/tmp/utsod.jpg
Biểu tượng tinh túy của mọi con sông phải nói đến sông Bạch Đằng, một con sông không chỉ đẹp mà còn là con sông của thời gian. Qua cảm nhận bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu để thấy được sự hào hùng của dân tộc.
Phú sông bạch đằng là cảm nhận sâu sắc hào hùng của tác giả về lịch sử dân tộc và cảnh sắc nơi đây. Trong một lần dạo chơ, Trương Hán Siêu đã có cảm hứng viết bài phú về dòng sông này: Vừa tự hào, vừa hoài niệm, vừa thương tiếc anh hùng xưa.
Nhân vật khách là sự phân thân của tác giả, là nhân vật do tác giả tạo nên để hợp thức hóa suy nghĩ, tâm tư, của tác giả một cách khách quan. Mục đích là du ngoạn thiên nhiên, đến các chiến địa, thưởng thức vẻ đẹp, tìm hiểu cảnh đất nước, bồi thêm tri thức cho bản thân. Các địa danh lịch sử được lấy trong các điển cố Trung Quốc tác giả đi qua chủ yếu bằng tri thức của sách vở của trí tưởng tượng phong phú. Khách tự họa bức chân dung tinh thần của mình là hồn thơ, một khách hải đồ, một kẻ sĩ tha thiết với đất nước và lịch sử dân tộc. Thể hiện là một người có vốn hiểu biết phong phú, yêu thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn, mang trong mình tâm hồn khoáng đạt, có hoài bão lớn lao. Thiên nhiên, quang cảnh nơi sông Bạch Đằng luôn hùng vĩ, tráng lệ, có chút thơ mộng nhưng phảng phất nét đìu hiu, ảm đạm của thời gian của lịch sử. Tâm trạng của tác giả trước cảnh sắc có sợ đổi lập của thiên nhiên. Phấn khởi, tự hào trước bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ, trong sáng, thơ mộng. Buồn thương, buối tiếc trước vẻ ảm dạm, hắt hiu hoang vu.
Hình tượng các bô lao trong tác phẩm có thể là các nhân vật có thật, họ có thể là những người dân địa phương ven sông Bạch Đằng mà tác giả gặp hay có thể là nhân vật hư cấu từ tâm tư của chính tác giả về các trận chiến trên sông Bạch Đằng trở nên khách quan. Họ là những người chứng kiến chiến tích lịch sử, là người kể lại tất cả các chiến tích hào hùng đó cho khách nghe. Người dân nơi đây, đại diện là các bô lão, họ luôn nhiệt tình tiếp khách và tôn kính khách. Hai chiến tích Ngô chúa phá Hoằng Thao và Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã được tác giả nhắc tới. Mở ra khung cảnh các trận chiến gam go, khốc liệt. Các hình ảnh so sánh, đối lập khẳng định chiến thắng hào hùng, vang dội của ta và bày tỏ niềm tự hào dân tộc. Các bô lão kể lại các chiến tích bằng chất giọng hào hùng đó là sự tự hào mang nguồn cảm hứng của người trong cuộc. Nguyên nhân làm nên thắng lời đó là thời thế thuận lợi, địa thế sông núi hỗ trợ, Con người – người tài, có đức lớn giữ vai trò quyết định quan trọng nhất đến thắng lợi của dân tộc. Tác giả gợi lại hình ảnh của Trần Quốc Tuấn và những hình ảnh so sánh để khẳng định sức mạnh và tài năng của con người nhân tố quyết định thắng lợi.
Đoạn kết là tuyên ngôn về chân lý của các bô lão, ngững người bất nghĩa nhất định sẽ bị diệt vong, những người anh hùng, nhân nghĩa thì mãi được lưu danh thiên cổ. Đó là chân lí có tính chất vĩnh hằng như sông bạch đằng ngày đêm chảy siết, đổ về bể lớn, đó là một quy luật tự nhiên, bất biến, nghìn năm không thay đổi. Ca ngợi chiến tíc trên sông Bạch Đằng để khẳng định chân lý, khẳng định sức mạnh của con người góp phần quan trọng trong công cuộc gìn giữ non sông. Xuấ phát từ lòng biết ơn, sự tự hào về những thắng lợi của lịch sử dân tộc và sự hùng vĩ của non sông. Với bố cục chặt chẽ, câu tứ đơn giản nhưng hấp dẫn, xây dựng các hình tượng nghệ thuật sinh động vừa gợi sắc trự tiếp vừa mang ý nghĩa khái quát, triết lý. Ngôn ngữ vừa lắng đọng, vừa gợi cảm nhưng cũng không kém phần hào hùng. Bài phú là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam.
Bài phú thể hiện lòng yêu nước sự tự hào dân tộc về truyền thống anh hùng bất khuất và thể hiện đạo lý nhân nghĩa cao đẹp, Mang lại tư tưởng nhân văn sâu sắc. Con người đóng và trò là bước đệm của mọi thành công và nỗi nềm cảm khái trước sông Bạch Đằng ở hiện tại.