiểm dù được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp.
Bạn có thể tìm thấy Bari Cacbonat dưới dạng khoáng vật BaCO3 trong tự nhiên và Bari Cacbonat là một trong những thành phần của bả chuột và gốm sứ.
Bari Cacbonat (BaCO3) khi tác dụng với các chất tương ứng sẽ tạo ra kết tủa màu Trắng.
Cấu tạo phân tử của Bari Cacbonat?
Cấu tạo phân tử của Bari Cacbonat?
Đặc tính của Bari cacbonat
a. Tính chất vật lý
BaCO3 ở dạng tinh thể màu trắng, không mùi và tan tốt trong axit, nước nhưng không tan được trong Ethanol.
BaCO3 có khối lượng mol là 197,34 g/mol.
BaCO3 có khối lượng riêng là 4,286 g/cm3.
BaCO3 điểm nóng chảy là 811 °C (1.084 K; 1.492 °F)
BaCO3 có điểm sôi là 1.450 °C (1.720 K; 2.640 °F)
BaCO3 có độ hòa tan trong nước là 16 mg/L (8.8°C), 22 mg/L (18 °C), 24 mg/L (20 °C), 24 mg/L (24,2 °C).
b. Tính chất hóa học
– Mang tính chất hóa học của muối:
+ Kém bền với nhiệt:
BaCO3 -to→ BaO + CO2
+ BaCO3 tác dụng với axit clohydric để tạo thành các muối bari tan, như bari clorua:
BaCO3 + 2 HCl → BaCl2 + CO2 + H2O.
2CH3COOH + BaCO3 ⟶ H2O + CO2 + (CH3COO)2Ba.
+BaCO3 bị nhiệt độ từ 1000 – 1450 độ C cao phân hủy thành BaO và giải phóng khí CO2
BaCO3 ⟶ BaO + CO2
+ Bari cacbonat phản ứng với axit sunfuric rất kém, bởi vì bari sunfat hầu như không tan trong nước.
Điều chế Bari Cacbonat trong công nghiệp bằng phương pháp Soda
– Bari cacbonat được sản xuất thương mại từ bari sunfua bằng cách cho tác dụng với natri cacbonat ở nhiệt độ 60 đến 70oC (phương pháp tro soda) hoặc cho đi qua cacbon dioxit ở nhiệt độ 40 đến 90 oC.
K2CO3 + BaS ⟶ K2S + BaCO3
NACO3 + BaS → NaS + BaCO3
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng bari cacbonat (BaCO3) trong dung dịch.
Ngoài ra, Bari Cacbonat còn được điều chế bằng rất nhiều phản ứng như
Ca(OH)2 + Ba(HCO3)2 ⟶ CaCO3 + 2H2O + BaCO3.
(NH4)2CO3 + BaCl2 ⟶ 2NH4Cl + BaCO3.
BaCl2 + K2CO3 ⟶ 2KCl + BaCO3.
K2CO3 + Ba(HCO3)2 ⟶ BaCO3 + 2KHCO3.
– Bari cacbonat được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp gốm sứ như một thành phần trong men sứ. Nó hoạt động như một chất trợ chảy, một chất làm kết dính và kết tinh và kết hợp với các oxit màu nhất định để tạo ra màu sắc độc đáo không dễ dàng có thể đạt được bằng các phương tiện khác.
– Trong công nghiệp gạch, ngói, đất nung và gốm, bari cacbonat được thêm vào đất sét để kết tủa các muối hòa tan (canxi sunfat và magie sunfat) là những chất tạo ra hiện tượng nở hoa.
– BaCO3 được ứng dụng trong việc sản xuất thuốc diệt chuột
Bari cacbonat là thành phần gây ngộ độc mãn tính chủ yếu tích lũy trong xương. Ngộ độc cấp tính nặng sẽ gây ra các biểu hiện về tiêu hóa, phản xạ gân, co giật, liệt cơ.
Nồng độ tối đa của 0.5mg/m3.
Vì vậy, khi sử dụng cần có biện pháp phòng ngừa.